Chung tay cùng đồng bào miền Trung vượt khó
Những ngày qua, cơn bão số 6 và số 7 liên tục gây ra những trận mưa lớn lịch sử dồn dập đổ xuống dải đất miền Trung. Hơn lúc nào hết, người dân vùng bị thiên tai, lũ lụt đang rất cần sự quan tâm, cứu trợ từ các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Lãnh đạo, cán bộ chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ chung tay ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung.
Trước tình hình trên, tại lễ phát động ủng hộ ngày 23/10, Thiếu tướng Trần Hải Quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã kêu gọi cán bộ cảnh sát trong toàn lực lượng Cảnh vệ, với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình hãy dành cho đồng bào vùng bị thiệt hại do bão lụt sự giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất để góp phần nhanh chóng khôi phục sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.
Ngay sau lễ phát động, Ban Tổ chức đã ghi nhận số tiền quyên góp được hơn 600 triệu đồng. Sau buổi phát động, tùy tình hình thực tế, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ sẽ thành lập đoàn công tác trực tiếp vào miền Trung trao quà cho nhân dân vùng lũ.
Phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, “nhường cơm sẻ áo”, chung tay chia sẻ, động viên đồng bào, chiến sỹ vùng lũ bị thiệt hại do mưa bão gây ra, Ban Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát động các hoạt động hỗ trợ nhân dân 4 tỉnh miền Trung.
Chỉ trong sáng 23/10, Công an tỉnh đã quyên góp được 520 triệu đồng và sẽ được chuyển đến bà con thông qua Công an các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh (mỗi tỉnh 100 triệu đồng), gia đình Đại úy Trương Văn Thắng (cán bộ Công an xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ (20 triệu đồng) và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (100 triệu đồng).
Ngoài ra, Hội Phụ nữ Công an tỉnh và Công an các đơn vị, địa phương thuộc Công an tỉnh cũng đã tổ chức quyên góp được hơn 10 tấn quần áo, chăn màn, hàng trăm thùng sữa, mì gói và gần 100 triệu đồng tiền mặt…
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, từ ngày 15/10, Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam đã chỉ đạo vận động và cử đoàn công tác thông qua Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao kinh phí ủng hộ đợt 1 trị giá 800 triệu đồng tới 4 tỉnh miền Trung.
Video đang HOT
Trong ngày 23/10, tỉnh Hà Nam tiếp tục gửi kinh phí 1,1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số tiền quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung qua Ủy ban MTTQ và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Nam là gần 3 tỷ đồng.
Với mong muốn chia sẻ những đau thương, mất mát, khó khăn đã và đang gặp phải của người dân các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt, ngay trong lễ phát động ngày 23/10, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận được 2,8 tỷ đồng của hơn 40 đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm tham gia ủng hộ. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai cũng sẽ tiếp tục kêu gọi, vận động ủng hộ và thực hiện tiếp nhận trong thời gian tới.
Cùng ngày, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ phát động quyên góp giúp đỡ đồng bào miền Trung. Theo ghi nhận, chỉ trong buổi sáng, UBND huyện Sa Thầy đã tiếp nhận được tổng cộng 935 triệu đồng cùng hàng chục tấn nhu yếu phẩm như áo quần, mì tôm, gạo, nước uống… Ngay khi tiếp nhận số tiền cùng hiện vật, huyện Sa Thầy sẽ chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để gửi về miền Trung trong thời gian sớm nhất.
Dù đang gặp khó khăn khi vừa phải đối mặt với dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp cũng ngay lập tức ủng hộ nhu yếu phẩm, tiền mặt… để giúp bà con miền Trung vượt qua giai đoạn khó khăn do lũ lụt nghiêm trọng.
Bão số 8 ảnh hưởng đến miền Trung như thế nào?
Chuyên gia cho biết bão số 8 có thể suy yếu trước khi vào đất liền nhưng vẫn gây mưa cho các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế từ đêm 24/10.
Chiều 23/10, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão số 8 đang cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 280 km về phía đông. Suốt 3 giờ qua, bão duy trì cường độ mạnh cấp 12-13, giật cấp 15.
Bão số 8 gây mưa
Trao đổi với Zing, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết bão số 8 đang ở giai đoạn mạnh nhất trong thời gian di chuyển trên biển.
Nguyên nhân bão liên tục tăng cấp trong những giờ qua là hình thái này đang di chuyển trên một vùng biển ấm, nhiệt độ cao thuận lợi cho sự mạnh lên của bão.
Dù vậy, khi đi qua quần đảo Hoàng Sa, do tác động của khối không khí lạnh và khô, đồng thời có sự xáo trộn bề mặt nước biển khiến nhiệt độ nước biển lạnh đi, nên khả năng bão sẽ suy yếu dần trước khi tiến vào đất liền các tỉnh Trung Bộ.
Dự báo đường đi của bão số 8 trên Biển Đông. Ảnh: VNDMS.
Dù vậy, hoàn lưu bão vẫn gây mưa cho các tỉnh miền Trung, trọng tâm nằm ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Mưa bắt đầu từ đêm 24/10 và kéo dài đến ngày 26/10 với lượng phổ biến 100-150 mm. Các khu vực lân cận có mưa nhỏ hơn.
Cập nhật thêm về diễn biến thời tiết thời gian tới, ông Khiêm cho biết sau khi bão số 8 suy yếu và đi vào đất liền nước ta, một áp thấp nhiệt đới khác có khả năng tiến vào Biển Đông.
"Thời điểm này, phân tích các dữ liệu vệ tinh cho thấy trên dải hội tụ vắt qua Trung Trung Bộ có khả năng hình thành một vùng thấp, bắt đầu từ phía đông Philippines và mạnh thành áp thấp nhiệt đới. Theo xu thế hiện nay, hình thái này có thể mạnh thành bão và đi vào Biển Đông những ngày tới", ông Khiêm nói.
Dù vậy, chuyên gia nhận định còn quá sớm để dự báo về mức độ ảnh hưởng của hình thái này đối với nước ta trong những ngày cuối tháng 10. Tác động đầu tiên cần lưu ý là cơn bão tiếp tục gây gió mạnh, sóng lớn trên biển.
Hai nhiệm vụ quan trọng
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai về ứng phó bão số 8 chiều 23/10, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết nếu bão số 9 tiếp tục vào Biển Đông trong những ngày tới, số lượng xoáy thuận nhiệt đới trong tháng 10 sẽ lập kỷ lục.
"Chưa năm nào có đến 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trong một tháng. Các tương tác của những hình thái trước gây xáo trộn mặt nước biển, hoàn lưu của những cơn trước lởn vởn xung quanh, cơn này nối cơn kia", Bộ trưởng Cường nhận định.
Về ảnh hưởng của bão số 8, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng hoàn lưu bão gây mưa với lượng không quá lớn nhưng cần chú ý vì khu vực đã trải qua một đợt mưa kéo dài, bất kỳ tác động nào dù là nhỏ nhất cũng gây tổn thương.
"Điều đáng mừng là trong thời gian qua hơn 2.600 hồ chứa ở các tỉnh miền Trung vẫn giữ được an toàn. Nhưng thời gian tới, địa phương không được chủ quan với việc vận hành các hồ này", ông Cường nói.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chủ trì cuộc họp ứng phó bão số 8 chiều 23/10. Ảnh: Ngọc Hà.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết các tỉnh miền Trung và các bộ, ngành đang đứng trước hai nhiệm vụ quan trọng cần phải làm cùng lúc, là phục hồi sau đợt mưa lũ vừa qua và chuẩn bị ứng phó với những cơn bão mới.
Ông yêu cầu các địa phương cần rà soát, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho tàu thuyền; cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn neo đậu tại các khu tránh trú bão; rà soát không để người trên các phương tiện khi bão đổ bộ.
Đồng thời, lực lượng chức năng cần quản lý chặt chẽ các tàu thuyền ra khơi, rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, kiểm tra an toàn hồ đập, đê điều nhất là các công trình xung yếu, đang thi công, khu vực sạt lở và quản lý an toàn giao thông...
Ngoài ra, các tỉnh, thành phố tập trung hỗ trợ, hướng dẫn người dân phục hồi sản xuất, đời sống, môi trường sau mưa lũ ngập lụt nghiêm trọng vừa xảy ra.
Người miền Tây gói đến 10.000 đòn bánh tét gửi đồng bào miền Trung ruột thịt Chung tay cùng cả nước giúp đỡ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng lũ lụt, chùa Long Quang (Vĩnh Long) vận động phật tử gói 10.000 đòn bánh tét để giúp bà con tạm vượt qua cơn khó khăn giữa mưa lũ. Rất đông người dân tập trung ở chùa Long Quang gói bánh tét cứu trợ đồng bào miền Trung chiều...