Chung tay đẩy lùi tình trạng thiếu máu
Kỳ nghỉ Tết kéo dài, thời tiết khắc nghiệt, cộng thêm dịch bệnh do Covid-19 gây ra đã khiến tình trạng thiếu máu cho điều trị càng trầm trọng hơn.
Lượng máu dự trữ cạn kiện khiến Viện Huyết học – truyền máu Trung ương phải “kêu cứu” trên các kênh thông tin đại chúng.
Nhiều người đến đăng ký hiến máu.
Ngay sau đó, mỗi ngày, hàng trăm người từ các cơ quan, đoàn thể hay cá nhân đã tới, đã dang tay hiến máu để xua tan đi sự “u ám” trong những ngày thiếu máu.
Nguồn máu dự trữ kiệt quệ
BSCKII. Phạm Tuấn Dương – Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, phụ trách Trung tâm Máu quốc gia cho biết: Đến ngày 1/2, lượng máu dự trữ của Viện chỉ còn 6.700 đơn vị máu. Dự trù máu từ các bệnh viện mỗi ngày lên tới 1.500 đơn vị; trong khi Viện chỉ tiếp nhận được 226 đơn vị máu trong 10 ngày. Khối hồng cầu, khối tiểu cầu là các chế phẩm bị thiếu hụt trầm trọng nhất hiện nay và dự báo tình trạng có thể kéo dài nhiều tuần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp máu cho 170 bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố – khu vực Viện đảm nhiệm cung cấp máu.
Tình trạng khan hiếm máu cho điều trị cũng xảy ra tại TP HCM, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ… Theo lãnh đạo Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM (đơn vị đảm bảo cung cấp máu cho hầu hết các bệnh viện ở TPHCM), lượng máu dự trữ của Bệnh viện vào sáng 1/2 chỉ còn khoảng 4.000 đơn vị, trong khi nhu cầu sử dụng máu của các bệnh viện toàn thành phố sau kỳ nghỉ Tết tăng đột biến so với các năm trước, mỗi ngày cần 800 – 1.000 đơn vị máu.
Nhiều lịch hiến máu đã được lên kế hoạch từ trước, nhưng đã bị các đơn vị từ chối, trì hoãn trước nỗi lo ngại về ảnh hưởng của dịch bệnh; dẫn đến lượng máu dự kiến tiếp nhận trong những ngày tới cũng chỉ vài chục đến vài trăm đơn vị mỗi ngày. Con số này quá ít so với nhu cầu 2.500 – 3.000 đơn vị máu cần cung cấp cho các bệnh viện mỗi ngày ở TP Hà Nội và TP HCM, chưa kể các địa phương khác trong cả nước.
Tình hình thời tiết giá rét, tâm lý e dè hiến máu đầu năm và đặc biệt là tình hình bùng phát dịch viêm đường hô hấp do Covid-19 đã làm trầm trọng thêm nguy cơ thiếu nguồn cung cấp máu cho người bệnh ở tất cả các bệnh viện do thiếu người hiến máu.
Video đang HOT
Tình người ấm áp giữa dịch bệnh Covid-19
Ngay sau lời kêu gọi hiến máu của Viện Huyết học – truyền máu Trung ương, tình người ấm áp đã đẩy lùi nỗi e ngại dịch Covid-19 mà lượng máu dự trữ đã tăng lên nhanh chóng. Trong 11 ngày sau Tết, Viện đã tiếp nhận được 10.643 đơn vị máu. Từ đó, Viện đã cung cấp 13.241 đơn vị máu và chế phẩm máu cho 103 bệnh viện tại 20 tỉnh, thành phố.
Tính đến sáng ngày 13/2, trong kho máu của Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương có khoảng gần 13.000 đơn vị máu. Từ ngày 10/2, Viện đã có thể cung cấp máu trở lại bình thường cho các đơn vị, trong đó đã cung cấp 1.300 đơn vị cho các bệnh viện. Ngày 12 và 13/2 cung cấp khoảng từ 1.500- 2.000 đơn vị máu cho các tỉnh và khu vực TP Hà Nội.
Tại chương trình hiến máu “Xuân hồng lần thứ XIII – năm 2020″ được diễn ra từ ngày 11- 22/2/2020, TS.BS Bạch Quốc Khánh – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chia sẻ: Câu chuyện chia sẻ tình người Việt Nam qua những giọt máu hiến tặng trong thời điểm dịch Covid-19 thật cảm động. Không phải chờ đến những ngày trong kỳ Xuân hồng thứ XIII mà nhiều ngày qua, không khí người dân đến hiến máu còn hơn cả Xuân hồng. Nhiều cán bộ y tế trên cả nước đã tiên phong trong việc chia sẻ thông tin và trực tiếp hiến máu; nhiều cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư đã kêu gọi tổ chức hiến máu đạt số lượng ngoài dự kiến chỉ sau vài ngày…
Vẫn còn nỗi lo thiếu nhóm máu A
TS.BS Bạch Quốc Khánh- Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc cung cấp các nhóm máu khác cho các tỉnh và khu vực Hà Nội thì tạm ổn, cơ bản đáp ứng được nhu cầu, nhưng riêng về nhóm máu A chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu. Ví dụ như bệnh viện cần 500 đơn vị nhóm máu A, nhưng chúng tôi không thể phát đủ được số ấy mà phải bù bằng nhóm máu khác. Người bệnh nhóm máu A hiện chỉ được truyền máu ở mức cầm chừng và gần như phải “chia nhau” từng bịch máu.
Những ngày vừa qua, Viện đã nỗ lực để có được nền tảng dự trữ ít nhất 1 tuần, từ đó sẽ đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, dịp sắp tới dự kiến vẫn thiếu nhóm máu O và A vì nhu cầu sử dụng rất cao. Hiện nay, trong cộng đồng, có khoảng 42-43% người dân có nhóm máu O, nhóm máu B chiếm 30% và nhóm máu A là 20%, còn lại là các nhóm máu khác.
Đức Trân
Theo daidoanket
Viện Huyết học cạn kiệt nhóm máu A, bệnh nhân chia nhau từng bịch
Kho máu của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chỉ còn khoảng 1.000 đơn vị nhóm máu A, đáp ứng 1/3 nhu cầu điều trị.
TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, những ngày qua, nhờ sự chung tay của truyền thông và cộng đồng, từ thiếu máu trầm trọng, kho máu của Viện đã đạt gần 13.000 đơn vị.
Do đó, từ 10/2 đến nay, Viện đã có thể cung cấp máu tạm ổn cho 25 tỉnh thành phía Bắc, trung bình mỗi ngày 1.500- 2.000 đơn vị. Tuy nhiên, lượng nhóm máu A hiện tại trong kho chỉ có khoảng 1.000 đơn vị, đáp ứng 1/3 nhu cầu điều trị.
Người bệnh nhóm máu A hiện chỉ được truyền máu ở mức cầm chừng và gần như phải chia nhau từng bịch máu.
Lượng máu nhóm A tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu cấp cứu và điều trị
Chị Giáp Thị Lý, bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Thalassemia dự định nằm viện khoảng 2 ngày nhưng đúng vào thời điểm thiếu máu nhóm A nên chị sẽ phải ở lại viện thêm vài ngày nữa mới đủ máu để truyền. Trong khi đó, chị mới sinh con được 2 tháng, đứa bé ở nhà phải đi bú nhờ, khóc ngằn ngặt vì nhớ mẹ.
TS Khánh cho biết, những ngày vừa qua, Viện đã nỗ lực để có được nền tảng dự trữ máu ít nhất trong 1 tuần, tuy nhiên, sắp tới dự kiến vẫn thiếu nhóm máu O và A vì nhu cầu sử dụng rất cao. Tình trạng này cũng đã xảy ra vài năm trở lại đây, có lúc kho máu của Viện cạn kiệt chỉ còn 200 đơn vị máu nhóm A.
Trong cộng đồng, có khoảng 42% dân số mang nhóm máu O, 30% nhóm máu B, 20% nhóm máu A.
TS Khánh chia sẻ, hiện tại Việt Nam vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu máu vì hiến máu vẫn theo tự nhiên, tỉ lệ hiến máu thường xuyên chỉ đạt 30% trong khi để có lượng máu ổn định cần đạt 70-80% người hiến máu nhắc lại đều đặn. Vì hiến máu tự nhiên nên sẽ dẫn đến tình trạng thiếu cân bằng giữa các nhóm máu.
"Khi thiếu như vậy kéo dài, nếu không can thiệp sớm sẽ gây mất cân bằng và ảnh hưởng đến an toàn truyền máu", Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương lo lắng.
Do đó, kế hoạch của Viện sắp tới là tổ chức đợt cao điểm tập trung vào nhóm máu A để giải quyết nhu cầu máu cho cấp cứu và sẽ vận hành ứng dụng hiến máu để nhắc lịch hiến máu cho người dân.
Cũng để giải quyết tình trạng thiếu máu trong tình hình dịch viêm phổi cấp do Covid-19 diễn biến phức tạp, Lễ hội Xuân hồng năm nay đã kéo dài gấp 4 lần năm trước, lên 11 ngày, phân bố ở 7 điểm khác nhau trên địa bàn Hà Nội.
Người dân tại Hà Nội có thể tham gia hiến máu tại 7 điểm:
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội), từ 8h - 20h tất cả các ngày (kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ).
- Các điểm hiến máu cố định tại Hà Nội từ 8h đến 17h tất cả các ngày ở địa chỉ:
26 Lương Ngọc Quyến (quận Hoàn Kiếm)
132 Quan Nhân (quận Thanh Xuân)
Số 10, ngõ 122 đường Láng (quận Đống Đa)
Nhà Văn hoá phường Thanh Xuân Bắc, số 5 Nguyễn Quý Đức, quận Thanh Xuân, từ ngày 17 - 20/2
Nhà Văn hoá quận Hai Bà Trưng, 257 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, từ ngày 19 - 20/2
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, số 9 Phố Viên, quận Bắc Từ Liêm, các ngày 19 - 21/2
Theo vietnamnet
Con phải hoãn mổ vì thiếu máu giữa đợt dịch corona, bố khẩn thiết: Xin hãy cứu con tôi Thiếu máu do tác động của dịch do virus corona nCoV và giai đoạn sau Tết, bé Minh Nhân đã phải hoãn lịch mổ và chờ đợi có đủ máu mới tiếp tục ca phẫu thuật. Hiện nay cả nước đang sôi sục vì dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới có những diễn biến phức tạp. Học sinh...