Chung sống với hạn mặn
Tình hình hạn và mặn ở khu vực ĐBSCL vẫn đang diễn ra nghiêm trọng, gây thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, tác động xấu đến xuất khẩu gạo và an ninh lương thực của nước ta. Nhiều bạn đọc đã góp ý về các biện pháp chủ động và phù hợp để ứng phó hạn mặn.
Nhiều kênh mương ở Tiền Giang khô kiệt, ảnh hưởng đến vụ lúa đông xuân. Ảnh: TÍN HUY
Khai thác mặt lợi của thời kỳ khô hạn
Tại ĐBSCL, mùa vụ ở nhiều vùng canh tác lúa hiện cơ bản đã xong, đang giữa mùa đại hạn nên ruộng đồng khô cháy, nứt nẻ tận đáy kênh mương, có những nơi cỏ cây xơ xác vì thiếu nước. Trong tình cảnh nông nhàn bất đắc dĩ hiện nay, bà con cần tận dụng thời cơ khai thác những điều lợi trong hoàn cảnh bất lợi.
Trước mắt, bà con có vườn cây ăn trái nên tranh thủ lúc khô hạn làm cỏ cho vườn cây một cách triệt để và dùng thân cỏ khô ủ lại gốc cây trồng nhằm giữ ẩm và chống bốc thoát hơi nước khi tưới. Lâu nay, nhiều kênh mương nội đồng bị bồi lắng cạn dòng, vì vậy, trong lúc đang nắng hạn, các địa phương nên vận động bà con nông dân cùng hợp sức vét thông kênh mương để khi mùa mưa về thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Cho phép và khuyến khích có điều kiện để các doanh nghiệp được lấy đất đáy các kênh công cộng phục vụ việc san lấp mặt bằng, vừa đỡ tốn tiền và công sức nạo vét kênh mương, vừa tránh được việc khai thác đất mặt ruộng để san lấp, vừa giúp khắc phục úng ngập trong mùa mưa và tích thêm nước cho năm sau. Lấy bớt đi bùn đất từ đáy kênh mương sẽ vét sâu được lòng kênh, tạo điều kiện chứa nhiều nước, giúp điều tiết chống ngập khi mưa lũ.
Một công việc khác rất có ý nghĩa, là rà soát lại thực trạng thiết kế vườn ruộng của nhà mình xem có hoàn toàn phù hợp và thuận tiện cho sản xuất chưa. Nếu chưa, hay có hỏng hóc, trở ngại, khiếm khuyết gì thì nên tận dụng thời gian khô hạn để điều chỉnh lại, rồi tiến hành sửa chữa, đắp vá mặt ruộng, mương, bờ cho phù hợp và vét ao đìa, tu sửa bờ bao, gia cố nâng cao nền chuồng trại nhằm chống ngập khi mùa mưa về. Để từ đó có thể kết hợp canh tác lúa với nuôi các loại cá, trồng thêm rau màu, cây ăn trái và phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm một cách an toàn, hiệu quả theo hướng canh tác tổng hợp R-V-A-C (ruộng – vườn – ao – chuồng) đa cây con.
NGUYỄN VĂN THƯỚC – Liên hiệp Hội KH-KT Cà Mau
Quy hoạch các vùng phù hợp từng loại cây trồng, vật nuôi
Dự báo tình hình hạn mặn ở ĐBSCL sẽ ngày càng trầm trọng hơn chứ không phải là hiện tượng nhất thời, do đó cần chủ động ứng phó một cách khẩn trương, tích cực. Khu vực nào bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nên có phương án sản xuất mới thay thế ngay phương án sản xuất truyền thống; khu vực nào bị ảnh hưởng ít, cũng nên tạo điều kiện để nông dân chuyển đổi dần, tránh gây đảo lộn sản xuất và sinh hoạt của người dân. Nơi nào có điều kiện thì đầu tư xây dựng các hồ chứa nước ngọt để phục vụ sinh hoạt trong mùa nắng; đồng thời xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm.
Ngay từ bây giờ, tập trung nghiên cứu, lai tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có khả năng chịu hạn, chịu mặn, từ đó quy hoạch các vùng, địa phương, khu vực phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi, tùy theo điều kiện nhiễm mặn và điều kiện nước ngọt có thể phục vụ được. Việc quy hoạch căn cứ trên các khảo sát, nghiên cứu khoa học và ở tầm nhìn tổng thể của toàn vùng. Xây dựng các hệ sinh thái phù hợp với điều kiện thời tiết và nguồn nước mới nhằm tạo các quần thể sinh vật mới, góp phần xây dựng và bảo vệ cảnh quan môi trường.
Video đang HOT
TRÚC GIANG – quận 3, TPHCM
Tìm nhiều giải pháp phù hợp
Không phải đến bây giờ các nhà hoạch định chính sách mới nói tới việc người dân ĐBSCL phải chung sống với hạn mặn. Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, những kết quả đạt được cho thấy chung sống với hạn mặn là hướng đi đúng đắn của nông nghiệp ĐBSCL. Trước mắt, diện tích cây trồng được điều chỉnh cho thích hợp tùy theo địa hình có ngập mặn hay không, tùy vùng nước mặn, lợ, ngọt. ĐBSCL đã thực hiện tái cơ cấu, chuyển hơn 40.000ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái.
Tuy nhiên, phát triển cây trồng cạn phải tính đến đầu ra sao cho có tính bền vững. Tránh tình trạng “thấy người ta ăn khoai, vác mai đi đào” hay người người cùng trồng, nhà nhà cùng trồng một loại cây, nuôi một loại con; hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng “trúng mùa mất giá” như nhiều năm nay. Để chung sống với hạn mặn, ngành nông nghiệp không chỉ đơn thuần cứ chuyển diện tích lúa sang cây trồng cạn hay chăn nuôi thủy sản là đủ, là đúng, mà rất cần những bộ giống lúa thích nghi với hạn mặn. Rất hoan nghênh nhóm nghiên cứu Trường Đại học Tiền Giang do TS Nguyễn Bích Hà Vũ chủ nhiệm đề tài, đã nghiên cứu, lai tạo thành công 2 bộ giống TG1, TG4 chịu mặn, đang trong quá trình cung ứng giống cho nông dân.
Tại Cà Mau, PGS-TS Võ Công Thành cũng lai tạo thành công 2 bộ giống lúa chịu mặn cao là giống Cà Mau 1, Cà Mau 2, cũng trong quá trình sản xuất đại trà. Cần tiếp tục nghiên cứu, lai tạo cho ra những bộ giống lúa vừa thích nghi với hạn mặn vừa cho ra hạt gạo chất lượng cao, chứa dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới.
Đầu nguồn sông Mê Công bị tích nước, khiến hạ lưu thiếu nước dẫn tới hạn mặn là thực tế không thể tránh khỏi. Do vậy, rất cần khẩn trương nghiên cứu tìm ra thật nhiều giải pháp phù hợp cho sản xuất và sinh hoạt để có thể chung sống, tồn tại và phát triển với hạn mặn.
TÚ NGUYÊN – huyện Cần Đước, tỉnh Long An
Theo SGGP
Hạn mặn, nông dân phía Nam vật vã, miền Trung sắp vào cuộc chiến
Trong khi nông dân nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang vật lộn đối phó với hạn mặn thì những cảnh báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho thấy, hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh miền Trung mới thực sự bắt đầu.
Kênh nứt nẻ, lúa khó bán
Đây là thời điểm người dân ở vùng ngọt hóa Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) cơ bản hoàn thành thu hoạch vụ lúa đông xuân. Tuy nhiên, do hệ thống kênh mương thủy lợi trong vùng khô cạn, nên việc bán lúa của người dân gặp nhiều khó khăn.
Theo ghi nhận của phóng viên, những ngày này chạy dọc các tuyến kênh nội đồng của huyện Trần Văn Thời, không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc xe máy tấp nập chở theo các bao lúa vận chuyển đến điểm thu mua.
Theo người dân địa phương, tùy theo khoảng cách từ điểm bán lúa đến điểm thua mua mà mỗi tấn lúa người dân phải tốn chi phí vận chuyển bằng xe máy từ 200.000-500.000 đồng. Có những hộ nằm xa trục giao thông chính, đường sá bị sụp lún thì thu hoạch xong thương lái không vào mua.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Huỳnh Văn Thân (ngụ ấp Bình Minh 2, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời) cho biết: "Gia đình tôi năm nay trồng giống lúa OM18. Như năm trước có ghe vào kênh mua, tôi bán được giá 5.200 đồng/kg, còn năm nay kênh cạn nên thương lái chỉ mua 4.500 đồng/kg, họ trừ tiền phí thuê xe máy vận chuyển lúa từ kênh nhỏ ra kênh lớn còn nước".
Thương lái thuê xe ôm chở từng bao lúa từ nơi thu hoạch đến điểm thu mua. (ảnh: T.T)
Ông Nguyễn Trường Đời - Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Kinh Dớn (xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời), cho biết: "Thông thường hàng năm, lúa của bà con vận chuyển ra đến bãi tập kết chỉ mất 250 đồng/kg. Còn năm nay, tình trạng khô hạn diễn ra gay gắt làm các tuyến kênh, gạch khô cạn, người dân không thể vận chuyển lúa bằng đường thủy, còn đường bộ thì sạt lở không thể vận chuyển bằng xe tải, bà con phải vận chuyển bằng phương tiện xe hai bánh, khiến chi phí tăng lên gần gấp đôi, chưa kể thời gian vận chuyển rất chậm".
"Hiện còn tình trạng nghiêm trọng hơn là nông dân thu hoạch rồi, nhưng không có thương lái để bán. Bởi đoạn đường vận chuyển xa, tốn nhiều thời gian, thương lái sợ lỗ vốn nên không vào thu mua" - ông Đời chia sẻ.
Trước tình hình trên, tỉnh Cà Mau kiến nghị nghiên cứu xây dựng hệ thống kênh trục, cấp nước ngọt theo hình thức cưỡng bức (bơm) từ sông Hậu về phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các tỉnh ven biển vùng bán đảo Cà Mau hoặc nghiên cứu xây dựng hệ thống hồ chứa qui mô lớn ở vùng ngọt (U Minh); xây dựng khôi phục lại hệ thống ao, hồ theo cụm, tuyến dân cư "giếng làng" để trữ nước mưa phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu các cơ quan chuyên môn chức giám sát chặt chẽ độ mặn tại các cửa lấy nước, vận hành đóng các cửa cống và công trình thủy lợi khi độ mặn vượt mức cho phép, đảm bảo mặn không xâm nhập sâu vào nội đồng.
Cảnh báo hạn, mặn ở Trung Bô
Không chỉ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, việc thiếu hụt nguồn nước, hạn mặn cũng đang đe dọa nhiều tỉnh Trung Bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Theo ông Vũ Đức Long - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, điều này hoàn toàn có thể xảy ra do mua mưa lu năm 2019 các đợt mưa lớn xuất hiện ít, tổng thơi gian mưa ngắn, lũ phổ biến ơ mưc lu vừa và nhỏ. Tổng lượng dòng chảy trên cac lưu vưc trên toan quốc noi chung va khu vưc Trung Bô noi riêng ở mức thấp va thiếu hut nhiều so vơi trung bình nhiều năm (TBNN).
Từ tháng 3 - 5/2020, tình trạng khô hạn thiếu nước có khả năng xảy ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
Từ tháng 6 - 8/2020, tình trạng khô hạn thiếu nước, xâm nhập mặn có khả năng lan rộng tại các tỉnh ven biển Trung Bộ và diễn ra gay gắt hơn mùa khô năm 2019.
Hiên nay, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 40-80%, một số sông thiếu hụt trên 80% như trên sông Cả (Nghệ An) tại Yên Thượng, sông Ba (Phú Yên) tại Củng Sơn.
Dung tích các hồ thủy lợi từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế thiếu hụt từ 10-30% so với dung tích thiết kế (DTTK); các hồ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận thiếu hụt từ 11-47% so với DTTK; các hồ ở khu vực Tây Nguyên thiếu hụt từ 2-10% so với DTTK; Các hồ thủy điện vừa và lớn khu vực Bắc Trung Bộ thiếu hụt từ 17-25% so với DTTK; các hồ Trung Trung Bộ thiếu hụt từ 10-66% so với DTTK; các hồ Nam Trung Bộ thiếu hụt 12-55% so với DTTK; các hồ ở Tây Nguyên thiếu hụt từ 10-25% so với DTTK.
Cũng theo ông Long, hiên tương ENSO trong những tháng nửa đầu năm 2020 ở trạng thái trung tính nhưng nghiêng về pha nóng và vẫn có khả năng duy trì trạng thái này trong những tháng tiếp theo của nửa cuối năm 2020. Nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nước có khả năng cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ phổ biến từ 0,5-1,50C độ.
Tổng lượng mưa trong cac thang tiếp theo cua mua khô năm 2020 trên toan trên toan quốc noi chung va khu vưc Trung Bô noi riêng phổ biến đều ơ mưc thiếu hut so vơi TBNN, thâm chí nhiều khu vưc thiếu hut rất nhiều.
Điều này dẫn đến nguồn nước trên các sông suối khu vực khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên tiếp tuc suy giam va thiếu hụt so với TBNN cùng kỳ từ 35-70%, môt số sông thiếu hụt trên 80%.
"Nguy cơ cao xay ra tình trang khô han, thiếu nươc ơ khu vưc Trung Bô trong cac thang tiếp theo cua mua khô năm 2020. Cung vơi đo la tình trang xâm nhâp măn vao cac cưa sông ơ khu vưc nay se diễn ra sơm hơn va xâm nhâp sâu hơn"- ông Long nói.
Theo danviet.vn
Ảnh: Hạn, mặn làm xáo trộn cuộc sống của người dân Long An Năm nay tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện sớm hơn so với hạn, mặn kỷ lục năm 2015 - 2016. Trong đó, tại Long An tình hình hạn, mặn diễn biến gay gắt khiến hàng ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng và hàng chục ngàn ha lúa, thanh long và hoa màu của...