Chung tay bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn
Chiều 12/6, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Chung tay bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn” nhằm đánh giá kết quả việc bảo đảm cung cấp nước an toàn năm 2019 so với mốc kế hoạch Chương trình Quốc gia năm 2020 đến năm 2025; những vấn đề còn vướng mắc, đề xuất các ý kiến bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn; từ đó kiến nghị các giải pháp bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn.
Theo Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành, nước có vai trò rất quan trọng trong sản xuất cũng như đời sống xã hội, việc cấp nước cho người dân trong sản xuất và đặc biệt phục vụ sinh hoạt được nhà nước các cấp chính quyền quan tâm. “Bức tranh” cấp nước hiện nay đã được cải thiện nhiều so với 20 năm trước, cụ thể, mạng lưới cấp nước tốt hơn, chất lượng nước cung cấp cũng tốt hơn, đặc biệt những vùng đô thị hay một số vùng nông thôn phát triển.
Vận hành hệ thống nước sạch. Ảnh minh họa: TTXVN
Mặc dù vậy, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau mà việc bảo đảm cấp nước an toàn vẫn chưa được như mong muốn. Nhiều chỉ số về yêu cầu chất lượng nước đảm bảo cho vấn đề sức khỏe, cuộc sống người dân. Hệ thống các chỉ tiêu đưa ra như vậy nhưng thực tế gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Lâm Thành cho hay, ngoài những vùng đô thị hay những vùng nông thôn có nguồn nước tốt, chất lượng nước, chỉ số sạch đảm bảo, còn lại những vùng khác còn xuất hiện tình trạng khan hiếm nguồn nước như vùng núi đá Hà Giang, Cao Bằng… Không có nguồn nước dồi dào thì việc xử lý nước và cung cấp nước sạch cũng bị hạn chế.
Các đại biểu cho rằng, chất lượng các công trình cấp nước chỉ tương đối tốt ở một số vùng, còn lại nhiều vùng nông thôn dùng nước ngầm, nước giếng khoan hay các vùng miền núi sử dụng các công trình nước tự chảy thì chất lượng nước thấp. Qua quá trình giám sát, công tác bảo quản, duy tu bảo dưỡng công trình nước không được duy trì tốt, đặc biệt cơ chế bảo vệ cộng đồng từ người dân cũng ảnh hưởng đến cung cấp nguồn nước và chất lượng nước, việc xả thải còn nhiều.
Đối với các vùng đồng bằng hay khu đô thị có khu công nghiệp, tình trạng xả thải, xả chất độc hại ra môi trường rất nguy cấp, đáng báo động. Một số hệ thống sông Cầu, sông Đáy, sông Nhuệ… ô nhiễm rất cao.
Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam Nguyễn Hồng Tiến cho rằng, hiện nay, khoảng trên 30% là các doanh nghiệp đã lập và thử nghiệm cấp nước an toàn. Cấp nước đô thị có hơn 100 doanh nghiệp thì trên 30% triển khai kế hoạch cấp nước an toàn. Ông Nguyễn Hồng Tiến cho rằng, khi các đơn vị đã thành lập kế hoạch cấp nước an toàn thì qua đó công tác kiểm soát tốt hơn, giảm thiểu rủi ro. Việc tuyên truyền cho người dân sử dụng nước tiết kiệm hoặc xây dựng các biện pháp khắc phục sự cố hay xây dựng các giải pháp hạn chế rủi ro… đã đem đến hiệu quả cao hơn.
Khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm có liên quan tới vấn đề nước
Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện có khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm có liên quan tới vấn đề nước và vệ sinh môi trường; có 250.000 người nhập viện vì tiêu chảy mỗi năm. Do đó nước ảnh hưởng tất cả các bệnh liên quan, từ bệnh lây nhiễm, đến bệnh không lây nhiễm.
Ông Nguyễn Lâm Thành phân tích, bên cạnh những kết quả đạt được, ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng nông thôn, nhu cầu về nước sinh hoạt, nước sạch vẫn bị thiếu hụt cả nguồn nước mặt lẫn nguồn nước ngầm. Chất lượng nguồn nước cũng chưa đảm bảo do chưa có công trình đầy đủ. Ở đô thị dân cư tập trung, mức sống cao hơn nên khả năng xây dựng công trình nước tập trung cũng như khả năng chi trả cũng tốt hơn. Trong khi nông thôn dân cư phân tán nên xây dựng được công trình nước hợp bảo đảm vệ sinh cũng rất khó khăn.
Bàn về các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, ông Nguyễn Lâm Thành cho rằng, công tác vận động tuyên truyền hay tiến hành xử phạt cũng cần phải có Luật để đầy đủ hơn, rõ ràng hơn trong phân vai trách nhiệm giữa xã hội, nhà nước và cả cộng đồng, tuy nhiên việc này nằm ở khâu tổ chức thực hiện. Ngoài ra bám sát những nội dung, yêu cầu, quy định của pháp luật, những định hướng trong Nghị quyết của Đảng, Chính phủ để cụ thể hóa thêm hành lang pháp lý. Hoàn thiện dần hệ thống pháp luật và nâng lên thành Luật để giải quyết căn cơ, chặt chẽ và đúng tiêu chí trong đời sống xã hội, và đặc biệt trong xu hướng xã hội phát triển hiện đại thì nước là một nhu cầu tất yếu và quan trọng.
Video đang HOT
Nói về nguyên nhân khiến khu vực nông thôn trên cả nước còn rất chậm và hạn chế, ông Nguyễn Hồng Tiến cho biết: Việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch cấp nước an toàn thuộc trách nhiệm chỉ đạo của các cấp chính quyền, chỉ đạo cho các cơ quan có liên quan trên địa bàn triển thực hiện. Nhưng thời gian công tác chỉ đạo chưa thường xuyên nên công tác chỉ đạo còn nhiều vướng mắc.
Liên quan đến đầu tư xây dựng, theo ông Nguyễn Hồng Tiến, khu vực nông thôn là khu vực phân tán nên yêu cầu đầu tư cao, khả năng thu về thì nhỏ giọt nên việc thu hút đầu tư ở nông thôn còn khó khăn. Thêm vào đó, chi phí đầu tư lớn, giá nước thấp nên khả năng thu hồi vốn thấp nên các doanh nghiệp không mặn mà đầu tư. Rất nhiều công trình cấp nước an toàn được đầu tư xây dựng nhưng quản lý vận hành không chuyên nghiệp, đầu tư không đồng bộ nên tỷ lệ thất thoát, thất thu cao.
Các đại biểu cho rằng, nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện về các quy định pháp luật về cấp nước an toàn. Về lâu dài xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là điều đương nhiên. Công tác vận động tuyên truyền hay tiến hành xử phạt cũng cần phải có Luật để đầy đủ, rõ ràng hơn trong phân vai trách nhiệm giữa xã hội, nhà nước và cả động đồng mà khâu tổ chức thực hiện là rất quan trọng…
Khát bên các công trình cấp nước tiền tỷ
Hàng nghìn hộ dân các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn.
Trong khi đó, nhiều công trình đầu tư cấp nước tập trung trị giá hàng chục tỷ đồng không phát huy hiệu quả, bị bỏ hoang.
Công trình cấp nước xã Cư M'gar ngừng hoạt động
Quay cuồng tìm nước
Người dân nhiều huyện ở Gia Lai đang quay cuồng vì thiếu nước sinh hoạt. Tại huyện Đắk Pơ có gần 800 giếng đào bị khô cạn khiến khoảng 1.000 hộ dân thiếu nước. Hơn 200 giếng đào tại huyện Kbang cũng rơi vào tình trạng trơ đáy. Ông Mã Văn Tình - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kbang cho biết, để khắc phục tình trạng thiếu nước, địa phương luôn tuyên truyền, vận động các hộ dân sử dụng hiệu quả các giếng nước, công trình nước sinh hoạt tập trung, nạo vét các giếng...
Người dân Gia Lai gùi nước suối uống
Việc thiếu nước không chỉ diễn ra tại các huyện, ngay cả người dân gần thành phố Pleiku cũng đang đối diện với thực trạng này. Hai tháng nay, ngày nào gia đình chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt (40 tuổi, làng Bông Bay, xã Chư Á, TP Pleiku) cũng phải xin một thùng phi 500 lít nước về dùng. Chị tiết kiệm nước tối đa, chỉ sử dụng vào các hoạt động thiết yếu như nấu cơm, rửa bát, tắm, giặt quần áo. Chị Nguyệt cho biết, gia đình chị và 2 hộ khác đào và sử dụng chung một giếng nhưng năm nay giếng trơ đáy sớm. "Có khi cả tuần, tôi mới giặt đồ một lần. Nước đi xin nên làm gì cũng phải tiết kiệm hết sức. Như rửa rau, rửa chén xong tôi tận dụng để dùng việc khác chứ chẳng dám đổ".
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt là do từ tháng 12/2019 đến trung tuần tháng 3/2020 hầu như không có mưa, nắng hạn kéo dài, mực nước ao hồ, sông suối, nước ngầm giảm mạnh.
"ắp chiếu" công trình tiền tỷ
Tại Ea Sin, xã vùng sâu huyện Krông Púk (Đắk Lắk) giữa trưa nắng gắt, người dân đi vài cây số chở từng bình nước về dùng. Anh Y Cih Niê (buôn Ea Sin) chia sẻ, cứ tới mùa khô, gia đình luôn chật vật tìm nước. Trước đây trong buôn có công trình cấp nước tập trung nhưng nước nhiễm phèn không dùng được phải xuống suối gùi nước về. Hai năm nay, UBND xã lắp tạm bồn, dẫn nước từ suối. Tuy không còn cảnh gùi từng chai nước từ khe suối lên nhưng cũng đi 3-4 cây số, có hôm hết nước, phải chạy ra xã Cư Pơng 7-8 cây số rất vất vả.
Ông Phạm Văn Chàng, Chủ tịch UBND xã Ea Sin cho hay, trên địa bàn từng được đầu tư 3 công trình cấp nước tập trung quy mô nhỏ song từ năm 2016 tới nay bỏ không do nguồn nước bị nhiễm phèn. Năm 2017, nhà nước đầu tư tiếp công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho hơn 300 hộ dân thuộc các buôn Cư Mtao, buôn Kanh, buôn Ea Pông, buôn Ea Sin.
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 13 tỷ đồng do Ban quản lý dự án huyện Krông Púk làm chủ đầu tư, dẫn nước từ hồ Cư Pơng về khu xử lý, sau đó theo đường ống dẫn tới từng hộ dân. Tháng 9/2018, công trình được thi công đến 12/2/2020 hoàn thành. Ngày 21/4, UBND huyện Krông Púk tạm giao cho UBND xã Ea Sin vận hành cấp nước sinh hoạt cho dân song được vài ngày lại hết nước. "Chúng tôi vừa báo cáo lên huyện xin ý kiến về việc tạm khóa ống dẫn nước tưới tiêu trên hồ Cư Pơng, ưu tiên dồn nước phục vụ sinh hoạt. Huyện đã đồng ý, một vài ngày nữa sẽ có nước trở lại, dân kêu lắm. Những tháng đầu, huyện chủ trương không thu tiền cấp nước cho dân", ông Cháng nói.
Tại xã Cư M'gar, huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) có công trình cấp nước tổng kinh phí đầu tư gần 12 tỷ đồng đang "đắp chiếu" chỉ sau vài tháng hoạt động. Dự án do UBND huyện Cư M'gar làm chủ đầu tư, thi công năm 2017, mục tiêu cấp nước sinh hoạt cho khoảng 400 hộ dân 3 buôn B'ling, buôn Trắp, buôn Dhung của xã Cư M'gar. Công trình được bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 3/2019, đến tháng 10/2019 tạm ngưng hoạt động.
Ông Nguyễn Quang Dáp, Phó Chủ tịch UBND xã Cư M'gar thông tin nguyên nhân dừng hoạt động do không đủ chi phí trả tiền điện. "Dự án dẫn nước tới nhà 300 hộ dân nhưng chỉ có khoảng 200 hộ dùng. Số hộ dùng cũng rất ít, chỉ dùng các tháng mùa mưa, trong khi chi phí sửa chữa, tiền điện quá cao so với nguồn thu. Chưa kể, 2/3 giếng đã cạn nước, việc vận hành rất khó. Ba tháng nay, xã cho công trình hoạt động lại nhưng đã dừng vì không có ngân sách trả tiền điện. UBND xã trình lên Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện xin kinh phí hỗ trợ vận hành, bù giá nước...".
Theo kết luận của Đoàn thanh tra liên ngành của UBND tỉnh Đắk Lắk khảo sát, đánh giá vào tháng 10/2019, nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến nhiều công trình hoạt động không hiệu quả, hư hỏng, ngưng hoạt động do có nhiều chủ đầu tư chưa có chuyên môn, dẫn đến nhiều bất cập ngay từ đầu, phê duyệt dự án, thiết kế công trình đặc biệt công tác quản lý, vận hành chưa được đầu tư đúng mức. Trong số các công trình hoạt động kém hiệu quả và ngưng hoạt động, hơn 56% công trình có quy mô nhỏ, cấp nước dưới 100 hộ dân, không đủ chi phí vận hành, nhiều công trình đã bị cắt điện, hư hỏng nặng.
Cà Mau: Lo nước ngọt cho hơn 20.850 hộ Toàn tỉnh Cà Mau có hơn 20.850 hộ gia đình thiếu nước và không có nước sinh hoạt, khó khăn nhất là vùng ngọt hóa thuộc huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh. Khoảng 20.850 hộ dân tại Cà Mau có nguy cơ thiếu nước ngọt sinh hoạt. Ảnh: Trọng Linh. Hơn 20.850 hộ dân thiếu nước ngọt Đến thời điểm hiện...