Chung sống hòa bình với mẹ chồng – không khó!
Mẹ chồng – nàng dâu, chuyện không mới nhưng chưa bao giờ cũ. Xưa nay, mẹ chồng không sợ sống chung với nàng dâu nhưng nàng dâu thì luôn mong không phải sống chung với mẹ chồng. Vì đa số các nàng dâu đều cho rằng mẹ chồng khó tính, xét nét và không thương con dâu.
Thực tế thì có nhiều chị em cho rằng sống chung với mẹ chồng không hề khó. Nếu ông bà còn khỏe mạnh thậm chí sẽ giúp hỗ trợ việc nhà, cơm nước và trông nom con cái cho mà không phải lo lắng. Những nàng dâu hạnh phúc này tiết lộ bí quyết để “làm dâu không khó”:
Đối xử với mẹ chồng như mẹ đẻ
Nếu chị em luôn quan tâm chăm sóc lo lắng cho người đã sinh ra mình thì tại sao với mẹ chồng lại không làm điều đó. Mẹ chồng tuy không sinh ra mình nhưng là người đã sinh ra chồng mình. Mình lấy chồng, gọi mẹ chồng là mẹ. Quan tâm chu đáo với mẹ chồng, bạn chỉ có được chứ không bao giờ thiệt. Đừng bao giờ nghĩ mẹ chồng nàng dâu “khác máu tanh lòng”. Nếu con dâu sống hiểu thảo chân thành, không có bà mẹ chồng nào lại khó khăn nghiệt ngã với con dâu hết.
Tôn trọng mẹ chồng
Ai cũng có những quan điểm sống riêng, mẹ chồng cũng không ngoại lệ. Có thể vì khoảng cách thế hệ, vì đặc thù công việc hay môi trường sống khiến mẹ chồng và bạn không có cùng quan điểm về cuộc sống hay vấn đề nào đó. Nếu bạn muốn mẹ chồng thông cảm và tôn trọng mình thì bản thân bạn cũng phải học cách tôn trọng sự khác biệt của người khác. Đừng bao giờ nói “Thời mẹ xưa rồi”, đừng bao giờ cáu kỉnh “đó là việc của con, mẹ đừng xen vào”. Đừng bao giờ nghĩ mẹ chồng nhiều tuổi, cũ kĩ, lạc hậu, không hiểu xu thế thời đại bằng bạn. Trải nghiệm và kinh nghiệm của người lớn rất quý giá. Kể cả dù mẹ chồng không đúng thì đó cũng là mẹ của bạn vậy nên hãy biết thể hiện sự tôn trọng một cách chừng mực.
Mẹ chồng không phải là người giúp việc
Nhiều nàng dâu cảm thấy khó chịu khi mỗi ngày về nhà thấy nhà cửa không gọn gàng sạch sẽ, cơm chưa nấu, con cái chưa tắm rửa còn mẹ chồng thì đang tán gẫu với hàng xóm. Hãy nhớ mẹ chồng không phải là người giúp việc trong nhà bạn. Đừng nghĩ mẹ chồng có trách nhiệm phải làm việc nhà hay trông nom con cái để cho bạn đi làm. Họ chỉ có thể phụ giúp bạn chứ không phải là phục vụ bạn. Hãy làm thế nào để mẹ chồng cảm thấy áy náy khi bạn đi làm về vẫn không được nghỉ ngơi chứ không phải khiến họ cảm thấy họ như một người hầu trong nhà.
Video đang HOT
Để ý và ghi nhớ những thói quen, sở thích của mẹ chồng
Nếu sống chung dài lâu, bạn sẽ dễ dàng biết được thói quen hay sở thích của mẹ chồng. Đó có thể là món ăn yêu thích hay một món quà ý nghĩa nhân dịp gì đó. Người ta nói “của cho không bằng cách cho”. Chỉ cần bạn đủ quan tâm, chắc chắn bạn sẽ khiến mẹ chồng bạn hài lòng.
Hãy chia sẻ và học cách lắng nghe
Có chuyện gì buồn hay vui, thuận lợi hay khó khăn trong cuộc sống và công việc, bạn đừng ngần ngại tỉ tê tâm sự với mẹ chồng. Có thể bà không giúp gì được cho bạn nhưng những lời khuyên hay động viên của họ dành cho bạn cũng không hề thừa.
Ngược lại bạn cũng hãy dành thời gian để lắng nghe, nắm bắt và hiểu những tâm tư của mẹ chồng. Chỉ có sự thấu hiểu mới khiến người ta xích lại gần nhau.
Không nói xấu mẹ chồng
Ngay cả những khi bạn không hài lòng với mẹ chồng vì một quyết định hay vấn đề gì đó, đừng nói xấu mẹ chồng với chồng hay người ngoài. Bởi nó sẽ không giúp mẹ chồng bạn thấy sai, ngược lại còn khiến bà thêm ác cảm và nảy sinh mâu thuẫn với bạn. Chồng bạn dĩ nhiên không bao giờ vui nếu thấy vợ nói xấu mẹ mình.
Hãy khéo léo nhẹ nhàng trọng việc nêu ra ý kiến và quan điểm của bản thân. Nếu không thể lái ý kiến của mẹ chồng theo mình thì hãy tìm cách giải quyết theo cách hài hòa nhất.
Mẹ chồng không phải là kẻ thù
Tâm lý chung, các nàng dâu luôn nghĩ mẹ chồng không bao giờ thương con dâu. Họ sống với mẹ chồng theo kiểu “bằng mặt chứ không bằng lòng” kiểu đối phó là chính chứ không thương yêu thật lòng. Hãy luôn nhớ, mẹ chồng không phải là kẻ thù của bạn. Nếu bạn chân thành, mẹ chồng bạn sẽ hiểu. Nếu bạn cho đi yêu thương, bạn sẽ nhận lại được yêu thương.
Có nhiều bà mẹ chồng thương con dâu như con gái, không phải vì nàng dâu đó may mắn vì gặp được bà mẹ chồng tốt mà là bản thân cô gái ấy phải là nàng dâu tốt đã.
Và cuối cùng, dù muốn dù không thì chăm sóc bố mẹ khi về già là nghĩa vụ và trách nhiệm của con cái. Hãy xem đó là việc nên và cần làm chứ đừng coi nó là gánh nặng. Chúng ta cũng l àm cha làm mẹ, chúng ta rồi cũng đến lúc phải già đi. Sẽ thật vô lý khi bạn không xem mẹ chồng như mẹ đẻ nhưng lại muốn mẹ chồng thương mình như con gái họ, phải không?
Theo Dân trí
"Bố con chết chưa?" - câu hỏi thăm của mẹ chồng khiến con dâu phố là tôi phải chết sững
Nghe mẹ chồng hỏi, mình lặng người đi. Ý của mẹ chồng mình là gì đây?
Mình là con nhà phố, nhà mặt đường, cũng gọi là tiểu thư. Bố mẹ mình chỉ có mỗi mình nên chăm kĩ từ nhỏ. Tốt nghiệp đại học, mình đi làm ở công ty nước ngoài. Nhờ ngoại hình xinh xắn, tính cách hướng ngoại nên mình rất được lòng mọi người. Trong công ty cũng có nhiều anh chàng theo đuổi nhưng mình chỉ thích mỗi anh Tuấn.
Tuấn lớn mình 4 tuổi, ngoại hình ổn, công việc ổn. Chỉ có điều, nhà anh ở quê, bố mẹ anh thuần nông. Khi yêu nhau, mình cũng trăn trở về việc này. Mình sợ bố mẹ mình không đồng ý cho mình làm dâu quê. Nhưng sau lần về nhà anh chơi, mình đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ.
Nhà anh đất đai rộng rãi, trồng nhiều cây trái nên không khí rất trong lành. Về nhà anh, mình cứ thích ra ngồi ngoài vườn mà hít thở. Bố mẹ anh lại hiền lành, chân chất, ăn nói thật thà. Là người ra mắt nhưng mình chẳng phải đụng vào bất cứ thứ gì vì mẹ anh đều dành làm hết. Mình vào bếp còn bị mẹ anh đuổi ra vì sợ mình bị bẩn tay chân. Trong bữa cơm, bao nhiêu thứ ngon mẹ anh cứ gắp hết bỏ vào chén mình. Đến nỗi anh còn phải gật gù khen mình "số hưởng".
Nhiều lúc mình thầm nghĩ trên đời này chắc chẳng có bà mẹ chồng nào tốt như mẹ chồng mình đâu. (Ảnh minh họa)
Bố mẹ mình cũng đến nhà anh chơi một lần. Sau lần đó, bố mình khen nhà anh nức nở. Bố mình nói chỉ cần mình tìm được một chỗ dựa bình yên như thế chứ chẳng cần giàu sang gì. Thế là tụi mình làm đám cưới ngay trong năm với sự chúc phúc của tất cả mọi người.
Sau đám cưới, mình về quê ở. Dù là làm dâu nhưng mình rất sướng. Mình gần như chẳng phải làm gì cả. Sáng hai vợ chồng đưa nhau đi làm, tối đi về đã có cơm nước sẵn sàng. Đến cầm cây chổi quét nhà mẹ chồng mình cũng không cho mình làm vì sợ mình làm không quen. Nhiều lúc mình thầm nghĩ trên đời này chắc chẳng có bà mẹ chồng nào tốt như mẹ chồng mình đâu.
Tuy thế, mình chỉ không thích mẹ chồng vì thật thà quá nên hay nói những câu ngô nghê. Ví dụ như khi dẫn mẹ đi mua vật liệu xây dựng để sửa nhà, mẹ con mình đi nhiều nơi hỏi giá. Nhưng khi đến nơi khác, mẹ chồng mình lại bô bô kể chuyện mới hỏi giá ở chỗ này ra rồi chê chỗ này đắt, khen chỗ kia rẻ trước mặt người bán hàng.
Giọng bà hốt hoảng hỏi mình thế này: "Sao sao, bố con chết chưa?" (Ảnh minh họa)
Mình nhắc khéo mẹ, mẹ vẫn cứ nói. Mình đến phát ngượng vì thái độ khó chịu của người bán. Nhưng nghĩ mẹ cũng chỉ ở quê, quanh năm ruộng vườn nên mình cũng không nghĩ ngợi nhiều.
Hai ngày trước, bố mình bị tai nạn giao thông rất nghiêm trọng. Nghe tin, mình và chồng vội vã vào viện chăm ông. Tụi mình vừa vào viện một lúc thì mẹ chồng mình gọi. Giọng bà hốt hoảng hỏi mình thế này: "Sao sao, bố con chết chưa?".
Lúc đó, mình gần như đứng hình. Mình ngập ngừng trả lời mẹ là bố mình đang đợi phẫu thuật nhưng chắc không sao. Lúc này, mình nghe thấy tiếng thở ra nhẹ nhõm của mẹ chồng. Biết là mẹ chồng mình thật thà, ăn nói chẳng có suy nghĩ gì cao xa nhưng mình vẫn không vui. Bố mình đang trong cơn cửu tử nhất sinh, vậy mà câu hỏi thăm của mẹ chồng đánh đúng vào nỗi sợ của cả nhà. Mình có nên góp ý thẳng thắn với mẹ về điều này không?
Theo Afamily
NHẬT KÝ LẤY CHỒNG của cô nàng 22 tuổi: "Sống bằng niềm tin" với chiếc ví rỗng tuếch, sự thật đằng sau những lần từ chối đi ăn sáng với chồng Những ngày bầu bí "vô sản", ví rỗng tuếch, nàng cứ sống bằng niềm tin "rồi mọi thứ sẽ ổn". Bà bầu bốn tháng ngồi cắt móng chân bắt đầu "hơi bị khó". Ít nữa bụng to vật ra chắc không cắt nổi móng chân mất. Nghĩ đến đã thấy buồn cười rách mép. Chồng nàng mới tậu con iphone 3G, chồng dụ...