Chứng tích một thời oanh liệt ở cầu Hàm Rồng
Khi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, cầu Hàm Rồng đã trở thành trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông.
Bắc qua sông Mã ở vị trí cách thành phố Thanh Hoá 4 km về phía Bắc, cầu Hàm Rồng
là cây cầu rất nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Tại vị trí của cầu từng có một cầu vòm thép do Pháp xây dựng năm 1904, bị phá hủy năm 1946 trong chiến dịch tiêu thổ kháng chiến. Năm 1962 cầu Hàm Rồngmới được khởi công xây dựng, khánh thành ngày 19/5/1964. Cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ.
Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã. Khi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, cây cầu đã trở thành trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông. Không quân Mỹ đã liên tục đánh phá cầu với cường độ rất cao và với các chiến thuật khác nhau.
Vị thế của cầu rất đặc biệt làm cho cầu rất khó bị bom đánh trúng: tại hai đầu cầu có hai hòn núi (núi Rồng và núi Ngọc) đã chắn hết các đợt bom định ném xuống cầu và là nơi các lực lượng phòng không bảo vệ cầu bắn đón đầu các máy bay oanh tạc phải bay theo một hướng bắt buộc.
Video đang HOT
Do vậy, từ năm 1964-1968 đánh phá rất ác liệt nhưng không quân Mỹ không thể ném bom trúng cầu. Đến năm 1972, ngay đợt đầu của chiến tranh phá hoại lần hai (bắt đầu từ ngày 16/4/1972), không quân Mỹ áp dụng bom điều khiển bằng laser đã đánh trúng và đã làm tê liệt hoàn toàn cầu Hàm Rồng.
Năm 1973 cầu được khôi phục lại, trụ giữa vẫn dùng lại làm móng cột ống, tháo dỡ dầm thép cũ, thay bằng 2 nhịp 80m đơn giản.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, các đơn vị bảo vệ cầu đã chiến đấu hàng trăm trận, bắn rơi hơn 100 máy bay các loại của kẻ thù. Ảnh: Hang Mắt Rồng ở núi Rồng, căn cứ của quân dân Thanh Hóa trong cuộc chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng trước những cuộc tấn công phá hoại của không quân Mỹ.
Ngày nay cầu Hàm Rồng là một địa điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách mỗi khi tới thành phố Thanh Hóa.
Theo_Kiến Thức
Chứng tích kinh hoàng nơi xảy ra vụ thảm sát Bình An
Vụ thảm sát Bình An của quân đội Hàn Quốc đã khiến trên 1.000 người Việt Nam bị giết hại, trong đó phần lớn là người già, phụ nữ, trẻ em.
Khu Di tích vụ thảm sát Bình An là nơi ghi dấu tội ác của quân đội Hàn Quốc với dân thường Việt Nam tại xã Bình An, nay là xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Vụ việc bắt đầu vào ngày 23/1/1966, khi quân Hàn Quốc bất ngờ tổ chức một cuộc tấn công vào Bình An. Chúng bao vây từ 4 phía với quyết tâm tiêu diệt toàn bộ lực lượng của ta, nhưng đã bị đánh trả quyết liệt.
Tức tối vì không đạt được mục đích, ngày 7/2/1966, quân Hàn Quốc tiến hành một chiến dịch tấn công bằng vũ khí hạng nặng. Từ sáng sớm, các đơn vị pháo binh của địch đều nã đạn cấp tập vào Bình An. Khi pháo ngừng, lính Hàn Quốc lập tức ập đến.
Chúng tìm kiếm các hầm trú ẩn của dân ven làng, thả lựu đạn cay bắt mọi người phải trồi lên rồi thả sức tàn sát. Ngay trong ngày đầu chiến dịch, 58 người dân đã bị giết hại. Những ngày sau đó, cuộc giết chóc, đốt phá ngày càng mở rộng qui mô và sự dã man.
Trong ngày 12/2, 109 người đã bị giết hại. Ngày 23/2, tại khu vườn nhà ông Trương Niên ở thôn An Vinh, lính Hàn Quốc đã dồn 90 người dân tới, dùng súng trung liên hạ sát toàn bộ.
26/2 là ngày đẫm máu nhất, khi lính Hàn Quốc dồn tất cả những người chúng bắt được ở các nơi về Gò Dài (thôn An Vinh). Chúng đã giết hại 380 người bằng những hành động man rợ như hãm hiếp rồi dùng lưỡi lê đâm vào cửa mình phụ nữ, chất rơm đốt lửa thiêu sống trẻ em...
Vụ thảm sát Bình An của quân đội Hàn Quốc đã khiến trên 1.000 dân thường Việt Nam bị giết hại, trong đó phần lớn là người già, phụ nữ, trẻ em. Sự sống ở xã Bình An gần như bị hủy diệt hoàn toàn.
Do nhiều gia đình, người làng bị thảm sát cùng thời gian, những người còn sống lấy 26/2 làm ngày giỗ chung của cả làng.
Thôn Gò Dài là nơi có hố chôn tập thể lớn nhất (380 người) đã trở thành khu tưởng niệm những người đã chết trong vụ thảm sát.
Trong sự kiện bi thảm này, nhiều gia đình đã bị giết sạch không còn một ai. Nhiều thi thể bị đốt cháy không thể nhận dạng, hoặc không còn bất kỳ người thân nào còn sống để xác định danh tính.
Di tích vụ thảm sát Bình An đã được xếp hạng khu di tích cấp quốc gia của Việt Nam từ năm 1988.
Theo_Kiến Thức
Chứng tích Hoàng Sa phơi mưa nắng Tàu cá ĐNa 90152 TS bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa đã được chủ tàu hiến tặng cho Đà Nẵng để trưng bày chứng tích, nhưng đang để phơi mưa nắng, gây hư hỏng. Tàu cá ĐNa 90152 TS bị tàu Trung Quốc đâm chìm hôm 26/5/2014 khi đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, cách giàn...