Chung tay vì một Côn Đảo xanh
Người dân và du khách tại quần đảo Côn Đảo xinh đẹp giữa biển khơi đã và đang có nhiều hành động, việc làm cụ thể để góp phần sớm đưa trung tâm du lịch biển đảo nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và của cả nước trở thành điểm du lịch xanh, thân thiện môi trường.
Côn Đảo đang hướng tới trở thành điểm du lịch xanh của Việt Nam. Ảnh: HNM
Ngày 30-9, tại Côn Đảo, đã diễn ra Ngày hội Côn Đảo xanh với nhiều hoạt động thiết thực. Một trong số đó là chương trình đổi rác lấy quà, thu hút sự tham gia của đông đảo các bạn trẻ, du khách trong và ngoài nước đang có mặt tại quần đảo này. Theo đó, với mỗi phần rác thải nhựa thu gom được, người tham gia được Ban tổ chức tặng những cây nhỏ xinh xắn hoặc đồ dùng làm từ chất liệu tái chế rất dễ thương, tiện dụng.
Chị Nguyễn Minh Khánh, du khách đến từ Hà Nội khoe, chúng tôi được tặng những nhánh cây xinh xắn trồng trong chậu nhỏ, rất hợp để bày ở kệ dưới cửa sổ hay góc bàn đâu đó trong nhà hoặc nơi làm việc. Đây là quà tặng của chương trình khi chị mang rác thải nhựa gom được mấy ngày qua đến điểm thu nhận. Chị nói: “Tôi đã biết về chương trình ý nghĩa này từ hôm 24-9, khi tham gia hoạt động “Gom rác nhựa, nhận quà xanh”. Theo đó, du khách tới đây được khuyến khích giảm mang đồ nhựa đến Côn Đảo; giảm phát thải nhựa và chung tay thu gom rác thải nhựa”.
Chương trình tình nguyện thu gom rác tại Côn Đảo thu hút nhiều người dân, du khách tham gia. Ảnh: HNM
Cũng theo chị Khánh, chỉ trong một ngày diễn ra hoạt động “Gom rác nhựa, nhận quà xanh” triển khai tại 2 khu dân cư số 2 và số 7 tại Côn Đảo hôm 24-9, Ban tổ chức đã nhận được gần 250kg rác nhựa, vỏ hộp sữa, lon nhôm… để phân loại, thu gom, đưa về đất liền tái chế theo đúng quy trình. “Các loại rác thải nhựa ấy sẽ được tái chế thành những bộ bàn ghế, chậu cây xinh xắn và trao tặng lại cho các trường học, địa điểm công cộng tại Côn Đảo”.
Chung tay vì Côn Đảo xanh còn là hoạt động thường xuyên của các bạn đoàn viên thanh niên ở Côn Đảo, thông qua các hoạt động nhiều ý nghĩa trong những “Chủ nhật xanh – Chung tay vì Côn Đảo trong lành” được tổ chức lâu nay. Tham gia những ngày Chủ nhật xanh, những bạn trẻ với tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo và trách nhiệm, đã nhiệt tình tham gia các hoạt động vệ sinh, cải tạo cảnh quan môi trường; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa qua mô hình và duy trì, triển khai các mô hình bảo vệ môi trường…
Mỗi Chủ nhật xanh, nhiều rác thải lại được mọi người chung tay thu gom. Ảnh: HNM
Gặp chúng tôi trong quán cà phê tên Rùa Corner ở góc đường Trần Phú – Lê Duẩn trong thị trấn Côn Sơn ở Côn Đảo, bạn Lê Thắng, một bạn trẻ đến từ thành phố Bà Rịa, chia sẻ: “Anh chị biết đấy, quán này không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Khách muốn mua nước mang đi được khuyến cáo mang theo bình cá nhân. Nếu không có, quán sẽ bán nước kèm với chai thủy tinh dùng được nhiều lần. Em đã được đi theo các anh chị trong nhóm Bảy Cạnh (tên một hòn đảo ở Côn Đảo) thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường và rùa biển. Em coi như mình đã để lại những “dấu tay xanh” tại nơi biển trời tuyệt đẹp này để góp phần làm cho Côn Đảo ngày càng xanh, càng đẹp hơn”.
Video đang HOT
Đáng chú ý, từ ngày 1-10-2024, chương trình “Giỏ lễ xanh” tại các điểm di tích trên toàn huyện Côn Đảo sẽ bước sang giai đoạn mới. Theo đó, sau 3 tháng thực hiện “Giỏ lễ xanh” trong các ngày thứ bảy thì từ tháng 10, chương trình sẽ thực hiện tất cả các ngày trong tuần với người dân, du khách mang theo đồ lễ đến Di tích Nghĩa trang Hàng Dương, đền thờ và các điểm di tích trong Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Đảo.
Chương trình Giỏ lễ xanh sẽ được thực hiện tất cả các ngày trong tuần. Ảnh: HNM
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích quốc gia Côn Đảo, “Giỏ lễ xanh” có 5 tiếu chí, gồm: Không hàng mã; không ly/chai nhựa; không túi nilon; không khay nhựa; không mút xốp cắm hoa, được bày theo kích thước tối đa 50cm x 50cm x 50cm theo các chiều cao, dài, rộng. Ban đầu, một số ít những người bán đồ lễ quanh các di tích còn phản ứng với “công thức 5 không” này, vì cho rằng sẽ khó bán hàng. Nhưng với sự ủng hộ của đông đảo người dân và du khách, chương trình “Giỏ lễ xanh” đã ghi nhận nhiều thành công vượt mong đợi.
Cụ thể, hơn 85% số mâm lễ tại Nghĩa trang Hàng Dương đã được thay thế bằng hoa quả gói trong giấy báo, nhang, khăn rằn, nón lá… Bảng quan trắc chất lượng không khí tại đây thường xuyên chuyển màu xanh lá (chứng tỏ chất lượng không khí tốt, trong lành, không gây hại đến sức khỏe). Số lượng rác thải nhựa, hàng mã tại các điểm di tích đã giảm rõ rệt. Chỉ số đo ô nhiễm không khí AQI vào ngày thứ bảy tại các điểm di tích trên toàn huyện Côn Đảo chuyển mức rất tốt…
Biểu tượng chương trình Dấu tay xanh tại Côn Đảo. Ảnh: HNM
Không chỉ ở các điểm di tích thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Đảo, nhiều điểm du lịch tâm linh tại đây cũng đang dần trở nên “xanh” hơn. Miếu Ngũ hành là một ví dụ điển hình. Đây là nơi người dân Côn Đảo thành kính thờ 5 vị nữ thần đại diện cho 5 hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ theo truyền thuyết xưa, đã từ thiên đình xuống đây chở che hòn đảo.
Hòa chung với chiến dịch Côn Đảo xanh, từ ngày 1-7-2024 đến nay, di tích Miếu Ngũ hành cũng đã “nói không” với cúng đốt hàng mã. Bà Trương Thanh Xuân, một người dân Côn Đảo chia sẻ: “Từ ngày đó, tôi và nhiều người đến cúng viếng Năm Cô đều chọn giỏ lễ xanh gồm hương – hoa – trái cây… đặc biệt không dâng cúng hàng mã, không dùng nhựa một lần. Chúng tôi nghĩ lòng ngưỡng vọng, thành kính, biết ơn của mỗi người sẽ được ghi nhận rõ ràng, chứ không phải mâm cao hay cỗ đầy…”.
Nhiều người đang chung tay vì một Côn Đảo xanh. Ảnh: HNM
Theo bà Võ Thị Vân, Giám đốc Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, việc ngày càng có nhiều người chung tay vì một Côn Đảo xanh sẽ góp phần giúp điểm du lịch biển đảo nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và cả nước nhanh phục hồi tài nguyên, giữ mãi màu xanh, phát huy các giá trị văn hóa, sinh thái đặc sắc, đa dạng của nơi đây.
Thiên đường chim giữa biển khơi
Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa xác lập kỷ lục Hòn Trứng, thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo, là sân chim biển có mật độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam.
Nằm cách trung tâm Côn Đảo khoảng 16,3 km, diện tích chỉ hơn 1 ha, Hòn Trứng là một hòn đảo đá nhỏ nằm ngoài khơi thuộc Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nơi đây được mệnh danh là sân chim lớn nhất Đông Nam Á.
Hòn đảo này quanh năm nắng và gió, toàn đá và cỏ dại. Kỳ lạ thay, nơi thiên nhiên khắc nghiệt giữa biển khơi này lại là thiên đường của các loài chim. Sự sống đôi khi hồi sinh ở những nơi đầy khắc nghiệt.
Du khách có thể trải nghiệm ở đêm xem rùa đẻ trứng tại hòn Bảy Cạnh, xuất phát lúc 7h sáng, ngày mai di chuyển sang khu vực hòn trứng với hơn 5000 cá thể chim sinh sống, làm tổ đẻ trứng. Ở đây du khách có thể ngắm hòn trứng từ xa trên cano, với những chú chim đang chao lượn trên bầu trời để kiếm ăn.
Kết quả thống kê của các nhà khoa học cho thấy, với diện tích 1,49ha, trên Hòn Trứng có khoảng 72.712 trứng chim biển. Như vậy, mật độ trứng trung bình tại sân chim Hòn Trứng là 4,88 trứng/m.
Côn Đảo có nhiều loài chim độc đáo.
Theo báo cáo của VQG Côn Đảo, Hòn Trứng được ghi nhận 5 loài chim biển di cư về làm tổ, đẻ trứng gồm nhàn lưng đen, nhàn mào lớn, chim điên bụng trắng, yến hông trắng, nhàn đầu xám. Các loài chim thường làm tổ khắp đảo và kiếm ăn xung quanh đó. Ban ngày, chúng bay lượn tìm mồi trên mặt biển, thay nhau về Hòn Trứng nghỉ chân, làm tổ, đẻ trứng, chăm sóc con non...
Chim điên bụng trắng (Sula Leucogaster) khi trưởng thành đầu, cổ, mặt trên thân, cánh và đuôi nâu thẫm. Lông bao cánh dưới ở giữa trắng, các lông khác nâu. Toàn bộ mặt bụng trắng. Chim chưa trưởng thành màu lông ở lưng nhạt hơn, mặt bụng có màu nâu, điểm trắng. Mắt xám bạc hay vàng nhạt. Mỏ và da quanh mắt vàng xanh nhạt. Chân vàng nhạt. Sống thành đàn kiếm ăn trên mặt biển. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng- Võ Rin.
Nhàn mào (Sterna Bergii) trưởng thành có bộ lông mùa hè xám tro ở lưng, vai, cánh và đuôi có phần trong trắng. Đỉnh đầu có mào đen. Phần còn lại của bộ lông trắng với 2 điểm xám nhỏ trên ngực. Bộ lông mùa đông có phần trước đỉnh đầu trắng. Chim non thì bộ lông có nhiều vết nâu. Mắt nâu thẫm. Mỏ vàng, gốc mỏ lục nhạt. Chân đen. Sống và làm tổ ngoài biển khơi, kiếm ăn thường vào bờ trong mùa gió nam. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng- Võ Rin.
Ở Vườn quốc gia Côn Đảo, từ tháng 3 đến tháng 10 hằng năm, du khách có thể di chuyển bằng cano đi ra Hòn Trứng để ngắm loài chim siêu đẹp này.
Nhàn đầu xám ( ) trưởng thành bộ lông mùa hè có trán màu trắng chuyển thành xám ở đỉnh đầu và xám nâu trên cổ, cuối cùng là màu nâu gụ trên thân. Phiến ngoài của lông cánh sơ cấp và lông đuôi màu đen. Đuôi nhọn ở giữa. Chim non bộ lông có nhiều màu nâu hơn và đỉnh đầu không xám. Mỏ đen, chân đen mắt nâu. Nơi sống: trên các hòn đảo, vào bờ kiếm ăn tháng 3 đến tháng 8. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng- Võ Rin.
Không chỉ có chim, đến Côn Đảo, du khách còn có thể tham gia vào chương trình xem rùa đè trứng. Du khách tới đây được trải nghiệm cắm trại tại khu vực an toàn, trải nghiệm độc đáo với những món ăn giản dị của cán bộ kiểm lâm.
Du khách tham gia chương trình xem rùa đẻ trứng đặc sắc nhất Việt Nam, và thả những chú rùa con về biển, xem cua xe tăng kiếm ăn trong rừng ngập mặn, tham quan rừng ngập mặn nguyên sinh, và nghe những câu chuyện từ hướng dẫn viên Vườn Quốc Gia Côn Đảo thuyết minh.
Tiếp tục chinh phục tạp chí du lịch Mỹ, Côn Đảo khẳng định vẻ đẹp biển đảo Việt Sở hữu bãi cát vàng óng mịn, rừng cây xanh bao quanh yên bình, Bãi Đầm Trầu ở Côn Đảo, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ Travel & Leisure đưa vào trong danh sách 25 bãi biển đẹp nhất thế giới. Côn Đảo đang dần trở thành cái tên quen thuộc trên bản...