Chung sức, chung lòng vì cộng đồng
Hưởng ứng và thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, phát động toàn dân tham gia ủng hộ chống dịch Covid-19 của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đáp ứng tinh thần quyết liệt chống dịch của Chính phủ, người dân ở khắp mọi miền đất nước đã thể hiện tấm lòng vàng, thể hiện trách nhiệm của mình với đất nước, với cộng đồng bằng những việc làm và hành động cụ thể.
Cụ bà Vương Thị Châu ủng hộ tiền tại MTTQ tỉnh Nghệ An. Ảnh: iền Bắc
Trong những ngày này, Trụ sở Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tại Hà Nội và trụ sở Ủy ban MTTQ của các tỉnh, thành phố trong cả nước liên tục bận rộn, tất bật tổ chức tiếp nhận sự đóng góp, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cả nước, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, kiều bào ở nước ngoài, góp nguồn lực cùng cả nước chống dịch Covid-19. ến 19 giờ ngày 9-4, theo thông tin bước đầu từ Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, số tiền, hàng đã gửi đến và đăng ký ủng hộ là hơn 800 tỷ đồng. ồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư ảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam cùng các đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã khẳng định với các cá nhân, cơ quan, tập thể ủng hộ phòng, chống Covid-19: MTTQ sẽ phân bổ nguồn ủng hộ về đúng địa chỉ để công tác cứu trợ bảo đảm kịp thời, trúng thời điểm như nhân dân đã trao gửi niềm tin.
Cậu bé Lê Minh Tuệ, lớp 2H, Trường tiểu học Nguyễn Khả Trạc, TP Hà Nội, được mẹ đưa đến cơ quan Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam để ủng hộ toàn bộ số tiền tiết kiệm 467 nghìn đồng mà cậu bé dành dụm từ ngày học mẫu giáo. Cậu bé nói: Hình ảnh các bác sĩ thức trắng đêm lo cho người bệnh, các chú bộ đội, công an ngày đêm canh gác, nhường chỗ cho người bị cách ly để vào rừng ngủ đã khiến cháu ngưỡng mộ và bày tỏ lòng biết ơn của mình bằng quyết định quyên góp số tiền tiết kiệm để giúp Chính phủ mua khẩu trang, mua thuốc, mua thức ăn… Chị Hoàng Thị Trang Viên, mẹ của cháu Minh Tuệ xúc động chia sẻ về việc làm của con mình bởi đây là số tiền rất lớn đối với cháu. Những đồng tiền mệnh giá nhỏ được cháu đã trân trọng gấp từng tờ gọn gàng để trong ví. Nhưng khi quyên góp, cháu đã rất khẳng khái: “Con nghĩ đây là một việc làm có ý nghĩa”.
Chị ặng Thanh Hằng, người bán hàng trực tuyến ở phố Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội đã mang đến 2.000 chiếc khẩu trang với mong muốn thông qua Mặt trận có thể gửi đến các y sĩ, bác sĩ đang ngày đêm căng mình chống dịch. Mặc dù hoạt động kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn, nhưng trước sự thiếu thốn khẩu trang y tế của các bác sĩ, y tá, chị đã quyết định mua khẩu trang để mang đến Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam để kịp thời chuyển đến tận tay đội ngũ bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch.
Tại tỉnh Nghệ An, đến cuối tháng 3, đã có hơn 145 đơn vị ủng hộ với số tiền hơn 18 tỷ đồng. ể “chia lửa” cho những người ở tuyến đầu của cuộc chiến chống dịch Covid-19, Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An phát Lời kêu gọi “Toàn dân tham gia ủng hộ, phòng dịch Covid-19″ đến tất cả người dân trong toàn tỉnh, các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm… ủng hộ tiền, vật chất. Tại buổi tiếp nhận, mọi người rất xúc động với hình ảnh cụ bà Vương Thị Châu
(70 tuổi) trú tại xóm 8, xã Nghi Ân, TP Vinh đến trao số tiền 1,1 triệu đồng, trong đó, có đến một nửa là những tờ tiền mệnh giá 1.000 đến 5.000 đồng. Theo bà Châu, thời gian qua, theo dõi trên ti-vi thấy cả nước ngày đêm chống dịch, nhất là các chiến sĩ bộ đội tuyến đầu ở khu vực miền núi, phải nhường doanh trại cho người cách ly, họ phải ngủ rừng, ngủ lán, cho nên bà Châu đã quyết định ủng hộ toàn bộ số tiền mà bà tiết kiệm nhiều tháng nay.
Video đang HOT
Tìm đến MTTQ các cấp để ủng hộ trong những ngày này, còn có rất nhiều doanh nghiệp. Chia sẻ với MTTQ Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp cho biết: Doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực khắc phục khó khăn để duy trì sản xuất, ổn định cuộc sống của công nhân, nhân viên. Tuy nhiên, đất nước cũng đang phải gồng mình trước những thử thách còn khó khăn hơn rất nhiều do dịch Covid-19 gây ra. Bởi vậy, với trách nhiệm của mình, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục có những đóng góp cụ thể, thiết thực gửi tới MTTQ, gửi tới đội ngũ y sĩ, bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội, công an và các khu cách ly trên cả nước để tham gia phòng, chống và quyết tâm chiến thắng đại dịch.
DIỆP LINH
ồng hành, hỗ trợ người nghèo vươn lên
Trong nhiều năm qua, với tinh thần dành những điều kiện tốt nhất giúp người nghèo vươn lên, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam cùng MTTQ các cấp đã mở ra nhiều hướng khác nhau nhằm tìm kiếm, phát huy sự hỗ trợ từ cộng đồng, qua đó từng bước xây dựng nguồn lực dồi dào để đồng hành với người nghèo vượt qua khó khăn.
Dù còn những trở ngại phía trước, nhưng với những gì đã đạt được, sự nỗ lực của MTTQ các cấp từ T.Ư đến địa phương là rất đáng trân trọng.
Chị Nông Thị Vĩnh (huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang) bên căn nhà đang xây dựng từ sự hỗ trợ của Quỹ "Vì người nghèo".
Chung tay giúp đỡ người nghèo
Một trong những hoạt động trọng tâm của MTTQ các cấp trong những năm qua nhằm đồng hành, giúp đỡ hiệu quả người nghèo là Chương trình Cả nước chung tay vì người nghèo. Qua ba năm triển khai chương trình đã có đông đảo doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân ủng hộ qua Quỹ "Vì người nghèo" bốn cấp và chương trình an sinh xã hội với số tiền hơn 9.573 tỷ đồng, trong đó ủng hộ qua Quỹ "Vì người nghèo" T.Ư hơn 89 tỷ đồng (bao gồm vận động ủng hộ người nghèo bằng nhắn tin qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400 được hơn 10 tỷ đồng), Quỹ "Vì người nghèo" địa phương hơn 2.880 tỷ đồng; thực hiện chương trình an sinh xã hội hơn 6.603 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền đã tiếp nhận qua Quỹ "Vì người nghèo" được dành hỗ trợ người nghèo làm nhà ở, riêng Quỹ T.Ư sẽ triển khai hỗ trợ làm mới 1.000 căn nhà tặng người nghèo tại một số tỉnh biên giới, miền núi, nơi thường xuyên xảy ra thiên tai, hỗ trợ phương tiện sản xuất, trang bị đồ dùng mùa đông và hỗ trợ học sinh nghèo...
Nói về hoạt động này, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư ảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam cho biết: Với truyền thống, đạo lý "Thương người như thể thương thân" của dân tộc ta, trong những năm qua, ảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đặc biệt quan tâm, chăm lo người nghèo, người gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. Vào dịp ngày 17-10 hằng năm - Ngày Quốc tế xóa nghèo và là ngày "Vì người nghèo Việt Nam", Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp chủ trì, phối hợp tổ chức "Tháng cao điểm vì người nghèo" nhằm vận động, tiếp nhận mọi nguồn lực ủng hộ người nghèo thông qua việc tổ chức nhiều hình thức như truyền hình đêm văn nghệ, lễ tôn vinh biểu dương doanh nghiệp, doanh nhân vì người nghèo...
Hưởng ứng chương trình thiết thực nêu trên, các địa phương trong cả nước nhận được sự quan tâm, ủng hộ của rất nhiều cá nhân, tập thể, doanh nghiệp và tổ chức chính trị, xã hội. Tại tỉnh Hà Giang, vì là một tỉnh nghèo cho nên việc huy động cán bộ, nhân dân góp quỹ còn hạn chế. Do đó, trong những năm qua, MTTQ các cấp đứng ra kêu gọi xã hội hóa công tác xóa đói, giảm nghèo. Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Giang triển khai đề án của Ủy ban MTTQ Việt Nam về tạo sinh kế cho người dân, mua 25 con bò giống để hỗ trợ 25 hộ nghèo ở các huyện: ồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, nuôi luân chuyển với tổng số tiền 500 triệu đồng; phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trao 520 triệu đồng tặng 10 hộ nghèo nơi biên giới để làm nhà mới. Tính trong giai đoạn 2016 - 2018, từ sự kêu gọi của MTTQ và chính quyền các cấp, tỉnh Hà Giang đã được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân dân ở xã nghèo về đồ dùng học tập, học bổng cho học sinh, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, xây dựng điểm trường, xóa nhà tạm, hỗ trợ công cụ sản xuất, tổng trị giá hơn 105 tỷ đồng. ặc biệt, sáu huyện nghèo của tỉnh tiếp tục vận động các tập đoàn, tổng công ty hỗ trợ hơn 131 tỷ đồng, chủ yếu tập trung cho xây dựng trường học, lớp học, nhà lưu trú, bếp ăn học sinh vùng sâu, vùng xa. Ngoài thực hiện hiệu quả Quỹ "Vì người nghèo", tỉnh còn thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Trong quá trình thực hiện, MTTQ các cấp đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cũng như giám sát thực hiện các chính sách dân tộc và miền núi. Do đó, các chính sách được chính quyền địa phương thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.
Tỉnh Hà Giang đã từng bước xóa đói, giảm nghèo, bình quân mỗi năm giảm từ 4 đến 6% tỷ lệ hộ nghèo. Riêng năm 2018, toàn tỉnh có 7.010 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 31,17%; trong đó, sáu huyện nghèo có tỷ lệ hộ nghèo 46,25%. Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Giang Triệu Quốc Lương cho biết: Ban vận động Quỹ "Vì người nghèo" các cấp tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ, đóng góp xây dựng quỹ. Tùy vào điều kiện thực tế của từng địa phương để vận động đóng góp quỹ. Các cơ quan, doanh nghiệp thì đóng góp bằng tiền, con giống, cây giống; người dân thì góp gạo, góp ngô, góp công lao động; có tổ chức thì đóng góp bằng quà để hỗ trợ người nghèo nhân dịp lễ, Tết. Nguồn quỹ tập trung chính vào hỗ trợ người dân xây dựng nhà đại đoàn kết. ã có 309 hộ được hỗ trợ hơn 7,7 tỷ đồng để làm nhà đại đoàn kết; 1.520 hộ được hỗ trợ hơn 15 tỷ đồng để tu sửa nhà cửa; hàng nghìn hộ nghèo, gia đình chính sách được thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, Tết. Ngoài ra, với tinh thần tương thân, tương ái, cộng đồng dân cư trong thôn, bản, tổ dân phố đã hỗ trợ nhau bằng ngày công, nguyên vật liệu để xây dựng những căn nhà tình nghĩa.
Tại tỉnh ác Nông, làm việc với chúng tôi về các hoạt động của Quỹ "Vì người nghèo", đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh đánh giá: Trong thời gian qua, hoạt động của Quỹ "Vì người nghèo" các cấp của tỉnh hoạt động có hiệu quả, nhiều địa phương đã có sự đổi mới, sáng tạo trong cách làm, trong tổ chức vận động cho nên được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân trong và ngoài tỉnh đồng tình, ủng hộ. Quỹ "Vì người nghèo" các cấp đã nhận được hàng chục tỷ đồng, đã tổ chức xây dựng hàng trăm căn nhà, tặng hàng chục nghìn phần quà cho các hộ nghèo, gia đình chính sách, nạn nhân trong các đợt thiên tai lũ lụt... cho nên đã tạo ra động lực lan tỏa rất lớn trong toàn xã hội. Tạo động lực để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống; góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm tại địa phương, nhất là đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.
Cần sự nỗ lực của mỗi gia đình
Nói về động lực trong xóa đói, giảm nghèo, các cán bộ của Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và MTTQ các tỉnh Hà Giang, ác Nông đều chung một suy nghĩ: Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền, MTTQ đối với người nghèo là rất quan trọng, nhưng bản thân mỗi hộ nghèo cần có ý chí vượt khó vươn lên. Trong thực tế, khi hội đủ hai yếu tố nêu trên thì người nghèo thoát nghèo rất nhanh và bền vững, thậm chí rất nhiều người đã có cuộc sống ấm no, giúp đỡ nhiều người khác thoát nghèo.
Chúng tôi đến thăm gia đình chị Tẩn Thị Viên, dân tộc Dao, nhiều năm liền sinh sống trong một túp lều tạm bợ trên sườn núi cao ở thôn Lũng Buông, xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Một mình chị phải tần tảo làm thuê để nuôi mẹ già, con nhỏ và mơ ước lớn nhất là xây được ngôi nhà mới để yên tâm sinh sống. ầu năm 2019, theo bình xét của người dân thôn Lũng Buông, Ủy ban MTTQ huyện Vị Xuyên quyết định hỗ trợ tiền từ Quỹ "Vì người nghèo" của huyện để giúp gia đình chị Viên làm nhà mới. Trong thời gian thi công, Ban Mặt trận thôn Lũng Buông còn huy động người dân góp hàng trăm ngày công lao động để giúp vận chuyển vật liệu xây dựng từ dưới chân núi lên vị trí xây nhà mới. Tháng 8 vừa qua, ngôi nhà xây kiên cố ba gian đã hoàn thành. Chị Viên vui mừng tâm sự: "Trước đây, tôi không dám nghĩ đến việc xây nhà mới vì làm còn chẳng đủ ăn chứ nói gì đến việc tích lũy tiền xây nhà. May mắn là được người dân trong thôn giúp đỡ, được hỗ trợ kinh phí từ Quỹ "Vì người nghèo", đã tạo động lực cả về tinh thần và vật chất để gia đình tôi xây nhà mới. Từ nay, gia đình tôi yên tâm sinh sống, không phải lo lắng khi mưa gió. ó là động lực giúp tôi vươn lên, yên tâm lao động để chăm lo cho gia đình". Chúng tôi lên xã vùng cao biên giới Bạch ích, huyện Yên Minh, để thăm gia đình chị Nông Thị Vĩnh, thôn Na Sàng 3. Gia đình chị Vĩnh là hộ nghèo được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà đại đoàn kết từ nguồn Quỹ "Vì người nghèo" của tỉnh và huyện Yên Minh, với số tiền hỗ trợ 40 triệu đồng. Chị chia sẻ: "Hoàn cảnh gia đình tôi rất khó khăn, làm ruộng và trồng ngô chỉ đủ ăn, cho nên không có kinh phí làm nhà. Giờ được hỗ trợ xây nhà mới, tôi rất mừng".
Chị Lê Thị Vui, thôn 1, xã ác Wel, huyện ác R'lấp, tỉnh ác Nông được người dân địa phương nể phục vì có một gia đình ấm no hạnh phúc, thu nhập ổn định từ trồng cà-phê mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Thế nhưng, chỉ trong một thời gian ngắn, chồng chị Vui trở nên hư hỏng, bị bạn bè rủ rê uống rượu, cờ bạc, rồi đánh đập vợ con, sau đó bán hết nhà cửa, vườn rẫy, bỏ đi biệt xứ. Từ hộ khá, chị Vui trắng tay, cả ba mẹ con phải về nhà mẹ đẻ tá túc qua ngày, và sau đó là chuỗi ngày cơ cực làm thuê kiếm sống nuôi con khôn lớn... Thương cảm trước hoàn cảnh chị Vui, người dân địa phương thường "để dành" công việc để thuê chị, giúp chị có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Người thân trong gia đình cũng cho đất ở và năm sào đất rẫy để mẹ con chị Vui làm ăn, ổn định cuộc sống. Nhưng do không có vốn đầu tư sản xuất, thu nhập từ làm thuê chị dành dụm lo hết vào việc học cho các con cho nên đến tuổi đã cao chị Vui vẫn không có nổi căn nhà để ở. Năm 2016, Quỹ "Vì người nghèo" xã ác Wel đã hỗ trợ tiền, xây cho chị một căn nhà mới, khang trang. Có nhà mới, với quyết tâm thoát nghèo, chị Vui đã mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. ến năm 2018, gia đình chị Vui đã thoát nghèo, thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm, các con được học hành đầy đủ. "Nếu không có sự hỗ trợ của Quỹ "Vì người nghèo" chắc tôi phải ở nhờ đến cuối đời, các con của tôi cũng vì thế không có chỗ nương thân. Tôi biết ơn ảng, chính quyền địa phương, MTTQ và các nhà hảo tâm đã giúp đỡ, tạo điều kiện để gia đình thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống", chị Vui phấn khởi chia sẻ.
Tuy hiện nay tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng cả nước vẫn còn nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo mới. Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo năm 2018, cho thấy, cả nước còn 1,3 triệu hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,23%, giảm 1,47% so cuối năm 2017; 1,2 triệu hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 4,95%; tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo là 33,63%, giảm 5,93%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số là 22,84%, giảm 4,72% so cuối năm 2017 (tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ). Trong đó còn hàng chục nghìn hộ nghèo, cận nghèo đang ở nhà tạm cần giúp đỡ về nhà ở. Tỷ lệ tái nghèo rất cao khi gặp biến cố, thiên tai bão lũ... đòi hỏi Chính phủ, các địa phương tiếp tục ban hành và thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo căn cơ hơn nữa và huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, xã hội.
Về nội dung này, Phó Thủ tướng Vương ình Huệ cho biết: Trước mắt, từ nguồn Chương trình Cả nước chung tay vì người nghèo, sẽ tập trung cho ba mục tiêu chính: Xây dựng nhà đại đoàn kết cho người nghèo, nhất là người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thi đỗ vào đại học, cao đẳng; tập trung lo Tết cho người nghèo. Trong đó, đối tượng và địa bàn hỗ trợ sẽ ưu tiên làm nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo thuộc thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, miền núi, góp phần xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; hỗ trợ các hộ nghèo thuộc diện chính sách.
BÀI VÀ ẢNH: SONG LINH, KHÁNH TOÀN, VĂN YÊN
Theo NDĐT
Kiều bào góp sức cùng đất nước vượt qua dịch bệnh Đóng góp của 4,5 triệu kiều bào là không thể cân đong đo đếm được. Không chỉ là nguồn kiều hối gần 17 tỷ USD/năm (năm 2019), quan trọng chính là nguồn trí lực, mạng lưới thông tin, hỗ trợ, kết nối, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, đầu tư kinh doanh ra nước ngoài. Ông Peter Hồng (thứ 2, từ phải...