Chung Thanh Phong dùng kim băng làm trang phục
Nhà thiết kế Chung Thanh Phong biến mẫu phụ liệu quen thuộc trở nên sống động hơn trên nhiều kiểu áo sexy, cá tính trong bộ sưu tập mới.
Ý tưởng thiết kế
Trong thời gian giãn cách xã hội, việc mua nguyên vật liệu ngành may mặc gặp nhiều khó khăn. Những phụ liệu như dây kéo, nút, khóa trang phục cũng khan hiếm và không thể đặt hàng hay vận chuyển. Chung Thanh Phong sử dụng kim băng là phụ liệu có sẵn và áp dụng phương pháp đính ghép thủ công để mang tới chất liệu độc đáo cho bộ sưu tập.
Nhà mốt Việt nói: “Trong thời điểm khắc nghiệt nhất mình vẫn phải sáng tạo. Thời trang thay đổi liên tục, các nhà thiết kế phải biến đổi không ngừng. Tôi muốn mang đến sự tích cực và khuấy động thời trang Việt sau thời gian dài giãn cách. Hy vọng mọi người hào hứng khi trở lại công việc và giúp thị trường mua sắm sôi động hơn”.
Chung Thanh Phong (đứng giữa) vừa giới thiệu bộ sưu tập mới dưới hình thức digaital show.
Điểm đặc biệt ở bộ sưu tập CTP No.01 là các thiết kế được làm từ kim băng.
Kỹ thuật thực hiện
Áp dụng kỹ thuật làm trang sức, xỏ kim loại, xỏ hạt được học từ năm lớp 6, Chung Thanh Phong tận dụng tất cả nguyên phụ liệu có sẵn để “dệt vải” theo phương thức phù hợp với tình hình thực tế. Chất liệu này cũng phù hợp với phong cách nổi loạn và cá tính được Chung Thanh Phong xây dựng suốt thời gian qua.
Việc biến những phụ liệu bình dân thành chất liệu “không đụng hàng” là tâm huyết của Chung Thanh Phong ở bộ sưu tập này. Kim băng được móc khoen để tạo thành những mảng nguyên liệu, thiết kế trang phục. Theo Chung Thanh Phong, kích cỡ kim băng to, nhỏ khác nhau phải được tính toán kỹ để tạo nên độ ôm và phom dáng hoàn chỉnh khi mặc lên người mẫu.
Bên cạnh việc đan kết kim băng, nhà mốt còn thực hiện việc xỏ pha lê, xâu chuỗi thủ công để tạo nên điểm nhấn cho các kiểu váy áo. Cách kết hợp này giúp các thiết kế có được sự hào nhoáng, bỏng bẩy dưới ánh đèn sân khấu. Chung Thanh Phong cho rằng việc phối pha lê trắng tỉ mỉ cùng kim băng sẽ tăng giá trị thẩm mỹ cho từng mẫu trang phục.
Video đang HOT
Chung Thanh Phong tự tay làm các mẫu váy gắn kim băng và pha lê khi ở nhà tránh dịch.
Kỷ thuật xỏ hạt, kết cườm được nhà mốt Việt áp dụng hiệu quả để mang tới nét độc đáo cho trang phục mới.
Phom dáng trang phục
Suốt thời gian ở nhà tránh dịch, Chung Thanh Phong tự tay làm các mẫu trang phục kim băng với sự đa dạng về kiểu dáng. Váy, áo crop-top, áo hai dây và các phụ kiện đều được thực hiện thủ công một cách chỉn chu. Theo nhà mốt, phần khó nhất là cách bố trí kim băng theo size để tạo độ uyển chuyển cho trang phục. Chất liệu kim loại cá tính, gai góc nhưng vẫn phải ôm dáng và khoe được nét sexy của người mặc.
Song song với nhiều mẫu váy áo lạ mắt, Chung Thanh Phong còn kết kim băng để tạo nên nhiều mẫu clutch, túi xách nhằm mang đến tổng thể hoàn hoàn bảo cho bộ sưu tập. Theo nhà mốt, trang phục kim băng khá kén khách hàng bởi sự phá cách. Tuy nhiên nó thể hiện được tuyên ngôn trong thiết kế của Chung Thanh Phong. Nó mô tả rõ nét sự nổi loạn, mới lạ, dẫn đầu xu hướng mà nhà mốt Việt luôn muốn hướng đến.
Chung Thanh Phong nói: “Với dòng sản phẩm này tôi không đặt nặng về vấn đề thương mại, vì nó kén khách hơn dòng thời trang ứng dụng. Tôi muốn thể hiện sự khác lạ, làm bật tinh thần sáng tạo lẫn sự ứng biến linh hoạt khi thiếu thốn nguyên vật liệu”.
Kim băng, dây xích kim loại được mix-match để mang tới nhiều mẫu áo sexy.
Túi xách tay dáng nhỏ xinh cũng được làm từ kim băng.
Bảo quản váy áo kim băng
Để tăng tuổi thọ và giúp trang phục kim loại tránh được quá trình oxy hóa nhanh, Chung Thanh Phong ưu tiên các mẫu kim băng, dây xích thiết kế bằng chất liệu inox cao cấp. Đồng thời những sản phẩm theo dòng nghệ thuật, Chung Thanh Phong có những phương thức bảo quản riêng. Cách đóng gói, hộp đựng trang phục, giấy gói, dung dịch diệt khuẩn, dung dịch làm sáng kim loại và pha lê cũng được nhà mốt tận dụng.
Ngoài kỹ thuật móc khoen, nhà mốt còn sử dụng keo chuyên dụng để đảm bảo an toàn cho người mặc áo kim băng.
Kim băng được kết hợp cùng da nhân tạo để tạo nên nét cá tính cho từng thiết kế của Chung Thanh Phong.
Thợ làm mũ yêu thích của hoàng gia Anh
Thợ làm mũ Rachel Trevor-Morgan chia sẻ Nữ hoàng Elizabeth không thích mũ vành lớn và chuộng sử dụng đồ có màu sắc tươi sáng, giúp nổi bật.
Trong hơn ba mươi năm, Rachel Trevor-Morgan đã trị vì là một trong những thợ làm mũ hàng đầu ở Vương quốc Anh. Những sáng tạo tuyệt vời về mặt kiến trúc, đầy màu sắc của cô đã xuất hiện trên những người đứng đầu phong cách nhất thế giới, tại vô số đám cưới và các sự kiện trang trọng khác.
Giống nhiều chủ doanh nghiệp khác, Trevor-Morgan cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Số lượng đơn đặt hàng giảm sút khi không có sự kiện, mọi người không cần đội mũ ăn mừng. Song tháng 6 vừa qua, thu nhập của Trevor-Morgan có dấu hiệu khởi sắc trở lại.
Con đường đến với nghề thiết kế mũ thủ công
"Phụ nữ đã sẵn sàng ra ngoài và ăn diện. Kể từ đó, chúng tôi bắt đầu ngày làm việc lúc 7h sáng và không dừng lại cho đến 19h. Tay tôi cảm thấy rã rời", Trevor-Morgan tâm sự với Town & Country Magazine.
Thợ làm mũ Rachel Trevor-Morgan. Ảnh: Getty.
Trevor-Morgan có đội ngũ nghệ nhân, nhiều người đã làm việc với cô trong nhiều thập kỷ, làm mọi thứ bằng tay. Công việc bao gồm căng rơm và vải lụa lên các mẫu gỗ, ghim và sau đó là bằng bàn ủi hơi nước.
Ngoài ra, công đoạn so màu - điều Trevor-Morgan thực hiện theo cảm tính - được thực hiện bằng cách khuấy đều thuốc nhuộm trong nồi đun cho đến khi que thử xuất hiện với màu sắc chính xác. Để cắt tỉa và tạo chi tiết như bông hoa, cô sử dụng kéo và các dụng cụ là ủi.
Những gì Trevor-Morgan và đội ngũ của cô làm rất tốn công sức. Song họ có tình yêu và niềm đam mê với nghề.
Tình yêu với mũ của Trevor-Morgan bắt nguồn khi cô xem mẹ mình chuẩn bị trang phục để đi nhà thờ vào chủ nhật. Cô đã học hỏi kinh nghiệm từ những người thợ làm mũ được kính trọng nhất nước Anh.
Người thầy đầu tiên của Trevor-Morgan là nghệ nhân Graham Smith. Sau 3 năm, cô học việc với Phillip Somerville tại cửa hàng của ông. "Ở đó, tôi có thể trau dồi kỹ năng bán hàng và có kinh nghiệm đầu tiên trong việc giao dịch với khách", Trevor-Morgan chia sẻ.
Làm việc với gia đình hoàng gia
Trevor-Morgan đã gặt hái được thành công sau thời gian học việc. Cô nhanh chóng giành được khách hàng thân thiết, bao gồm các thành viên của gia đình hoàng gia.
Cô bắt đầu làm mũ cho Nữ hoàng Elizabeth từ năm 2006. Ban đầu, cô được mời sáng tạo sáu bản phác thảo để nữ hoàng cân nhắc lựa chọn.
Kể từ đó, cô trở thành một trong những thợ may yêu thích của nữ hoàng.
Năm 2014, cô đã được cấp Chứng nhận bổ nhiệm của hoàng gia. Nhà thiết kế còn được Cung điện định nghĩa là "dấu hiệu công nhận cho những người hoặc công ty đã thường xuyên cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho Nữ hoàng Elizabeth, Hoàng thân Phillip, Thái tử Charles hay gia đình hoàng gia".
Nữ hoàng Elizabeth đội mũ của Trevor-Morgan. Ảnh: Insider.
Chia sẻ về quá trình làm việc với gia đình hoàng gia, Trevor-Morgan cho biết cô thường cộng tác với nhà thiết kế Stewart Parvin. Ông là người đã thiết kế quần áo cho nữ hoàng từ năm 2007 và được nữ hoàng trao Huân chương Hoàng gia Victoria.
"Tôi nhận được bản phác thảo, lấy mẫu từ anh ấy và thực hiện quy trình thiết kế mũ từ đó. Tôi tính đến màu sắc của áo khoác và họa tiết của trang phục cũng như sự kiện. Quả là vinh dự lớn khi làm ra mũ cho nữ hoàng", thợ làm mũ nói.
Cô cũng từng chia sẻ nữ hoàng không thích mũ có vành quá lớn. Bởi nữ hoàng phải ra vào ô tô và muốn mọi người nhìn thấy mình.
Ngoài nữ hoàng, mũ của Trevor-Morgan còn được Công nương Kate Middleton diện. Ảnh: People.
Bí mật thời trang cánh mày râu phải... cởi ra mới biết, chị em có dám "quẹo" lựa giúp chồng? Không chỉ chị em, cánh mày râu bây giờ cũng có những item "có võ" giúp hoàn thiện vẻ điển trai, lịch lãm. Những bí kíp này, có khi cả người có chồng cũng không biết đến. Nếu như phái nữ mặc đầm body phô diễn đường cong sẽ được gọi là quyến rũ, gợi cảm trong mắt phái nam thì ngược lại,...