Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam
Ngày 12-1, Báo Nhân Dân, Hội đồng dân tộc của Quốc Hội, Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Thanh Hóa trao tặng 200 chiếc xe lăn, quà Tết cho những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin tại hai huyện Hà Trung và Triệu Sơn (tỉnh Thanh Hóa).
Đồng chí Cao Thị Xuân, Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc Hội; Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực tỉnh Thanh Hóa; Quế Đình Nguyên, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân tham dự lễ trao tặng.
Lãnh đạo Hội đồng dân tộc của Quốc Hội, Báo Nhân Dân, tỉnh Thanh Hóa trao tặng xe lăn cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại huyện Triệu Sơn.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vết thương do bom đạn, do chất độc da cam mà kẻ thù đã trút xuống đất nước ta không chỉ đã và đang hủy hoại môi trường sống mà nó còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người Việt Nam. Biết bao gia đình các chiến sĩ đã cống hiến tuổi xanh cho đất nước, giờ hòa bình lại phải nuốt lệ chăm sóc cho những người con bị dị tật; biết bao những em nhỏ không được đến trường như các bạn đồng lứa khác phải nằm liệt hay ngồi trên xe lăn… bởi mang trong mình những dị tật mà chất độc da cam để lại. Đó là nỗi đau không chỉ của những nạn nhân chất độc da cam mà còn là nỗi đau chung của dân tộc Việt Nam.
Theo ông Đỗ Trọng Hưng, trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam (Biên giới phía bắc và biên giới tây nam), tỉnh Thanh Hóa đã có 58 nghìn liệt sĩ hy sinh ở các chiến trường, 46 nghìn thương binh, 1.500 cán bộ, chiến sĩ bị địch bắt, tù đày, 4.200 bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, 18.720 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Mỗi năm có 250 đến 290 nạn nhân da cam chết do bệnh từ chất độc da cam gây nên. Hiện nay, toàn tỉnh có 11 nghìn hộ có nạn nhân da cam, 370 hộ có từ ba đến sáu nạn nhân da cam, trong đó có 670 nạn nhân da cam bị liệt hai chân, mù hai mắt, 310 trẻ em bị bại não. Trong thời gian qua, dù cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tỉnh Thanh Hóa đã có sự quan tâm, hỗ trợ những nạn nhân da cam/dioxin (xây tặng nhà tình nghĩa, trợ cấp khó khăn và trao tặng hàng nghìn suất quà, xe lăn, giường nằm cho các gia đình nạn nhân, con các nạn nhân chất độc da cam/dioxin) nhưng đời sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin vẫn còn rất khó khăn, đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, mạnh thường quân trên khắp cả nước. Việc trao tặng 200 chiếc xe lăn cho các nạn nhân chất độc da cam/dioixin trong dịp Xuân về là món quà ý nghĩa thiết thực, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cho những người tàn tật, thương tật, những nạn nhân chất độc da cam/dioxin để họ có phương tiện đi lại, giúp cho việc sinh hoạt, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, giúp họ có thêm động lực để phấn đấu vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Video đang HOT
Niềm vui của các em học sinh dân tộc nghèo, vượt khó khi được tặng xe đạp.
Trước đó, Đoàn công tác Hội đồng dân tộc của Quốc Hội, Báo Nhân Dân cùng sự đồng hành của tập đoàn Sunshine đã trao tặng 100 chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo, học giỏi Trường Dân tộc nội trú Bá Thước và học sinh dân tộc Mường tại thôn Liên Thành, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước. Phát biểu tại lễ trao tặng, đồng chí Cao Thị Xuân cho biết, những chiếc xe đạp tuy giá trị không lớn nhưng đó là nguồn cổ vũ, động viên không nhỏ đối với các em học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn, giúp các em có phương tiện đi lại, có điều kiện học tập tốt hơn, tiếp thêm động lực, khích lệ các em nỗ lực vượt qua khó khăn, để đạt thành tích cao trong học tập và sẽ trở thành những người chủ tương lai của đất nước. Xúc động khi được nhận món quà ý nghĩa của đoàn công tác, các em học sinh Trường Dân tộc nội trú Bá Thước hứa sẽ phấn đấu học tập tốt hơn để trở thành công dân có ích, xứng đáng với tình cảm, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đã dành cho các em.
Cũng tại thôn Liên Thành, đoàn công tác cũng đã tặng 1,2 tấn gạo nếp cho 222 hộ dân tộc Mường có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dân đón Tết.
VŨ NGUYÊN
Theo NDĐT
Bộ Công an và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội ký kết Quy chế phối hợp
Chiều tối 21/11, Bộ Công an và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIV ký kết Quy chế phối hợp.
Toàn cảnh Lễ ký kết. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Tham dự Lễ ký có Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến.
Thực hiện Quy chế phối hợp số 02/QCPH-BCA-HĐDT ngày 11/2/2015, Bộ Công an và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả trong công tác trao đổi thông tin; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tham mưu, kiến nghị ban hành, triển khai thực hiện các nội dung về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc... Công tác phối hợp giữa 2 cơ quan đã góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp phát sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi,...
Tuy nhiên, sau gần 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 02, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, công tác phối hợp giữa Bộ Công an và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội còn một số tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phối hợp.
Để khắc phục những hạn chế, tồn tại và đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, hai bên đã thống nhất và xây dựng Quy chế phối hợp mới thay thế Quy chế phối hợp số 02.
Quy chế phối hợp mới được 2 bên ký kết gồm 3 chương, 11 điều, đề cập toàn diện và đầy đủ về căn cứ ban hành, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc, nội dung, hình thức và phân công trách nhiệm của Bộ Công an và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trong công tác phối hợp.
Cụ thể, Chương 1 của Quy chế gồm 3 điều, quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; nguyên tắc phối hợp và tiêu đề của 6 nội dung phối hợp giữa Bộ Công an và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Chương II, gồm 6 điều, quy định về trách nhiệm của Bộ Công an và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trong từng nội dung phối hợp về: trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của 2 cơ quan. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, trật tự có liên quan đến việc giám sát và thực hiện chính sách dân tộc. Kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ các vấn đề về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, chính sách có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Giám sát, khảo sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gắn với công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Đồng thời, hai bên phối hợp trong công tác cán bộ; bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh mạng và bảo vệ bí mật nhà nước; bảo đảm an ninh, an toàn các sự kiện, hội nghị quan trọng và hoạt động đối ngoại do Hội đồng Dân tộc tổ chức. Tuyên truyền và xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Về tổ chức thực hiện (Chương III của Quy chế), có quy định rõ hàng năm, Bộ Công an và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội luân phiên chủ trì đánh giá kết quả phối hợp thực hiện Quy chế và xây dựng, thống nhất kế hoạch phối hợp cụ thể trong năm tiếp theo.
Nguyễn Hoàng
Theo Chinhphu
Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam làm việc tại Phú Tân Chiều 14-10, đoàn công tác Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đến huyện Phú Tân kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học, do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở...