Chúng ta có thể tự biết mình bị nhiễm Covid-19 hay không?
Những triệu chứng Covid-19 và thời điểm chúng xảy ra thường rất khác nhau, và có thể rất nhiều người đã vô tình bị nhiễm bệnh mà họ không hề biết.
Các triệu chứng của dịch Covid-19 thường rất đa dạng. Và do nhiều quốc gia vẫn chưa thể tiến hành xét nghiệm một cách đầy đủ, điều này đồng nghĩa với việc nhiều người có thể đã bị nhiễm Covid-19 từ trước mà vẫn chưa được chẩn đoán dương tính.
Vậy có khả thi hay không việc tự xác định từ các triệu chứng của Covid-19, và bạn nên phản ứng như thế nào nếu nghi mình có thể bị nhiễm bệnh? Các bác sĩ David Buchholz từ Trung tâm y tế Irving thuộc Đại học Columbia và William Hillmann từ bệnh viện tổng hợp Massachusetts, Mỹ sẽ đưa ra giải đáp cho những câu hỏi trên.
Có cách nào để biết một ai đó từng nhiễm Covid-19 trong quá khứ không?
Bác sĩ Hillmann: Các xét nghiệm kháng thể đang được phát triển nhưng chưa được sử dụng lâm sàng một cách rộng rãi. Xét nghiệm kháng thể sẽ cho phép chúng ta kiểm tra các mẫu máu chứa kháng thể chống lại virus SAR-CoV-2, để xác định một người đã bị nhiễm Covid-19 hay chưa. Tôi, cũng như nhiều người khác, đang hồi hộp chờ đợi những điều trên sẽ sớm trở thành hiện thực.
Tôi vẫn có thể bị nhiễm Covid-19 dù không gặp triệu chứng nào?
Bác sĩ Hillmann: Các triệu chứng mà virus SARS-CoV-2 gây ra thường rất đa dạng, từ những người hoàn toàn không có triệu chứng nào và không biết rằng họ đang nhiễm bệnh, tới những người có triệu chứng rất nhẹ, như cảm lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, và những người mắc nhiều hơn một triệu chứng giống cúm như sốt cao, đau cơ, khó thở và ho. Mất khứu giác và vị giác cũng bị coi là các triệu chứng của Covid-19. Tất cả đều dẫn đến những triệu chứng nặng hơn, như những người mà chúng tôi gặp trong bệnh viện trong tình trạng suy hô hấp, cần được chuyển vào đơn vị chăm sóc tích cực.
Các triệu chứng mà virus SARS-CoV-2 gây ra thường rất đa dạng, có những người bị nhiễm Covid-19 dù không xuất hiện triệu chứng nào (Ảnh: Reuters)
Những người không gặp triệu chứng nào cũng dễ lây truyền Covid-19?
Video đang HOT
Bác sĩ Hillmann: Một tỷ lệ đáng kể những người nhiễm Covid-19 nhưng hoàn toàn không có triệu chứng nào vẫn có khả năng lây truyền trong một số thời điểm. Chúng ta chưa thể biết thời điểm này diễn ra bao lâu, vì vẫn không có hình thức xét nghiệm nào để sàng lọc các bệnh truyền nhiễm nhưng không gây triệu chứng.
Bất cứ ai có triệu chứng của Covid-19 đều có khả năng truyền nhiễm, dù những triệu chứng này phải mất từ 1 đến 2 ngày mới phát tác. Kể cả sau khi các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh vẫn có khả năng truyền nhiễm trong một vài ngày. Chúng tôi thậm chí có một số bằng chứng về sự phát tán virus SARS-CoV-2 lên tới vài tuần sau khi các triệu chứng của người nhiễm trở nên suy yếu. Thật khó để biết chúng có phải là những virus còn sống, vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác, hay chỉ là những virus đã chết mà cơ thể bệnh nhân đang bài tiết.
Chúng ta có nên hoạt động khác đi nếu nghi ngờ, dù không chắc chắn, rằng mình bị nhiễm Covid-19 không?
Bác sĩ Hillmann: Vì không có cách nào để thực sự biết ai là người đang mắc Covid-19, trừ khi bạn đi xét nghiệm và được chẩn đoán có dương tính hay không. Tốt nhất là bạn nên tiếp tục làm tất cả những điều mà tất cả chúng ta nên làm vào thời điểm này: thực hiện giãn cách xã hội và vệ sinh tay. Tôi cho rằng việc phổ biến đeo khẩu trang ở nơi công cộng cũng là một khuyến nghị hợp lý, dựa trên những gì chúng ta biết về sự đa dạng trong các triệu chứng của Covid-19, và thực tế là kể cả người không có triệu chứng và vẫn có khả năng truyền virus SAR-CoV-2 cho người khác.
Hiện vẫn chưa có cách nào để thực sự biết ai là người đang mắc Covid-19 trừ việc xét nghiệm (Ảnh: Guardian)
Nếu nghi rằng mình có thể bị nhiễm Covid-19, tôi nên nói với những người mình đã tiếp xúc hay không?
Bác sĩ Buchholz: Chắc chắn là có rồi. Tôi đã ở New York trước khi chúng ta đều biết điều gì xảy ra ở đây. Vì vậy, tôi cho rằng với bất kỳ thành viên gia đình, bạn bè thân thiết, hoặc những ai có tiếp xúc gần với bạn trong khoảng thời gian dưới 14 ngày qua, bạn nên cảnh báo với họ. Nếu để thời gian quá 14 ngày, một vài trong số họ có thể sẽ phải nhập viện.
Bác sĩ Hillmann: Điều này tùy thuộc vào cảm tính của từng cá nhân. Như những gì vừa được nói, với sự gia tăng các ca nhiễm mà chúng ta đang phải chứng kiến ở những nơi như New York, nếu bạn có triệu chứng tại một thời điểm nào đó nhưng chưa được xét nghiệm và đã tiếp xúc gần gũi với một ai đó, tôi cho rằng bạn nên cảnh báo ngay với họ.
Sau khi bình phục, tôi có khả năng bị tái nhiễm Covid-19 không?
Bác sĩ Buchholz: Hiện vẫn có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy bệnh nhân có thể bị nhiễm Covid-19 nhiều hơn một lần. Một người có hệ thống miễn dịch bình thường có thể phản ứng với virus và trở nên khỏe hơn, nên có khả năng miễn dịch với Covid-19 trong khoảng thời gian ít nhất là 1 năm.
Dù đã có một số ghi nhận từ Trung Quốc và các nước châu Á cho thấy có những bệnh nhân dương tính với Covid-19 tới 2 lần, nhưng hầu hết các nhà khoa học cho rằng vấn đề này xoay quanh sự không chính xác của quá trình xét nghiệm, và những trường hợp này không phải có 2 lần nhiễm riêng biệt.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Hơn 18.000 người chết vì nCoV tại Mỹ
Mỹ ghi nhận thêm 1.602 người chết vì nCoV, nâng tổng số lên 18.350, trong hơn 492.000 ca nhiễm toàn quốc.
Đại học Johns Hopkin cho biết 492.240 ca nhiễm được xác nhận tại Mỹ, tăng 30.803 ca so với hôm qua, trong đó 28.790 người đã hồi phục.
New York ghi nhận thêm 10.575 ca nCoV, tổng số ca nhiễm tại bang này là 170.512, cao hơn cả vùng dịch lớn thứ hai thế giới là Tây Ban Nha với hơn 158.000 ca nhiễm. Thêm 777 người chết tại New York, giảm nhẹ so với mức tăng kỷ lục 799 hôm trước, nâng tổng số lên 7.844.
Nhân viên y tế phun dung dịch sát khuẩn lên túi đựng mẫu bệnh phẩm xét nghiệm nCoV tại trạm lưu động ở Foxborough, Massachusetts ngày 5/4. Ảnh: AP.
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng tối 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói 60.000 người có thể chết vì nCoV tại Mỹ, thấp hơn nhiều so với số dự báo 100.000 trước đó. "Thật khó tin rằng nếu chỉ có 60.000, bạn không thể hạnh phúc, nhưng điều đó thấp hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đã nói và nghĩ lúc đầu", Trump cho biết.
Giám đốc Viện dị ứng và Truyền nhiễm Quốc gia Anthony Fauci nói đường cong dịch bệnh ở Mỹ đang được làm phẳng như tại Italy vào khoảng một tuần trước nhờ tình hình được cải thiện ở bang New York. Tuy nhiên, Fauci cảnh báo Mỹ chưa đạt đỉnh dịch.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 1,7 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 102.000 người chết và gần 376.000 người đã hồi phục.
Nguyễn Tiến
Mất việc vì giấu triệu chứng Covid-19 khi lên máy bay Bị sốt nhưng nói dối phi hành đoàn về tình trạng sức khoẻ trên chuyến bay từ Mỹ về Trung Quốc, người phụ nữ họ Li vừa bị sa thải vừa bị điều tra hình sự. Phi hành đoàn mặc đồ bảo hộ, cung cấp nước rửa tay khô cho hành khách trên một chuyến bay ở châu Âu hồi tháng 2. Ảnh:...