Chúng ta đang sống trong một xã hội phát cuồng với lối sống hoàn hảo: Cuộc sống thú vị là một cuộc sống luôn phải thiếu một cái gì đó
Tôi đã gặp rất nhiều người được xã hội cho là đã thành công. Và theo góc quan sát của mình, một người thành công không có nghĩa họ là một người thú vị.
Bây giờ là 2 giờ 22 phút sáng và tôi vẫn đang trằn trọc không ngủ được.
Theo thói quen thường ngày khi rơi vào tình huống này là tôi sẽ lướt Facebook một cách vô thức để ngắm nhìn cuộc sống của mọi người xung quanh.
Tất cả mọi người, ai cũng đang trông thật thành công và hạnh phúc.
Có bao giờ bạn rơi vào cảm giác đó chưa? Một cảm giác chán nản và thất vọng về bản thân, cảm thấy cuộc sống của mình sao mà bình thường quá.
Ở đâu đó ngoài kia là những con người vừa tài năng, giỏi giang lại tử tế và khiêm tốn.
Ở đâu đó ngoài kia là cả hàng ngàn cánh cửa sẵn sàng mở cửa chào đón những con người đặc biệt xuất chúng đó, những bạn trẻ mà chúng ta hay theo dõi trên mạng xã hội hay trên báo đài, tivi.
Còn những người bình thường như mình, sẽ đứng ở vị trí nào trên bản đồ thế giới?
Tôi rất thích một câu nói của Trấn Thành nói về sự đầy đủ trong cuộc sống:
“Tôi luôn cảm thấy cuộc sống của mình là chưa đủ, đối với tôi cuộc sống phải thiếu thiếu cái gì đó thì đó mới là một cuộc sống hoàn hảo.
Mặc dù tôi đã đạt được rất nhiều thứ, nhưng bên trong vẫn luôn luôn có một cái gì đó mà tôi khao khát nhưng không thể có được trong thời điểm đó.
Và chính vì điều đó mà tôi mới cảm thấy cuộc sống của mình thú vị.”
Cuộc sống thú vị là một cuộc sống luôn phải thiếu một cái gì đó.
Video đang HOT
Nó không thể là một cuộc sống quá đủ đầy, một cuộc sống mà bạn không phải phấn đấu và nỗ lực để đạt được một cái gì đó ngoài tầm với của mình thì thật là quá ảm đạm và nhàm chán.
Tôi đã gặp rất nhiều người được xã hội cho là đã thành công. Và theo góc quan sát của mình, một người thành công không có nghĩa họ là một người thú vị.
Có những người thành công nhưng rất nhàm chán, vì đơn giản là vì cuộc sống của họ đang không thiếu thốn thứ gì, và họ tận hưởng điều đó một cách viên mãn nhất có thể.
Tôi ít khi nào thấy một người thành công mà dám nhận là mình đang thất bại.
Có thể là do họ chưa quen với việc đó, hoặc xã hội đã nhìn nhận họ với con mắt quá khác biệt đến mức họ tự tước đi cho mình cái quyền cho phép bản thân để lộ thất bại của mình dưới con mắt đánh giá của xã hội.
Và tôi thấy nếu mà cứ sống như vậy hoài thì thật là nhàm chán.
Chúng ta đang sống trong một xã hội phát cuồng với một lối sống hoàn hảo.
Ảnh Instagram đăng lên phải được chỉnh sửa cả chục cái filter.
Đăng ảnh trên Facebook phải mất cả giờ đồng hồ để nghĩ cái caption.
Facebook cá nhân luôn để job description và CV của mình lên cho nhà tuyển dụng để tìm thấy.
Vẫn là Facebook cá nhân, lướt từ trên xuống dưới toàn chia sẻ các thành tích mà mình đã đạt được.
Bằng một cách nào đó, chúng ta luôn tự tạo cho mình cái áp lực phải thể hiện những điểm mạnh, thể hiện tài năng của mình cho cả thế giới xem và theo dõi. Và dĩ nhiên, giấu nhẹm những thất bại mà mình đang phải đối mặt đi.
Cảm thấy mình đã đủ tốt, đâm ra cho phép mình buông thả bản thân một chút.
Tôi là một ví dụ điển hình cho những trường hợp ví dụ trên. Nhưng cho dù có cố gắng thể hiện ra bên ngoài như thế nào với mọi người thì tận sâu trong tiềm thức của mình, tôi vẫn biết mình chưa đủ tốt.
Chưa đủ tốt ở đây không có nghĩa là tôi tự coi thường chính mình.
Dĩ nhiên, tôi luôn biết mình đã đạt được gì và đã mất đi những gì để có được nó.
Tôi nói mình chưa đủ tốt, vì tôi muốn cuộc sống của mình sẽ mãi mãi luôn trong trạng thái như vậy.
Chưa đủ tốt, để tiếp tục cố gắng.
Chưa đủ tốt, để tốt hơn. Rồi tìm ra cái gì đó khác vẫn chưa đủ, để tiếp tục nỗ lực làm cái đó tốt hơn.
Sống vậy mới vui.
Theo guu.vn
Có nên cho con làm thêm khi vào đại học hay không?
"Nhà có điều kiện, cần gì con phải đi làm thêm cho khổ, có khi ham tiền quá mà con lại lơ là việc học". Đó là câu trả lời của đa số phụ huynh khi được hỏi "Có nên cho con đi làm thêm khi vào đại học hay không?"
Bước vào cánh cửa đại học, một chặng đường mới đang chờ đón các em. Đây là cột mốc đánh dấu con bạn đã bước tới ngưỡng cửa trưởng thành, tự do bay nhảy và chịu mọi trách nhiệm về hành động của mình trước pháp luật. Không còn là những cô công chúa hay hoàng tử nhỏ ở nhà của cha mẹ nữa, thay vào đó, con đã bước ra đời và phải dần tự lập bằng chính đôi chân của mình.
Vừa học đại học vừa đi làm thêm cũng là một trải nghiệm thú vị cho con, giúp con có thêm kinh nghiệm và vốn sống. Nhưng điều này vẫn còn khiến bố mẹ có nhiều lo lắng vì bên cạnh những cái tốt còn tồn tại không ít rủi ro.
Vừa học đại học vừa đi làm thêm cũng là một trải nghiệm thú vị cho con, giúp con có thêm kinh nghiệm và vốn sống.
Đi làm thêm con được những gì?
Điều đầu tiên con có được và chắc chắn cũng là điều hấp dẫn nhất đó chính là việc làm thêm giúp con kiếm được tiền không cần ngửa tay xin tiền bố mẹ nữa. Giờ đây với thu nhập từ công việc làm thêm, con có thể tự mua những món đồ mình yêu thích. Con có thể tự tiết kiệm tiền để đóng học phí, tham gia những khóa học bên ngoài hay tích vốn để khởi nghiệp... Tự tay làm ra đồng tiền, con sẽ biết chi tiêu hợp lý và quý trọng nó hơn.
Thu nhập từ công việc làm thêm của con cũng góp phần giảm bớt áp lực kinh tế cho cha mẹ.
Thứ hai, việc làm thêm giúp con có thêm kinh nghiệm và vốn sống. Khi bước ra một môi trường khác hoàn toàn với môi trường học đường, con sẽ được tiếp xúc với xã hội nhiều hơn. Những bài học trên đường đời là những bài học vô cùng quý báu mà không một nhà trường nào có thể dạy. Nó giúp con tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm sống như: kinh nghiệm trong việc ứng xử, kinh nghiệm quản lý thời gian, kinh nghiệm quản lý tiền bạc... Một công việc làm thêm đúng chuyên môn cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho chuyên ngành học của con.
Thứ ba, càng nhiều công việc làm thêm, khi ra trường, hồ sơ xin việc của con trong mắt nhà tuyển dụng sẽ càng đẹp. Điều đó chứng tỏ con là một người rất mạnh mẽ, tự lập, hiểu biết nhiều và phong phú, có thể thích nghi được trong các môi trường khác nhau.
Những điều cần lưu ý khi sinh viên đi làm thêm
Khi quyết định đi làm thêm, quỹ thời gian dành cho các hoạt động học tập của con chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Nếu như con quá ham kiếm tiền, không biết điều chỉnh hợp lý thời gian giữa học và làm thì chắc chắn việc học tập sẽ bị trì trệ. Kết quả học tập sa sút. Con không thể tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích ở trường cũng như ở ngoài. Sự tương tác và mối quan hệ với bạn bè trên lớp cũng sẽ giảm dần đi. Trường hợp xấu nhất, con có thể thi lại hoặc rớt môn, tốn nhiều thời gian hơn để đăng ký học lại.
Bên cạnh đó, sa đà vào việc làm thêm sẽ phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Các công việc bên ngoài thường có cường độ làm việc rất cao. Con có thể sẽ không có đủ thể lực và tỉnh táo khi lên lớp, nhiều khi còn ngủ gật trong giờ học hoặc nằm dài trên bàn vì quá mệt mỏi, không thể tiếp thu thêm kiến thức, không còn tâm trí học hành.
Khi quyết định đi làm thêm, quỹ thời gian dành cho các hoạt động học tập của con chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, nói gì thì nói, với các con, chuyện học vẫn là ưu tiên hàng đầu. Cha mẹ nên tư vấn cho con những công việc vừa phải, phù hợp với thời gian và sức khỏe của con. Tránh để việc làm thêm làm con mệt mỏi và ảnh hưởng đến chuyện học tập.
Nếu con đang có những trải nghiệm làm thêm tuyệt vời và vẫn đảm bảo chuyện học tập thì cha mẹ nên cổ vũ khen ngợi chứ đừng cấm đoán.
Theo thegioitiepthi.vn
Phụ nữ dù đẹp hay xấu cũng đều phải cố gắng phấn đấu Nhiều người nghĩ rằng, chỉ có phụ nữ xấu mới nên phấn đấu hết mình, nhưng với thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, phụ nữ đẹp hay xấu đều phải dốc hết sức trên con đường mưu cầu hạnh phúc. Trước tiên, xin nói về những người con gái bẩm sinh kém cạnh về mặt ngoại hình. Đã từng tự...