Chung sức giảm thiểu rác thải nhựa
Việt Nam nằm trong tốp 4 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thế giới với khoảng 1,8 triệu tấn/năm, trung bình tiêu thụ 41,3kg rác thải nhựa/năm/người, nhưng chỉ 27% trong số này được tái chế. Việt Nam cũng đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200%.
TPHCM phấn đấu 100% siêu thị sử dụng túi nhựa thân thiện với môi trường trong năm 2021. Ảnh: CAO THĂNG
Nhiều hệ lụy
Dự án “Xây dựng hệ thống quan sát chất thải nhựa trong xã hội và môi trường” (COMPOSE) do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam triển khai đã chỉ ra, trong 250.000 tấn rác thải nhựa mỗi năm ở TPHCM, có 48.000 tấn được đem đi chôn lấp, hơn 200.000 tấn được tái chế hoặc thải thẳng ra môi trường. Đáng báo động, sông Sài Gòn có lượng rác thải nhựa đứng thứ 5 Việt Nam và thứ 45 trên thế giới. Lượng rác thải nhựa đổ ra sông Sài Gòn vào tháng 3-2018 ghi nhận 5,6 – 10,3 tấn. Dựa vào con số này, lượng rác thải nhựa ước tính 7.500 – 13.000 tấn/năm. Mỗi lít nước sông Sài Gòn đổ ra biển có lượng vi nhựa gấp 1.000 lần so với sông Seine ở Paris.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cứ mỗi hạt vi nhựa vỡ ra sẽ sản sinh rất nhiều chất độc gây hại sức khỏe. Khi đó, con người có thể bị cân bằng hormone, mắc bệnh về thần kinh, bệnh hô hấp… Hạt vi nhựa dài dưới 5mm, khi không được thu gom xử lý đúng cách sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường, đại dương, sinh vật dưới nước. Hạt vi nhựa có trong hầu hết sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày như sữa rửa mặt, sữa tắm, kem đánh răng và một số loại mỹ phẩm. Mỗi lần giặt 6kg quần áo, chúng ta cũng thải ra môi trường 728.000 sợi vi nhựa.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) cũng cho rằng ô nhiễm nhựa là một vấn đề xuyên biên giới, gây ra các tác động toàn cầu. Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, dễ bị tác động nhiều nhất do khu vực này là nơi gánh chịu phần lớn hệ quả từ sự quá tải và không hiệu quả của hệ thống tái chế toàn cầu. Ô nhiễm nhựa gây ra những tác động kinh tế tiêu cực đối với các ngành công nghiệp của khu vực, ước tính chạm mức 1,3 tỷ USD/năm.
Dù hầu hết Chính phủ các quốc gia đã tuyên bố hoặc đang trong quá trình thiết lập các biện pháp mang tính pháp lý ở cấp quốc gia, các biện pháp này đều bị hạn chế trong khả năng giải quyết thách thức rộng lớn mang tính xuyên biên giới của ô nhiễm nhựa đại dương do thiếu sự phối hợp hiệu quả giữa các quốc gia. Đã đến lúc, các nước phải tính chuyện thiết lập một hiệp ước quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý để chống lại ô nhiễm nhựa. Sự tiện lợi và phổ biến của các sản phẩm nhựa trên thị trường, nhất là các mặt hàng nhựa sử dụng một lần khiến người tiêu dùng tiêu thụ, sử dụng một lượng lớn nhựa. Do vậy, chúng ta cần đưa ra những giải pháp cơ bản để hạn chế như ưu đãi cho các sản phẩm sáng tạo mới, thúc đẩy các sản phẩm thay thế bền vững hơn hoặc không chứa nhựa. Tạo một cơ chế dán nhãn nhằm thúc đẩy những lựa chọn tốt hơn từ người tiêu dùng. Cần khuyến khích sự vào cuộc của doanh nghiệp trong việc xử lý bao bì nhựa.
Kết hợp nhiều giải pháp
Để chung tay cùng Chính phủ thực hiện mục tiêu giảm rác thải nhựa, UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Theo đó, TPHCM phấn đấu đến hết năm 2021, 100% hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng các loại bao bì thân thiện môi trường phục vụ cho mục đích sinh hoạt để thay thế túi ni lông khó phân hủy; tiểu thương tại chợ dân sinh giảm 50% sử dụng bao bì ni lông khó phân hủy trong việc đóng gói sản phẩm.
Các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập phải gương mẫu, tích cực, đi đầu trong việc giảm thiểu, tái sử dụng chất thải nhựa, không sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần (chai, lọ, ống hút, hộp xốp…) tại công sở, hội nghị, hội thảo. Đặc biệt, hạn chế sử dụng băng rôn, khẩu hiệu… dùng một lần, chuyển sang sử dụng các trang thiết bị điện tử phục vụ cho công tác tuyên truyền.
Để đạt được các mục tiêu này, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình đã chỉ đạo các sở ban ngành, đơn vị có liên quan chung tay xây dựng kế hoạch hành động thực hiện. Trong đó, chú trọng đến công tác kiểm soát chất thải tại nguồn. Hạn chế tối đa và tiến tới không sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong tất cả các hoạt động hàng ngày của các cơ quan nhà nước, nhà máy, trường học, sinh hoạt người của người dân.
Vận động các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, cơ sở sản xuất kinh doanh du lịch, ăn uống… có kế hoạch giảm thiểu chất thải nhựa, chuyển dần sang sử dụng sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch, dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho các dơn vị có chức năng xử lý.
Song song với giải pháp kiểm soát tại nguồn, TPHCM cũng khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa thông qua các hoạt động phát triển, triển khai sử dụng mô hình 3T (Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế), khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức có chức năng, đủ điều kiện thực hiện dịch vụ thu gom, tái sử dụng, tái chế chất tải nhựa trên địa bàn thành phố.
TPHCM cũng sẽ tăng cường công tác thanh kiểm tra các hành vi vi phạm về môi trường như vứt chất thải, chất thải nhựa bừa bãi ở nơi công cộng. Kiểm tra và xử lý các vi phạm về thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… trong hoạt động nhập khẩu, sản xuất phân phối, kinh doanh bao bì nhựa khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần; khuyến khích sản phẩm tái chế, sản phẩm thân thiện với môi trường.
Giảm thiểu rác thải nhựa trên biển: Thách thức mang tính toàn cầu
Ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa đã trở thành vấn đề môi trường toàn cầu, được Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, nhà khoa học và người dân trên toàn thế giới hết sức quan tâm.
Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và nỗ lực giải quyết vấn đề ô nhiêm rác thải nhựa trên biển thông qua việc đổi mới căn bản trong chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và bằng những hành động thiết thực, điển hình như: Thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), trong đó luật hóa các nội dung liên quan đến chất thải nhựa như quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa; Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030...
Rác thải nhựa dạt vào khu vực bãi biển ở xã đảo Tam Hải (Núi Thành, Quảng Nam). Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN
Bài 1: Thách thức toàn cầu
Nhận thức được tầm quan trọng của việc cần phải giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương, các nước trên thế giới đang nỗ lực xây dựng một thoả thuận toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý để các quốc gia cùng chung sức chấm dứt ô nhiễm nhựa.
Việt Nam là một thành viên tích cực thúc đẩy thoả thuận đó, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp để giảm thiểu rác thải nhựa đại dương ở nước ta.
Chung tay vì một đại dương không rác thải nhựa
Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), nhận định: Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Tuy vậy, biển và đại dương hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, điển hình nhất là ô nhiễm rác thải, trong đó chiếm tỷ trọng lớn và thời gian phân huỷ lâu nhất là rác thải nhựa. Các nghiên cứu khoa học và quan sát gần đây cho thấy, rác thải nhựa đại dương và hạt vi nhựa được ghi nhận xuất hiện ở mọi nơi trong môi trường biển của Trái Đất. Đặc biệt, Việt Nam xếp thứ tư trong danh sách những nước làm phát sinh ô nhiễm nhựa biển trên toàn thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines.
Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức vào tháng 6/2018 tại Canada, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hoan nghênh Sáng kiến "Đại dương không rác thải nhựa" và kêu gọi một cơ chế hợp tác toàn cầu với sự chung tay hành động của các quốc gia để các đại dương luôn mãi xanh, đầy ắp tôm cá và không còn phế thải nhựa như là một di sản tốt đẹp để lại cho các thế hệ mai sau.
Tại Lễ ra quân toàn quốc chống rác thải nhựa diễn ra vào ngày 9/6/2019 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: "Rác thải nhựa là thách thức môi trường toàn cầu lớn thứ hai sau biến đổi khí hậu". Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh sự cần thiết và xem kinh tế tuần hoàn là một trong những giải pháp để giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa.
Ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa đã trở thành vấn đề môi trường toàn cầu, được chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, nhà khoa học và người dân trên toàn thế giới hết sức quan tâm. Đặc biệt, trong vòng hơn một năm qua, ngày càng có nhiều quốc gia đưa ra tuyên bố khu vực kêu gọi hành động toàn cầu về ô nhiễm nhựa, xem xét đến các yếu tố có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Cùng với đó, cần xây dựng một cơ chế hợp tác toàn cầu hiệu quả để tạo động lực và gắn kết hành động của các quốc gia cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong "Sáng kiến không rác thải nhựa trong thiên nhiên" của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF); trong đó, WWF đặt mục tiêu hỗ trợ các quốc gia, khu vực để "Thiết lập một thoả thuận toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý để các quốc gia cùng chung sức chấm dứt ô nhiễm nhựa".
Nhận thức được tầm quan trọng của việc cần phải giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương, quán triệt tinh thần "Việt Nam - thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc" và tiếp tục khẳng định những cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ động, tích cực tham gia quá trình xây dựng và đã có những đóng góp bước đầu đối với việc hình thành một Thoả thuận toàn cầu giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương.
Đề xuất của Việt Nam
Các loại rác thải khó phân hủy tràn ngập ở khu vực biển phường Đông Hải, thành phố Phan Rang, Tháp Chàm, Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN
Quan điểm chung của phía Việt Nam là các thách thức của rác thải nhựa đại dương là vấn đề toàn cầu nên đòi hỏi cách tiếp cận và giải pháp ở quy mô toàn cầu, phù hợp với các ưu tiên của khu vực ASEAN và Việt Nam. Việt Nam đã gửi các đề xuất và được đăng trên cổng thông tin trực tuyến của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA). Nội dung đề xuất tập trung vào 2 vấn đề: chuyển đổi hướng đến kinh tế tuần hoàn; các rào cản khó có thể giải quyết trong phạm vi quốc gia nhưng có thể được giải quyết hiệu quả ở quy mô toàn cầu.
Tại Hội nghị Các giải pháp về nhựa khu vực các Biển Đông Á 2020 với Chủ đề "Giảm thiểu lãng phí nhựa và giữ sạch đại dương - Các hành động đến nay", Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân nhận định: Việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nhựa không bền vững đã trở thành một mối đe dọa to lớn đối với hệ sinh thái và môi trường trên đất liền, ven biển cũng như đại dương. Để vượt qua thách thức này, điều quan trọng là phải làm sao để tất cả các bên, bao gồm cả những người hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các doanh nhân và người tiêu dùng phải cùng chung tay thay đổi một cách hệ thống cách thức sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nhựa.
Để làm được điều này, những sáng kiến và mô hình hợp tác hiện tại cần phát huy vai trò lớn hơn trong việc tạo điều kiện trao đổi cách thức tối ưu và kinh nghiệm về xây dựng chính sách, phát triển và chuyển giao công nghệ, xây dựng năng lực, trong từng quốc gia cũng như giữa các quốc gia.
Một trong những sáng kiến đó là mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm tập trung vào tái sử dụng rác thải để sản xuất sản phẩm khác, qua đó tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý và giúp giảm đáng kể lượng rác thải ra môi trường.
Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, ô nhiễm nhựa không bị hạn chế bởi các ranh giới địa lý và chế độ chính trị nên hợp tác quốc tế là cần thiết, đặc biệt là việc chia sẻ kiến thức, công nghệ và huy động nguồn lực tài chính.
Khu vực ASEAN đã có một số các chương trình, dự án quốc tế về rác thải nhựa đại dương được triển khai thông qua các thỏa thuận song phương, đa phương. Nhưng thực tế cho thấy còn những khó khăn, tồn tại mà các thỏa thuận song phương, đa phương của mỗi quốc gia, khu vực chưa thể giải quyết triệt để được vấn đề này.
Việt Nam khẳng định sự ủng hộ và sẵn sàng tham gia vào việc xây dựng một thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương được khởi xướng và chủ trì bởi Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) trên nguyên tắc tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về luật biển và trong khuôn khổ của Liên hợp quốc. Các vấn đề nêu trong thỏa thuận toàn cầu phải phù hợp với các ưu tiên của ASEAN và Việt Nam.
Lục Nam: Học tập và làm theo Bác gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương Sáng 7/5, Ban Thường vụ Huyện ủy Lục Nam (Bắc Giang) tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Bí thư Huyện ủy Lục Nam Nguyễn Thị Kim Dung phát biểu chỉ...