Chung sức chăm lo đời sống nhân dân ở khu vực biên giới
Để hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng địa bàn vững mạnh, trong thời gian qua, BĐBP đã tích cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành ở khu vực biên giới chăm lo cho đời sống của bà con nơi đây.
Quân y BĐBP Nghệ An và bác sĩ Bệnh viên Đa khoa Đông Âu hướng dẫn cách sử dụng thuốc chữa bệnh cho người dân xã biên giới Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Hùng Phong
Khu vực biên giới thường có địa hình hiểm trở, giao thông phức tạp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng của các cơ sở khám, chữa bệnh thiếu thốn, lạc hậu, do vậy, việc đảm bảo y tế của nhân dân khu vực biên giới còn nhiều bất cập. Trước tình hình trên, những năm qua, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và y tế các tỉnh biên giới đã phối hợp với quân y BĐBP triển khai công tác kết hợp quân dân y đảm bảo y tế cho khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới. Cụ thể, Bộ Y tế đã phối hợp với BĐBP triển khai 152 phòng khám quân dân y tại các đồn Biên phòng dọc tuyến biên giới. Có thể nói, các phòng khám quân dân y thực sự là “cánh tay nối dài” của các trạm y tế xã đến tận thôn, buôn, bản của nhân dân ở khu vực biên giới. Ngoài công tác khám chữa bệnh, quân y BĐBP và nhân viên y tế còn phối hợp triển khai các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, phòng chống lao, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, sức khỏe sinh sản…; tham gia vận động nhân dân các dân tộc xây dựng nếp sống vệ sinh khoa học, bài trừ hủ tục lạc hậu, tổ chức cai nghiện ma túy tại các xã biên giới.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, BĐBP còn phối hợp với ngành y tế trong triển khai mô hình kết hợp quân dân y cai nghiện ma túy trên địa bàn các xã biên giới tại 4 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh. Kết quả, hằng năm đã cắt cơn nghiện ma túy cho hàng trăm lượt người, tổ chức dạy nghề, hướng nghiệp cho những người sau cai nghiện, đưa người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phối hợp với y tế các địa phương, quân y BĐBP thực hiện tốt công tác kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm; tham gia khắc phục hậu quả về y tế trong thiên tai thảm họa ở khu vực biên giới. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, trên tuyến đầu, không chỉ thực hiện nhiệm vụ chính trị mà cán bộ, chiến sĩ BĐBP còn chia “lửa” với ngành y tế trong tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19…
Không chỉ làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở khu vực biên giới, BĐBP còn tích cực phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào nơi đây. Trên các tuyến biên giới, các đơn vị BĐBP cũng phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo một số huyện biên giới tổ chức các lớp học xóa mù chữ cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số; các lớp học phổ cập tiểu học… Các đơn vị BĐBP còn phối hợp với các nhà trường và chính quyền địa phương vùng dân tộc thiểu số giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nơi biên giới thông qua Chương trình “Nâng bước em tới trường”, mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng”…; vận động các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, cá nhân đóng góp công sức để từng bước xóa bỏ lớp học tranh tre tạm bợ, kiên cố hóa trường lớp… Ngoài ra, hằng năm, BĐBP đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, UBND các huyện, thị tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến nhân dân ở khu vực biên giới, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số với hàng nghìn lượt người tham gia; biên soạn các tài liệu pháp luật, phát tờ rơi tuyên truyền…
Cùng với đó, công tác phát triển kinh tế khu vực biên giới cũng được BĐBP phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành triển khai thực hiện. Với cách tiếp cận lấy gia đình là mục tiêu, là điểm tựa cho mọi hoạt động, gần 30 năm qua, từ năm 1991, BĐBP và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã có nhiều chương trình, đề án hỗ trợ phụ nữ khu vực biên giới phát triển toàn diện, để mỗi người phụ nữ trở thành một “cột mốc sống”, xây dựng địa bàn ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, vững chắc về quốc phòng, an ninh trong đó, Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” đã trở thành điểm sáng. Được thực hiện từ tháng 3-2018, chương trình này đã tạo được hiệu ứng và sức lan tỏa sâu rộng, thu hút sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và phụ nữ ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Qua đó, đã có 110 xã khó khăn thuộc 26 tỉnh biên giới, hải đảo được đồng hành, hỗ trợ, góp phần cải thiện chất lượng đời sống, an sinh xã hội cho bà con.
Các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh, thành phố còn tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ, hội viên trong tham gia quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Trong đó, các nội dung về chủ quyền, an ninh biên giới được gắn với các vấn đề của phụ nữ, địa phương như di cư lao động an toàn, phòng chống buôn lậu, phòng chống mua bán người… Từ hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục, các mô hình “Điểm sáng biên giới”, “Phụ nữ vì sự bình yên tuyến biển”, “Biệt đội hoa hồng thép” đã trở thành những nguồn cung cấp thông tin kịp thời, giúp đỡ BĐBP và các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý nhiều vụ việc, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Sự phối hợp giữa các cấp hội phụ nữ với BĐBP còn được gắn kết với các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội vùng biên thông qua các mô hình hướng dẫn sản xuất chăn nuôi hỗ trợ sinh kế kết nối thị trường… góp phần tăng thu nhập, giảm hộ nghèo, ổn định cuộc sống cho bà con.
Trong những năm qua, các đơn vị BĐBP cũng đã chủ động tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền địa phương và trực tiếp thực hiện hàng trăm dự án vừa và nhỏ, xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới; thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, như: Chương trình 135, 134; Nghị quyết số 80 của Chính phủ; phong trào “BĐBP chung sức xây dựng nông thôn mới”; chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới”… và các mô hình kinh tế ở các địa phương khu vực biên giới… Từ đó, đời sống của nhân dân vùng biên giới được cải thiện đáng kể, góp phần xây dựng biên cương giàu mạnh, đồng thời, thắt chặt tình cảm giữa quân và dân, tạo thế trận lòng dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Kinh tế cửa khẩu ở Gia Lai có tín hiệu phục hồi
Những tháng đầu năm nay, dịch COVID-19 đã tác động đến các chuỗi giá trị sản xuất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến định hướng tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội của tỉnh Gia Lai, nhất là tại khu vực cửa khẩu. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát. Nhờ đó, kinh tế khu vực cửa khẩu của tỉnh bắt đầu có tín hiệu phục hồi và khởi sắc.
Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, tỉnh Gia Lai, tiếp giáp với nước Campuchia. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Cụ thể, trong quý III/2020, Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đã tiếp nhận 21 doanh nghiệp làm thủ tục hải quan với gần 3.700 lượt phương tiện xuất, nhập cảnh, tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất, nhập khẩu quý III cũng đạt gần 15 triệu USD, tăng 108% so với cùng kỳ và thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 1,15 tỷ đồng; trong đó, các mặt hàng xuất khẩu sang Campuchia chủ yếu là thiết bị điện, hàng hóa tổng hợp, bao bì, vật tư nông nghiệp với tổng giá trị trên 12 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam là trái cây gồm: thanh long, chuối tươi..., giá trị đạt gần 2 triệu USD.
Có được kết quả khả quan này là nhờ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại khu vực biên giới. Theo đó, các lực lượng chuyên trách tại cửa khẩu luôn có sự phối hợp chặt chẽ trong kiểm tra, giám sát, quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu không để xảy ra tình trạng ách tắc. Đồng thời, tạo mọi điệu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, người dân thông thương hàng hóa hiệu quả nhất.
Ông Bùi Hiếu, Điều phối viên đơn vị vận tải quốc tế Thilogi tại Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh chia sẻ, trước đây, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông hàng hóa giữa 2 nước Việt Nam và Campuchia. Hiện tình hình dịch bệnh được kiểm soát nên việc luân chuyển hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh đã thuận lợi hơn. Hàng ngày, trung bình tần suất xe của đơn vị qua lại khoảng từ 40 - 50 xe, chủ yếu vận chuyển các loại hàng hóa như: chuối, thanh long, nhãn...
Ông Trần Quang Thái, Phó Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Gia Lai cho biết, từ khi có chủ trương nới lỏng giãn cách xã hội cũng như chỉ đạo thực hiện mục tiêu kép về đẩy lùi dịch bệnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong quý III/2020, hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục, các doanh nghiệp đã bắt đầu có đơn hàng mới để ổn định hoạt động sản xuất; trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu có tăng trưởng đáng kể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 130 triệu USD, tăng trưởng lớn so với giai đoạn trước.
Trong thời gian tới, xu hướng tình hình dịch bệnh giảm nhiệt hơn, hy vọng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp sẽ có những bước đột phá. Điều này, góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh.
Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được thông thương trở lại, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nội địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng rất phấn khởi và hy vọng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ thuận lợi hợi trong những tháng cuối năm.
Là đơn vị chuyên sản xuất đồ gỗ, hàng nội thất cung cấp cho thị trường trong nước, Công ty TNHH Sản xuất thương mại Gia Khang đã nỗ lực duy trì sản xuất, đảm bảo công ăn, việc làm và nguồn thu nhập cho trên 130 lao động thường trực trong giai đoạn thị trường tiêu thụ giảm, nguồn nguyên liệu thiếu hụt. Vượt qua giai đoạn khó khăn, hiện đơn vị đã bắt đầu có được đơn hàng và chuyển hướng sản xuất các mặt hàng phục vụ gia đình để khai thác hiệu quả dây chuyền sản xuất, duy trì việc làm cho người lao động.
Theo chia sẻ của ông Trương Tấn Công, Quản đốc xưởng sản xuất Công ty TNHH Sản xuất thương mại Gia Khang, quý I và quý II/2020 do xảy ra dịch bệnh nên công ty đã gặp một số khó khăn nhất định về việc làm cho công nhân do bị đứt gãy nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ. Bước sang quý III, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, giãn cách xã hội được nới lỏng, công ty chúng tôi bắt đầu nhận được một số đơn hàng về nội thất trong nước. Nhờ đó, công nhân đã có việc làm cả ngày và đêm, các dây chuyển sản xuất đảm bảo, đời sống công nhân dần đi vào ổn định.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Gia Lai các đơn vị sản xuất kinh doanh đã đi vào hoạt động bình thường. Nhiều công ty đã kết nối xuất khẩu các mặt hàng nông sản cà phê, chanh dây sang thị trường châu Âu. Đây là tín hiệu vui và là động lực để các doanh nghiệp tự tin sản xuất kinh doanh và thúc đẩy nền kinh tế khởi sắc trong những tháng cuối năm.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở đường khu vực biên giới Sáng ngày 18/9, ông Bling Mia, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, mưa lớn xảy ra từ chiều 16/9 đến nay đã gây ra sạt lở nặng trên tuyến đường ĐT606 nối từ xã Axan lên xã Ch'ơm. Đây là tuyến đường huyết mạch lên khu vực biên giới của huyện Tây Giang. Tại điểm sạt lở, hàng...