Chúng ta cần nhau hơn mình tưởng
Những ngày vì cơn đại dịch hoành hành, toàn xã hội thực hiện giãn cách, rất nhiều người đã thốt lên: ôi, thèm… người! Hóa ra, chúng ta cần nhau hơn mình tưởng.
Hóa ra những mong muốn: ở một mình, được nằm im và ngủ thôi không làm gì, đi đến một nơi hoang vắng… đã nghe một vài lần nào đó trong những ngày bình thường, chỉ là ước mong được dừng chân ngơi nghỉ trong hành trình đôi khi ít nhiều nhọc nhằn thôi, chứ tuyệt đối không phải là thường trực.
Hơn bao giờ hết ta nhận biết sâu sắc, con người sinh ra không để sống một mình. Chúng ta sinh ra để sống với nhau vì nhau. Con người và thế giới loài người cho dù có ra sao, tốt hay xấu, vui hay buồn, hạnh phúc hay khổ đau thì cũng là thứ chúng ta cần nhất, mong muốn nhất.
Từ Thức trong truyện cổ tích ngày xưa, lạc bước đến cõi tiên, không gánh nặng mưu sinh, đứng ngoài vòng sinh tử, rồi cũng thương nhớ làng quê, nhớ cuộc sống nơi trần gian của mình mà tìm về. Thế mới biết những nhọc nhằn, những đau lòng, thậm chí những mất mát của cuộc sống thường nhật chưa bao giờ là vô nghĩa. Chẳng đắng cay làm sao hiểu hết ý nghĩa của ngọt ngào. Có niềm vui hạnh phúc nào thật sự viên mãn nếu không đi qua ngần ấy đau thương?
Vậy nên ai nấy đều hết sức mong ngày dịch bệnh được kiểm soát. Giãn cách xã hội được bãi bỏ. Cuộc sống được trả lại như trước kia – dẫu có như thế nào chăng nữa thì vẫn là cuộc sống vốn dĩ của con người. Đó là sáng sáng người lớn đi làm, trẻ con đến trường, đường phố sẽ nhộn nhịp, hàng quán mở cửa…
Ai nấy hớn hở đếm lùi ngày giờ, hân hoan thông báo cho nhau về một ngày hai ngày rồi ba ngày không có ca nhiễm bệnh mới. Ai nấy bảo nhau sẽ đi cắt tóc, đi cà phê, đi ăn món khoái khẩu…
Rồi cái ngày mong đợi ấy cũng đến. Tựa như có hẹn lần đầu với người mình thầm yêu trộm nhớ.
Video đang HOT
Ta nôn nao, rón rén thay bộ đồ đã ủi qua ủi lại đến mấy lần, đi ra đi vào soi gương, bỏ tóc bên đây vén tóc bên kia xem cái mặt đã đỡ phinh phính chưa. Ngồi lên chiếc xe mà bỡ ngỡ như hồi mới tập đi. Con đường thân thuộc đến từng khúc cua, ổ gà, bỗng nhiên như lạ như quen.
Đường phố vẫn còn thưa thớt. Cửa hàng quán xá cái mở cái không. Trẻ con bắt đầu thay ca đi học. Chiếc khẩu trang ngày xưa chỉ dùng để che bụi, che nắng khi đi đường và luôn được tháo cùng áo khoác, găng tay bỏ vào cốp xe hay giỏ xách trước khi vào quán, trước khi nói chuyện với nhau. Giờ, những gương mặt người kín mít khẩu trang. Biểu cảm nét mặt, giọng nói là những thứ vô cùng quan trọng và cần thiết khi giao tiếp. Vậy mà…
Ta bước vào quán cà phê quen. Người giữ xe đứng tuổi chẳng đứng sát bên giữ giùm ta chiếc xe nặng trịch như mọi khi, mà vẫn ngồi yên co ro trong một góc khuất: “Cô gạt chống để đó đi, lát tôi dẫn vào cho!”. Những chiếc bàn được dịch chuyển ra xa. Cô bé phục vụ đứng ngoài kia, vừa đủ tầm xa cách, giọng nói nghèn nghẹt qua lớp khẩu trang, ta dường như cảm thấy có một nụ cười?
Đâu đó là ý nghĩ lẩn thẩn: lẽ nào có cái gì đã thật sự đánh rơi qua đại họa này rồi chăng? Kiểu như một lần trượt té thân thể không tránh khỏi thương tích? Lẽ nào rồi, ngày mai, cả khi dịch đã lùi xa, những chiếc khẩu trang che kín mặt mũi vẫn còn đó trong giao tiếp với nhau như thói quen của một nỗi âu lo?
Những ngày này hoa phượng đã lác đác nở. Bỗng nhớ biết bao những ngày chia tay học sinh năm cuối cấp. Nhiều cậu trai cười đám con gái mít ướt. Vậy mà khi cô trò ôm nhau, tay trong tay ấm sực, ta nghe những đôi vai thanh niên cao lớn 18 tuổi run lên từng chặp.
Biết bao năm sau đó, thi thoảng lại nhận một tin nhắn lúc nửa đêm: “Nhớ cô quá, nhớ năm lớp 12 quá!”. Nghe thương yêu tràn khắp, nghe sống mũi cay cay… Rồi sẽ ra sao, nếu cái ôm, đứng gần nhau chúng ta cũng còn có thể sẽ rất dè xẻn?
Lẽ nào rồi con người cứ sống với nhau như lúc nào cũng có thanh gươm treo lơ lửng trên đầu? Không đâu! Chắc chắn như vậy, vì chúng ta cần nhau nhiều hơn mình tưởng.
Cun cút chăm vợ mới sinh, ông bố trẻ ngớ người khi chiếc khẩu trang trên mặt sản phụ được gỡ xuống và cảnh bi hài đi đẻ giữa mùa dịch
Sau này khi cưới, chồng em mới cười phá lên bảo anh sợ em đánh giá nên mới nằm dưới đất. Chứ lúc ấy anh cũng phải kìm lòng lắm mới ngủ được.
Vừa sinh mổ xong, không nên dùng điện thoại nhưng em vẫn không nhịn được cười các chị ạ. Em cười đến nỗi đau cả vết mổ, bây giờ con ngủ mới có thời gian tâm sự với các chị về ông chồng tồ tệch của em.
Nói ra thì không ai tin, nhưng chồng em năm nay đã 33 tuổi. Đáng lý với tuổi ấy, anh phải chín chắn, điềm đạm. Đằng này việc gì cũng không biết, ngay cả những chuyện rất cơ bản. Chẳng nói đâu xa, khi biết em và anh quen nhau, bố mẹ chồng cứ thúc giục chuyện ăn cơm trước kẻng.
Thật ra con trai đã có tuổi, ông bà nghĩ vậy cũng không hề sai. Nhưng chồng em mới là người có vấn đề trong chuyện này. Đợt ấy kỷ niệm nửa năm yêu nhau, bọn em có đi du lịch Đà Nẵng. Người yêu đi chơi cùng nhau, em cố tình đặt một phòng để có không gian riêng tư. Vậy mà mấy tối, chồng em đều vác gối xuống đất ngủ. Em nằm trên giường không hiểu chồng mình là đàn ông kiểu vì. Thậm chí còn băn khoăn không biết anh quá thật thà hay là gay nữa.
Một người đàn ông hơn 30 tuổi mà chẳng chủ động chút nào, trên đời này chắc chỉ có chồng em. Ảnh minh họa: Internet
Sau này khi cưới, chồng em mới cười phá lên bảo anh sợ em đánh giá nên mới nằm dưới đất. Chứ lúc ấy anh cũng phải kìm lòng lắm mới ngủ được. Nghe chồng nói, em không dám tin vào tai mình. Một người đàn ông hơn 30 tuổi mà chẳng chủ động chút nào, trên đời này chắc chỉ có chồng em.
Mặc dù hơi thật thà thái quá nhưng ưu điểm của chồng em là rất chăm vợ. Khi em có thai, anh thay toàn bộ gạch trong nhà vì sợ trơn. Không những vậy, mỗi đêm em dậy đi vệ sinh, anh lại dậy đỡ vào tận nơi vì sợ vợ ngái ngủ, dễ bước hụt.
Cũng chính vì chăm vợ quá kỹ nên chồng em đã mắc phải một sự cố tai hại. Sau khi sinh, bác sĩ khuyên em phải tập đi thì mới nhanh hồi phục. Dù rất đau nhưng ngày mai, em vẫn bảo mẹ dìu mình đi lại trong hành lang. Hôm ấy khi trở lại, em thấy chồng đang ngồi ngẩn người trong phòng bệnh, còn các cô đi chăm đẻ thì tủm tỉm cười.
Khổ nỗi, lúc sáng em vừa đổi giường cho sản phụ kia để sang giường khác nằm. Ảnh minh họa: Internet
Hỏi mãi họ mới chịu nói, chồng em vừa làm xong việc đã chạy đến với vợ. Thấy sản phụ ngồi ở giường giữa đang chuẩn bị tập đi, anh tưởng là vợ mình nên mới dìu cô ấy. Đang dìu thì chồng cô ấy vào, hai người hiểu lầm nên suýt đi đánh nhau.
Khổ nỗi, lúc sáng em vừa đổi giường cho sản phụ kia để sang giường khác nằm. Chồng em cứ đinh ninh vợ nằm giường giữa, cô gái kia thì bịt khẩu trang kín mít nên anh chẳng để ý. Nghe mọi người kể, em cũng phải phá lên cười. Đi đẻ mùa dịch, ai cũng trang bị khẩu trang. Vì thế mới có sự cố tai hại như nhà em đấy. Cũng may là chồng em mới chỉ dìu người ta. Nếu anh làm gì khác, nhất định không thoát khỏi tay em đâu.
Hà My (H.N)
Em giao tiếp qua tính cách, tâm hồn Em nghĩ mình sống không quá truyền thống, hơi hướng ngoại và tính cách có phần sôi nổi hơn ở lứa tuổi 32. Những ngày cuối năm vội vã trôi qua, chỉ còn vài ngày nữa là bước qua tuổi 32, em cảm nhận mình không còn trẻ, thanh xuân thì có giới hạn và thời gian không đợi chờ một ai. Chẳng...