Chung tay bảo vệ vườn cò hàng nghìn con dưới chân núi Ngang
Mỗi khi chiều về, hàng nghìn con cò lại bay về đậu trắng những cây xoan dưới chân núi Ngang, xã Khánh Sơn (Nam Đàn), tạo nên vẻ đẹp yên bình, hiếm có. Thời gian qua, người dân địa phương cũng đang tích cực bảo vệ vườn cò.
Hơn chục năm qua, vùng ruộng trũng giữa núi Ngang và núi Hủng Vàng ở xã Khánh Sơn được xem là nơi đất lành chim đậu. Đây hiện là nơi trú ngụ của hàng ngàn con cò trắng. Ảnh: Huy Thư
Buổi chiều, đi trên Quốc lộ 15, nhìn sang núi Ngang, mọi người sẽ thấy vườn cò thấp thoáng. Tầm 16h hàng ngày, cò đã bắt đầu bay về đậu ở đây. Ảnh: Huy Thư
Người dân địa phương cho hay, chim cò về trú ngụ ở vùng này từ nhiều năm qua. Tuy nhiên số lượng cò về ngày càng đông. Lúc cao điểm có tới hàng vạn con. Sáng sớm, cò bay đi muôn ngả kiếm ăn. Chiều tối, những đàn cò lại bay về núi Ngang hội tụ. Ảnh Huy Thư
Khu vực núi Ngang có nhiều cây cối, nhưng cò chỉ đậu tập trung trên những cây xoan dọc theo các ao, đầm thuộc trang trại của một số hộ dân ở xóm 9, xã Khánh Sơn. Ảnh: Huy Thư
Đầu chiều, khi mới bay từ ngoài ruộng về, cò tập trung đông trên những cây xoan trong trang trại của anh Nguyễn Đình Công, mỗi cây có hàng trăm con cò. Anh Công cho biết, gia đình anh làm trại nuôi lợn, cá, ốc… ở đây đã 10 năm nay. Cùng với việc chăn nuôi, gia đình anh đã tích cực tham gia bảo vệ đàn cò, không cho mọi người thâm nhập, săn bắt. Ảnh: Huy Thư
Video đang HOT
Cò được xem là loài chim đẹp, đặc biệt là cò trắng. Những nơi cò chọn trú ngụ lâu dài với số lượng lớn thường là vùng đất “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, con người tốt bụng, yêu thiên nhiên.
Cò khá tinh, chỉ cần phát hiện người lạ, tiếng động lạ ở khu vực trú ngụ, cò sẽ kêu nháo nhác, bay lên không trung. Anh Công cho biết thêm, trước đây có nhiều nhóm bẫy chim ở các nơi đến xin anh hợp tác bẫy cò trong vườn, trả chi phí hoặc chia đôi sản phẩm… nhưng anh không đồng ý. Ảnh: Huy Thư
Khi chiều muộn, những đàn cò dưới chân núi Ngang thường di chuyển vào khu vực trang trại của gia đình anh Phạm Văn Thi, anh Nguyễn Đức Quang và trú ngụ qua đêm. Theo anh Phạm Văn Thi (43 tuổi), vườn xoan của nhà anh nằm giữa 2 cái ao cá, đường đi vào khó khăn, nên chiều nào cò cũng về đậu trắng toát, kêu nháo nhác. Giống như gia đình anh Công, gia đình anh cũng yêu thích những đàn cò và tích cực bảo vệ chúng. “Chúng tôi không săn bắt cò và ngăn cấm các đối tượng đến đây săn bắt cò dưới mọi hình thức” – anh Thi nói. Ảnh: Huy Thư
Vườn cò dưới chân núi Ngang đã đem lại vẻ đẹp yên bình, hiếm có cho vùng quê xã Khánh Sơn. Không chỉ các hộ dân có trang trại, nơi cò đến đậu, mà người dân trong vùng ai cũng nêu cao ý thức chung tay bảo vệ vườn cò. Ảnh: Huy Thư
Long Xuyên thức giấc
Sáng cuối tuần, mọi nhịp sinh hoạt ở thành phố ven sông Long Xuyên (tỉnh An Giang) như chậm lại, khẽ khàng hơn. Cả thành phố vắng đi cảnh ồn ào náo nhiệt thường thấy, cũng thưa xe cộ tới lui...
Ở ven rạch Long Xuyên, quán cà phê vợt nổi tiếng, đông nghịt khách lúc bình minh. Khách đến quán đa phần là học sinh, sinh viên, người dân địa phương quen thưởng thức ly cà phê đậm vị truyền thống.
Mặt trời thủng thỉnh ló dạng, ly cà phê chầm chậm tan ra trong nắng sớm. Khung cảnh ấy mang lại bình yên rất lạ trong lòng người địa phương, lẫn du khách xa gần.
Tại các công viên, buổi sớm mát mẻ, không khí trong lành, chẳng có mấy chiếc xe chạy qua. Mọi người rủ nhau ra đây ngắm cảnh, bắt đầu ngày cuối tuần bằng chút im ắng rất khác biệt giữa đô thị.
Một góc cũ xưa quen thuộc ở phường Mỹ Long dường như vẫn man mác không gian của mấy mươi năm trước.
Trong khi nhiều căn nhà, cơ sở kinh doanh chưa mở cửa, thì từng góc công viên, phố đi bộ khắp thành phố đã tấp nập người tập luyện thể dục - thể thao.
Buổi sáng sớm giúp tâm hồn con người tĩnh lặng, chậm rãi ngắm nhìn cuộc sống xung quanh, tìm thấy những lát cắt nhẹ nhàng của thành phố.
Theo nhiều người dân, bầy chim này đã quen tụ họp về công viên Nguyễn Huệ để "ăn sáng", vào 5 giờ 30 phút đến 6 giờ 30 phút mỗi ngày. Chúng biết, cứ giờ đó sẽ có người rải thức ăn cho mình, nên đủng đỉnh, dềnh dàng đi lại, chiếm trọn một phần công viên. Khi đủ no, khi người qua lại ngày càng nhiều, chúng mới di tản lên cột điện, ríu rít trò chuyện với nhau.
Ngày trong tuần, cậu bé Nguyễn Văn Tâm (14 tuổi, ngụ phường Mỹ Hòa) bận đi học. Hai ngày cuối tuần, em lại rong ruổi khắp thành phố để bán vé số mưu sinh. Ăn sáng vội vàng, nhanh chóng giữa ít phút nghỉ chân, em mong người dân thức giấc, ra đường nhiều hơn, để cọc vé số sớm vơi...
Bà Bảy (ngụ phường Mỹ Hòa) dắt 2 đứa cháu ra chợ Mỹ Xuyên bán ít rau, chuối, ốc gom được ở vườn nhà. Mỗi nải chuối có giá 10.000 đồng, mớ đậu rồng non xanh đồng giá. Vài ký ốc mò được ở bờ sông được rao bán 20.000 đồng...
Hàng hóa chẳng giá trị nhiều, nhưng quý ở chỗ "cây nhà lá vườn". Người phố thị gặp chúng, thích lắm, mua ngay. Vì vậy, dọn ra bán lúc 6 giờ, tầm 7 giờ là ba bác cháu bán hết sạch, dọn dẹp, nhẹ tênh trở về nhà.
Buổi sớm ở Long Xuyên mà không nhắc đến món ăn sáng trứ danh cơm tấm Long Xuyên là một điều thiếu sót. Dân sành ăn sẽ nắm rõ quán cơm tấm nào ngon đúng vị, hợp gu, tìm đến cho bằng được. Điển hình là cơm tấm ống khói ở phường Mỹ Long.
Món ăn này vừa lọt vào món ngon "Top 50 Kỷ lục Châu Á". Còn gì thú vị hơn khi nạp năng lượng cho ngày mới bằng dĩa cơm đặc sản. Hạt cơm tấm bời rời, được kết nối với nước chấm kẹo kẹo, miếng thịt thơm mềm, dưa chua giòn sựt, chả trứng vừa nêm...
Thác Tiên đèo Gió - Tiên nữ chốn đại ngàn Nằm trên độ cao 1480m so với mặt nước biển, thác Tiên hiện ra như một dải lụa trắng mềm mại trải xuống êm đềm. Thác Tiên đèo Gió - Tiên nữ chốn đại ngàn Ngọn thác nằm ở lưng chừng Đèo Gió, giữa cánh rừng nguyên sinh, thuộc xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần (Hà Giang). Thác còn được gọi là Thác...