Chung tay giải cứu cá voi con mắc cạn
Khoảng 16h30 ngày 18/12, một cá voi con bị mắc cạn ở bãi biển Nhà Mát, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã được giải cứu thành công và về với biển an toàn trong tình cảm của cơ quan chức năng và bà con nơi đây.
Một rãnh sâu, rộng đã được đào ngay trên bãi bồi để cá voi “tạm trú” trong thời gian chờ nước lớn – Ảnh: Minh Quốc
Thả cá voi về biển – Ảnh: Minh Quốc
Con cá voi nhà táng dài chừng 2,5m, nặng từ 600 – 700kg bị mắc cạn lúc 9 giờ sáng cùng ngày. Người dân đổ ra bãi bồi ven biển Nhà Mát xem cá voi rất đông. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bạc Liêu đã cùng các ngư dân giải cứu con cá voi con này.
Các lực lượng đã đào một rãnh dài 4m, ngang 2m để dưỡng ẩm và dùng tấm bạt che nắng cho cá voi, đợi nước lớn sẽ lai dắt cá ra khơi. Phần đuôi con cá voi bị trầy xướt nhiều do cọ xát với cát ở bãi bồi.
Cá voi con đươc nâng niu trong vòng tay yêu thương của bà con nơi đây – Ảnh: Minh Quốc
Dùng tấm bạt che mát cho cá voi – Ảnh: Minh Quốc
Video đang HOT
Khoảng 16 giờ, nước lớn, cá voi con được đưa lên một tấm bạt, cột vào mạn phải ca-nô lai dắt ra khơi xa. Ca-nô chạy cách bờ hơn 20km.
Khi thấy độ sâu đã đảm bảo an toàn cho cá, ông Trần Xí Khuôl, Chi cục phó Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bạc Liêu – người chỉ huy trực tiếp vụ giải cứu cá voi ra lệnh thả cá voi về biển.
Vừa rời khỏi tấm bạt, con cá voi nhanh chóng lặn sâu xuống biển.
Theo Dantri
Xóm Robinson 30 năm mắc cạn giữa sông Hồng
Ven sông Hồng, khu vực phường Tứ Liên, (Tây Hồ, Hà Nội) tồn tại một làng gốm "không tên" với hàng trăm hộ sinh sống trên những chiếc thuyền đã mắc cạn hơn 30 năm.
Xóm "nhiều cái không"
Trong một lần đi chụp hình ven bờ sông Hồng, chúng tôi vô tình lạc vào xóm buôn bán đồ gốm ở ngay bãi Tứ Liên (phường Tứ Liên), điều đáng nói là những hộ này luôn trong cảnh không điện, không nước, không nhà vệ sinh.... Ở đây không hề có cửa hàng, cửa hiệu mà toàn bộ đồ gốm đều được bày trên những chiếc thuyền sắt, thuyền xi măng dài khoảng hơn chục mét, rộng chừng 3m, đậu ngay sát mép nước.
Làng gốm sông Hồng tồn tại hơn 30 năm trên những thuyền mắc cạn
Những hộ dân ở đây thường thu mua đồ gốm sứ từ Đông Triều (Quảng Ninh), Lập Thạch (Vĩnh Phúc), Bát Tràng (Hà Nội)... Các mặt hàng gốm ở đây cũng rất đa dạng, từ độc bình, ấm chén, chậu hoa, bát đĩa... Những năm gần đây, khu vực này trở nên tấp nập hơn bởi ngày càng có nhiều người biết đến, đặc biệt là vào những dịp lễ, Tết, số lượng người đến đây mua chậu hoa, bình gốm khá nhộn nhịp.
Đồ gốm được bày bán dọc bờ sông Hồng, khu vực phường Tứ Liên
Anh Bùi Đức Thịnh, quê Sông Thao (Vĩnh Phúc) cho biết, gia đình tôi đã sinh sống ở đây gần 30 năm, nhiều hộ còn đến trước chúng tôi mấy năm trời. Ban đầu, những chiếc thuyền của chúng tôi vừa là nơi ở, vừa là phương tiện vận chuyển hàng hóa, tuy nhiên, khoảng 5 năm trở lại đây, do mực nước sông Hồng xuống quá thấp nên thuyền bị mắc cạn và nằm im tại con lạch này. Hiện, cả xóm có khoảng gần 100 chiếc thuyền không ra dòng chính lưu thông như trước nữa mà biến thành nơi tá túc.
"Con cái chúng tôi thường gửi ở quê nhờ ông bà nuôi dạy, cho ăn học, hàng tháng chúng tôi gửi tiền về cho ông, bà chi trả. Nếu bây giờ về quê, chúng tôi cũng chẳng biết làm gì khác, chỉ trông vào mấy sào ruộng thì làm sao đủ ăn", anh Thịnh chia sẻ.
Không được như nhà anh Thịnh, đa phần con cái của các hộ khác trong xóm phải cùng cha mẹ mưu sinh từ nhỏ, có em phải đầu tắt mặt tối cả ngày, thậm chí chưa từng được bố mẹ đưa lên phố đi chơi, dù chỉ cách trung tâm Thủ đô chừng 3km.
Sinh hoạt trên những chiếc thuyền cũ kỹ
Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Tiến Đại, Phó trưởng Công an phường Tứ Liên cho biết, khu vực bãi Tứ Liên hiện có mấy chục hộ dân sinh sống và kinh doanh đồ gốm sứ từ khoảng vài chục năm nay. Các hộ này đều đăng ký đầy đủ thủ tục tạm trú tạm vắng, tình hình an ninh cũng khá ổn định.
Theo quan sát của phóng viên, ngoài những hộ dân sinh sống trên thuyền, tại khu vực này còn một số hộ ở tạm bợ trong những chiếc lều tre, lều bạt một số hộ khác thì dựng lều làm chỗ chứa hàng hóa, gốm sứ. Xuống sát bờ sông thì thấy có mấy chuồng nuôi gà, vịt, cách đó không xa là những bãi ngô, bãi chuối um tùm.
Người dân chuẩn bị hàng hóa để bán vào hôm sau
Điều đáng nói là các hộ dân ở đây đang phải sống trong cảnh "nhiều cái không": không điện, không nhà vệ sinh, không nước sạch, không chỗ đổ rác... Hàng ngày, bà con thường phải xách thùng đi mua nước sạch ở trong các tổ dân phố hoặc xin nước giếng khoan của một số hộ dân trồng rau, hoa, cây cảnh gần đó. Nước sạch mua về được đựng trong thùng xốp hoặc thùng nhựa trên các mui thuyền để ăn dần.
Tương lai mờ mịt
Sinh hoạt trên những chiếc thuyền 3 không
Mấy năm gần đây, làng gốm "không tên" này đã trở thành địa điểm du lịch cho mấy ông khách tây ba lô và một số người săn ảnh. Khi ra về, ai cũng mua vài món đồ gốm sứ, tuy nhiên, cuộc sống của các hộ dân nơi đây vẫn không vì thế mà khấm khá hơn.
Chị Nguyễn Thị Thanh, quê ở Lập Thạch (Vĩnh Phúc) cho biết, cứ khoảng 5h sáng là hầu hết người dân ở đây đều đổ vào các phố phường trong các quận trung tâm Hà Nội để bán đồ gốm sứ. Xe nào chở nhẹ cũng phải 1,5 - 2 tạ hàng, toàn đồ cồng kềnh dễ vỡ. Vì vậy, chúng tôi phải rất thận trọng trong việc lưu thông đi lại, sểnh tay sểnh chân là đi hết vốn liếng.
Cách di chuyển tốt nhất trong những căn nhà thuyền
Theo chị Thanh, nếu làm quần quật từ sáng tới tối mịt thì trừ tiền xăng xe, bến bãi, vốn liếng cũng được khoảng 100.000 - 140.000 đồng. Với số tiền ít ỏi đó, lại giữa Thủ đô với giá sinh hoạt cao ngất trời thì chúng tôi cũng chỉ tạm đủ trang trải cuộc sống hàng ngày, lấy đâu ra của thừa của để. Kiếm đủ tiền cho con cái ăn học là đã tốt lắm rồi...
" Đi buôn gốm dạo kiểu này cũng vất vả lắm, lại ở tạm bợ nên cuộc sống của chúng tôi thiếu thốn đủ bề, nhưng do không có nghề nghiệp, không nhiều vốn liếng, thấp cổ bé họng... nên chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác, đành phó mặc cho số phận, chỉ hy vọng tương lai con cái sau này khá hơn...", chị Thanh thở dài nói.
Theo 24h
Tàu hàng mắc cạn Rạng sáng 18.11, tàu Long Thành 45 thuộc Công ty TNHH dịch vụ vận tải và thương mại Long Thành (tỉnh Thái Bình) trong lúc neo đậu tại cửa biển Đề Gi thuộc xã Cát Khánh, H.Phù Cát (tỉnh Bình Định) đã bị sóng lớn làm đứt neo, trôi tự do và mắc cạn tại bờ biển thôn Chánh Lợi, xã Cát Khánh....









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Công an thành phố Hà Nội điều tra vụ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Ba Vì

Tai nạn liên hoàn container 'kẹp' xe tải trên cầu Phú Mỹ

Cho bán ngay tang vật nếu không có nơi bảo quản?

Tuần điên cuồng của giá vàng: Người mua lỗ 8 triệu đồng sau một ngày

Từng bước tiến tới mục tiêu miễn viện phí cho toàn dân

Bác sĩ chỉ ra điều nguy hiểm nhất của sữa giả

TP.HCM bắn pháo hoa rực rỡ sông Sài Gòn 50 năm đất nước thống nhất

Cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Vụ giáo viên thắng kiện huyện: Hơn 3 năm vẫn chưa được bồi thường

Lời hẹn dở dang của Thượng úy cảnh sát hy sinh khi đánh án ma túy

Vụ Chu Thanh Huyền bị tố bán hàng nhập lậu: Quản lý thị trường vào cuộc

38 khối quân đội, công an lần đầu hợp luyện diễu binh ở TPHCM
Có thể bạn quan tâm

Thúy Ngân bikini sexy, Hồng Nhung tươi tắn trở lại sau thời gian điều trị ung thư
Sao việt
23:25:41 20/04/2025
Hòa Minzy tiết lộ quá khứ thường xuyên trốn học, bị kiểm điểm vì 1 lý do
Nhạc việt
23:22:11 20/04/2025
BTC concert nhóm nhạc quốc tế giảm giá vé nhân dịp 30/4, tưởng được ủng hộ ai ngờ nhận về phản ứng ngược
Nhạc quốc tế
23:13:56 20/04/2025
Rầm rộ danh tính "tiểu tam" nghi khiến 1 cặp sao hạng A tan vỡ sau 7 năm yêu
Sao châu á
22:28:30 20/04/2025
Bức ảnh con trai 8 tháng tuổi của Justin Bieber khiến MXH bùng nổ
Sao âu mỹ
21:49:44 20/04/2025
Messi gây sốc với tuyên bố về World Cup 2026
Sao thể thao
21:23:31 20/04/2025
Phim Hàn đỉnh nóc được chờ đợi nhất hiện tại: Nữ chính đẹp không tỳ vết, nam chính nghe tên ai cũng nể
Phim châu á
20:20:30 20/04/2025
LHQ kêu gọi Mỹ và Houthi 'kiềm chế tối đa'
Thế giới
20:13:54 20/04/2025
Phim lỗ hơn 3000 tỷ vì dở dã man, netizen mỉa mai "làm nhiều việc ác mới phải xem phim này"
Hậu trường phim
19:57:49 20/04/2025
Android 16 có tính năng chống trộm mới
Đồ 2-tek
19:44:07 20/04/2025