Chung rắc rối, Đức muốn “ghìm” Nga trong giới hạn xoay xở?
Nhiều vấn đề sẽ được đề cập tới trong cuộc gặp song phương giữa hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ, bao gồm cả Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel vốn là một trong những người chỉ trích dữ dội nhất quyết định sáp nhập Crimea của Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi năm 2014. Tuy nhiên, ngày 18/8 tới đây, hai nhà lãnh đạo Nga, Đức sẽ có cuộc gặp song phương đầu tiên trong hơn 5 năm trở lại đây. Bloomberg đánh giá sự kiện tại Berlin sẽ là cơ hội vàng để ông Putin chấm dứt sự cô lập mà quốc tế dành cho Nga; còn đối với bà Merkel, cuộc gặp sẽ giúp tái khẳng định vai trò của Berlin tại châu Âu bất chấp những căng thẳng trong bầu cử tại Đức.
Theo Josef Janning, học giả cấp cao của Hội đồng Đối ngoại châu Âu tại Berlin, sau khi Tổng thống Donald Trump gặp gỡ người đồng cấp Nga, trong khi không ngừng công kích bà Merkel và kinh tế Đức, bà Thủ tướng “cần phải có liên hệ riêng với ông Putin. Bà Merkel không muốn từ bỏ cơ hội giữ cho ông Putin nằm trong một giới hạn mà Đức có thể xoay xở được”.
“Những trao đổi giữa Đức và Nga đã gia tăng đáng kể trong những tháng gần đây”, Wolfgang Buechele, người đứng đầu Hiệp hội kinh doanh Đông Đức nói. “Đó là một tiến triển đáng chào mừng”.
Còn hôm thứ Tư, phát ngôn viên chính của bà Merkel, Steffen Seibert cho biết (15/8), Đức đang tìm kiếm một giải pháp chính trị tại Syria có thể giúp tạo điều kiện để người tị nạn quay trở về nhà. “Chúng tôi vẫn còn cách điều đó một quãng đường dài”, ông Steffen phát biểu.
Video đang HOT
Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Angela Merkel hồi tháng 5/2018 (ảnh: AP)
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể phủ bóng lên cuộc gặp gỡ hôm thứ Bảy. Khả năng chính phủ Syria tiến hành tấn công tỉnh Idlib có thể làm dấy lên một cuộc khủng hoảng tị nạn khác. Theo Jacob Funk Kirkegaard, một học giả tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson, Washington, đIều này đem lại cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan “lợi thế tiềm năng”, để đảm bảo các khoản viện trợ từ phương Tây, thông qua việc có quyết định mở cửa các biên giới Thổ hay không.
Giữa những căng thẳng xung quanh hai đồng minh NATO là Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, bà Merkel “không có lợi ích gì nếu ông Erdogan bị Washington đẩy về phía Nga”, Janning đến từ Hội đồng Đối ngoại nhận xét. Thủ tướng Đức cũng “không có lợi ích trước khả năng Putin phá vỡ quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO”.
Theo toquoc
Đức chấm dứt 5 tháng bế tắc chính trị
Đảng Dân chủ Xã hội của Đức (SPD) ngày 4-3 đã bỏ phiếu tán thành gia nhập "đại liên minh" với Đảng Liên minh dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Angela Merkel, kết thúc cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài 5 tháng tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Với 66% trong 464.000 thành viên bỏ phiếu thuận, cao hơn so với kỳ vọng ban đầu của giới chức lãnh đạo SPD, đảng này hứa hẹn sẽ dễ dàng hợp tác hơn với CDU trong chính phủ mới. Với tin vui này, bà Merkel có thể tái nhậm chức thủ tướng vào giữa tháng 3, cho phép bà tiến tới những ưu tiên như: hợp tác với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để củng cố sức mạnh của khu vực đồng tiền chung châu Âu hay hợp sức trên một mặt trận châu Âu chống lại sự lấn át của Trung Quốc.
Ông Olaf Scholz (phải), chủ tịch lâm thời đảng SPD, công bố kết quả bỏ phiếu về việc gia nhập liên minh với bà Merkel hôm 4-3 Ảnh: REUTERS
Trong khi sự bế tắc ở Berlin không mấy ảnh hưởng tới sự bùng nổ của nền kinh tế Đức, nó đã cản trở việc hoạch định chính sách kể từ khi bà Merkel giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 9-2017 nhưng đảng của bà đạt kết quả tồi tệ nhất kể từ năm 1949. Sự đi xuống đó, cùng với sự xuất hiện của một đảng cực hữu trong quốc hội, đã phản ánh sự thay đổi bức tranh chính trị gần như làm chệch hướng tham vọng với nhiệm kỳ thứ 4 của bà Merkel.
"Tôi chúc mừng SPD với kết quả rõ ràng này và mong mỏi được tiếp tục hợp tác vì điều tốt đẹp cho đất nước chúng ta" - nữ lãnh đạo Đức bày tỏ trên tài khoản Twitter của CDU sau cuộc bỏ phiếu của SPD.
Với kết quả tích cực xác nhận sự trở lại của chính phủ đại liên minh này, việc SPD sẽ chọn ai làm bộ trưởng tài chính trong chính quyền mới sẽ nằm trong những quyết định được theo dõi nhất trong những ngày tới. Đảng này có kế hoạch công bố đề cử nội các vào ngày 12-3.
Trong khi đó, hồi tuần trước, bà Merkel đã đề cử Thủ hiến bang Saarland Annegret Kramp-Karrenbauer vào vị trí Tổng Thư ký CDU. Đáp lại những người chỉ trích bảo thủ đang đổ lỗi cho bà Merkel vì chuyện mất phiếu của CDU, nữ lãnh đạo này đã đề cử nhiều lãnh đạo trẻ tuổi cho các vị trí trong nội các.
Theo Thu Hằng
Người lao động
Bà Anglela Merkel "bật" ông Donald Trump nói Đức bị Nga cầm tù Thủ tướng Angela Merkel phản pháo bình luận của Tổng thống Donald Trump rằng "Đức bị Nga giam cầm". Thủ tướng Đức Angela Merkel gặp Tổng thống Donald Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 11.7 ở Brussels, Bỉ. Ảnh: CNN "Tôi muốn nói rằng chính tôi đã chứng kiến điều này khi một phần của Đức nằm dưới sự kiểm...