Chung quanh cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt mới
Bộ Công thương vừa có văn bản gửi các bộ, ngành lấy ý kiến về năm phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt (BGBLĐSH) nhằm hoàn chỉnh các phương án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ngay trong tháng 3 này.
Trong văn bản, Bộ Công thương cũng đề xuất chọn phương án biểu giá điện năm bậc thang thay biểu giá sáu bậc hiện hành vì vừa khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, lại khắc phục được tình trạng hóa đơn tiền điện biến động trong những tháng đổi mùa.
Vận hành hệ thống điện tại Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội.
Năm phương án “hạ bậc” biểu giá điện
Thời gian qua, có nhiều ý kiến của người dân, doanh nghiệp và cả các chuyên gia về việc cần xem xét lại cơ cấu BGBLĐSH, trong đó tập trung vào nghiên cứu cải tiến rút gọn số bậc thang tính tiền điện (hiện nay là sáu bậc thang) để phù hợp thực tế sử dụng điện của người tiêu dùng. Ngoài ra, cũng có một số ý kiến đề nghị mức sản lượng bậc 1 lên 100 kW giờ phù hợp nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của người dân. Do đó, Quốc hội và Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi BGBLĐSH.
Thực hiện chỉ đạo, Bộ Công thương đề xuất năm phương án cải tiến cơ cấu BGBLĐSH theo hướng giảm số bậc thang, tăng mức tiêu thụ ở bậc thang đầu tiên và xem xét khoảng cách giữa các bậc là cần thiết. Đó là những phương án gồm một bậc thang, ba bậc thang, bốn bậc thang và hai phương án năm bậc thang. Cụ thể, phương án một bậc thang với giá bằng mức giá điện bình quân hiện hành cho sinh hoạt là 1.897 đồng/kW giờ. Theo phương án này, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 201 kW giờ/tháng trở lên (theo thống kê khoảng 6,7 triệu hộ) phải trả ít đi từ 8 nghìn đến 330 nghìn đồng/hộ/tháng. Ngược lại, những hộ sử dụng từ 0 – 200 kW giờ/tháng (khoảng 18,6 triệu hộ) lại phải trả thêm từ 17 nghìn – 36 nghìn đồng/hộ/tháng. Bên cạnh đó, số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội cũng tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng. Phương án 2 đưa ra cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt bao gồm ba bậc thang, trong đó giá điện bậc 1 từ 0 – 100 kW giờ, bậc 2 từ 101 – 400 kW giờ, bậc 3 từ 401 kW giờ trở lên. Theo phương án này, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 301 kW giờ/tháng trở lên (khoảng 3,1 triệu hộ) sẽ trả ít đi từ 45 nghìn – 62 nghìn đồng/hộ/tháng; trong khi những hộ sử dụng từ 0 – 300 kW giờ/tháng (khoảng 22,3 triệu hộ) sẽ phải trả thêm từ 4 nghìn – 30 nghìn đồng/hộ/tháng. Trong phương án bốn bậc thang, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 51-100, 201-300 và 301-400 kW giờ/tháng (khoảng 10,3 triệu hộ) sẽ giảm từ 267 nghìn – 32 nghìn đồng/hộ/tháng. Nhưng những hộ sử dụng từ 0-50, 101- 200 và từ 401 kW giờ/tháng trở lên (khoảng 15,3 triệu hộ) lại phải trả thêm từ 1 nghìn – 105 nghìn đồng/hộ/tháng.
Phương án năm bậc thang được cơ quan soạn thảo đưa ra hai kịch bản. Trong kịch bản 1, giá điện bậc 1 (cho 0 – 100 kW giờ) được giữ như mức giá bậc 1 theo biểu giá hiện hành, bậc 2 từ 101 – 200 kW giờ, bậc 3 từ 201 – 400 kW giờ, bậc 4 từ 401 – 700 kW giờ, bậc 5 từ 701 kW giờ trở lên. Theo kịch bản này, sẽ chi co 0,46 triêu hô (chiêm 1,8%) dung 701 kW giờ/thang trơ lên phai trả tăng thêm 29 nghìn đồng/hộ/tháng, còn lai không tăng hoăc được giam tiên điên phai tra. Đối với kịch bản thứ hai, giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt không đổi; gộp bậc 1 và bậc 2 với giá điện giữ nguyên theo bậc 1 nhằm bảo đảm ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội cũng không thay đổi; phần doanh thu thiếu được bù vào bậc hơn 700 kW giờ; giá điện của bậc 201 – 400 kW giờ được gộp theo giá bình quân của bậc 4 (201 – 300 kW giờ) và bậc 5 (từ 301 – 400 kW giờ) của giá điện cũ.
Video đang HOT
Không ảnh hưởng nhiều đến khách hàng
Giải thích về các phương án cải tiến cơ cấu BGBLĐSH, Cục trưởng Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) Nguyễn Anh Tuấn cho biết, so sánh thì cả 5 phương án cải tiến đều có ưu điểm là đơn giản, ít số bậc hơn so BGBLĐSH hiện hành có sáu bậc. Tuy nhiên, các phương án một bậc, ba bậc hay bốn bậc có nhược điểm chung là chi phí trả tiền điện của các khách hàng sử dụng điện dưới 300 kW giờ đều tăng lên, không thực hiện được mục tiêu khuyến khích người dân sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; đồng thời, phần lớn khách hàng sử dụng điện (theo thống kê khoảng 87%, tương đương 21 triệu khách hàng) sẽ phải trả tiền điện tăng. Do đó, Bộ Công thương đề xuất phương án năm bậc theo kịch bản 1 vì phù hợp nhất thực tế sử dụng điện của người dân hiện nay; hơn 20 triệu khách hàng sử dụng dưới 250kW giờ/tháng cũng đều được lợi và trả tiền điện thấp hơn. Không những vậy, với phương án năm bậc, cơ chế hỗ trợ 1,8 triệu hộ nghèo, hộ chính sách sử dụng điện dưới 50 kW giờ (khoảng một nghìn tỷ đồng) cũng sẽ tiếp tục được duy trì ổn định. Cũng theo ông Tuấn, việc cải tiến cơ cấu BGBLĐSH lần này khẳng định bảo đảm nguyên tắc vẫn giữ nguyên mức giá bán lẻ điện bình quân trong Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20-3-2019 của Bộ Công thương về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện. Bên cạnh đó, cũng tính toán đến yếu tố khách hàng sử dụng điện có thể dễ dàng theo dõi, tính toán lượng điện sử dụng cũng như giảm thấp nhất mức tăng đột biến trong các mùa nắng nóng sắp tới.
Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Phạm Viết Ngãi cho rằng, việc giảm BGBLĐSH từ sáu bậc xuống năm bậc như đề xuất của Bộ Công thương sẽ không ảnh hưởng nhiều đến người dân. Thí dụ, một hộ dân sử dụng dưới 50 kW giờ/tháng, khi áp vào biểu giá mới vẫn sẽ trả số tiền tương đương biểu giá hiện hành. Thậm chí, số tiền điện phải trả của các khách hàng đối với khung sử dụng từ 51 – 100 kW giờ/tháng và 301 – 400 kW giờ/tháng còn giảm đi khi áp vào biểu giá bán điện mới. Chỉ có những khách hàng sử dụng từ 701 kW giờ/tháng trở lên mới phải trả nhiều hơn, nhưng mức chênh lệch cũng không quá lớn và người dân có mức lương trung bình hoặc khá hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng phương án biểu giá điện năm bậc thang mà Bộ Công thương đề xuất có ưu điểm, đó là: Đơn giản, người dân dễ hiểu do giảm từ sáu bậc như cơ cấu biểu giá điện hiện nay xuống còn năm bậc. Bên cạnh đó, đã ghép các bậc lại với nhau để tăng khoảng cách mức tiêu thụ điện giữa các bậc, cũng như nới rộng khoảng cách mức tiêu thụ của bậc cao hơn, phản ánh tình hình thực tế tiêu thụ điện và khuyến khích việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả hơn; đồng thời, hạn chế được một phần việc tiền điện phải trả tăng cao trong những tháng đổi mùa. Mặt khác, số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội cũng không tăng thêm như những phương án ít bậc. Mức tăng giá giữa các bậc bảo đảm hợp lý, nhất là chênh lệch giữa bậc đầu và bậc cuối được nới rộng (khoảng hai lần), hoàn toàn phù hợp xu thế chung của các nước trên thế giới trong việc khuyến khích người dân sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
CHÍ CÔNG
Theo NDĐT
Năm 2020 có tăng giá điện: Bỏ ngỏ câu trả lời
Dự báo năm 2025, Việt Nam sẽ thiếu nguồn điện tương đương khoảng 8 tỷ kWh và với hơn 3,34 tỷ kWh điện từ chạy dầu dự kiến được huy động, giá thành điện năm tới sẽ đội thêm khoảng 14.000 tỷ đồng.
Năm 2020 dự kiến sẽ phải huy động trên 3,34 tỷ kWh điện dầu với chi phí tăng thêm vào giá điện khoảng 14.000 tỷ đồng
Vẫn treo hơn 3.000 tỷ chênh lệch tỷ giá
Tại buổi công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngày 18/12, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Điều tiết Điện lực Nguyễn Anh Tuấn cho hay, với hơn 698 tỷ đồng lợi nhuận của năm 2018 nếu tính theo với chủ sở hữu của EVN, đây là mức lợi nhuận rất thấp, chỉ tương ứng tỷ suất lợi nhuận 0,47%.
Tuy nhiên, theo đại diện Cục Điều tiết Điện lực, sở dĩ EVN có lợi nhuận là năm 2018 không điều chỉnh giá điện nên hai khoản chênh lệch tỷ giá của năm 2015 và năm 2017 khoảng hơn 3.090 tỷ đồng vẫn được treo lại và chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2018. Nếu phân bổ đủ các khoản chênh lệch tỷ giá này vào giá điện trong năm qua, EVN sẽ không có lợi nhuận và bị lỗ.
Ông Tuấn cho hay, năm 2018, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN hơn 332,2 nghìn tỷ đồng. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm qua là 1.727,14 đồng/kWh, tăng 3,58% so với năm 2017. Năm qua là năm khá khó khăn với ngành điện khi lượng nước về các hồ chứa đạt khoảng 365 tỷ m3, thấp hơn khoảng 12 tỷ m3 so với năm trước đó. Nước về ít nên sản lượng điện từ thủy điện cũng thấp. Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, lượng điện huy động từ các nguồn điện than, tua bin khí, năng lượng tái tạo cao hơn năm 2017 rất nhiều.
Bên cạnh đó, giá than nhập khẩu cũng tăng khá mạnh, lên tới hơn 20,42% với than Coalfax và 21,34% với than NewCastle Index. Giá than nhập khẩu tăng làm tăng chi phí mua điện từ các nhà máy sử dụng than nhập khẩu như Formosa Đồng Nai, Formosa Hà Tĩnh và Duyên Hải 3. Giá dầu DO và FO cũng tăng hơn 20%, tỷ giá tăng 1,37%.
296,1 tỷ đồng bù lỗ giá điện cho các huyện, xã đảo
Số liệu từ Bộ Công Thương, theo các quy định của Chính phủ về hỗ trợ giá điện cho các vùng đặc thù, năm 2019, ngành điện phải chi tổng cộng 296,1 tỷ đồng bù lỗ giá điện cho các xã đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia. Các chi phí bù lỗ này đều được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2018.
Cụ thể, tại huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), giá bán điện cho người dân ở mức 1.797 đồng/kWh, chỉ bằng hơn 30,7% giá thành sản xuất và ngành điện phải bù lỗ 4.052,8 đồng cho kWh điện sử dụng trên đảo. Tại huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), giá thành sản xuất điện 6.274 đồng/kWh nhưng chỉ bán cho người dân 2.181 đồng/kWh, bằng 34,76% giá thành.
Mức bù lỗ giá điện cho người dân ở huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) cũng khá cao, lên tới 8.848 đồng/kWh và 10.137 đồng/kWh... Đặc biệt, riêng tại huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa), giá bán điện 1.750 đồng/kWh , chỉ bằng 0,94% chi phí giá thành sản xuất của ngành điện. Giá thành sản xuất tại huyện đảo có ý nghĩa đặc biệt này lên tới 186.955,8 đồng/kWh.
Chưa trả lời được năm 2020 có tăng giá điện hay không
Về cấp điện cho năm 2020 trong bối cảnh hàng loạt thủy điện lớn đang thiếu nước nghiêm trọng, ông Nguyễn Anh Tuấn cho hay, do thiếu nước, ở nhiều hồ thủy điện, lượng điện dầu huy động trong năm 2019 ước khoảng 1,7 tỷ kWh và dự kiến năm 2020 sẽ phải huy động 3,34 tỷ kWh từ điện chạy dầu, tương ứng số tiền phải chi thêm để chạy dầu ước tính lên tới 14.000 tỷ đồng. Năm 2020 nếu nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao hơn dự kiến và nước về hồ thủy điện thấp hơn thì lượng điện từ đốt dầu phải huy động sẽ còn phải cao hơn rất nhiều.
"Các nguồn điện đắt tiền này chúng tôi sẽ phải cân đối rất kỹ và sẽ chỉ huy động trong những tình huống cần thiết, trong trường hợp các nguồn điện giá rẻ đã được huy động hết công suất", ông Tuấn cho hay.
Về việc năm 2020 dự báo sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trong bối cảnh nhiều dự án điện của các tập đoàn kinh tế như Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam bị chậm tiến độ và trách nhiệm thuộc về ai, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho hay, các đồng chí có trách nhiệm trong Chính phủ trở xuống sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, việc đảm bảo cấp điện cho nền kinh tế được các cơ quan có liên quan của Bộ Công Thương và EVN tính toán kỹ. Việc huy động nhiều điện từ chạy dầu sẽ ảnh hưởng rất lớn với tình hình tài chính của EVN. Với sức ép chi phí tăng lên nhiều như vậy, theo ông Vượng, hiện cũng chưa thể có câu trả lời về việc có tăng giá điện trong năm 2020 hay không. Lý do là để tăng giá điện sẽ phải có tính toán tổng thể chi phí giá thành và các yếu tố đầu vào của ngành điện.
"Với chi phí sản xuất giá điện hiện nay, mỗi kWh làm ra, EVN chỉ có mức lãi 4 đồng. Vì vậy, nếu phải huy động điện từ đốt dầu rất lớn thì tình hình tài chính của EVN về lâu dài sẽ rất khó khăn. Từ nay đến 2025, dự báo Việt Nam sẽ phải đối mặt với khả năng thiếu 7-8 tỷ kWh mỗi năm. Vì vậy cần giải pháp để các dự án điện không bị chậm tiến độ và triển khai các giải pháp tích cực khác để không bị rơi vào tình cảnh nguy cấp", ông Vượng nói.
Theo thông tin từ Cục Điều tiết Điện lực, năm 2019 Việt Nam phải mua điện từ Trung Quốc 2,2 tỷ kWh, Lào hơn 1,1 tỷ kWh. Năm 2020 cũng sẽ phải nhập khẩu điện với mức tương tự. Năm 2020, dự kiến phải huy động 132 tỷ kWh điện từ nhiệt điện than. Lượng than sử dụng dự kiến trên 66 triệu tấn. Trong đó, xấp xỉ 15 triệu tấn nhập khẩu, còn lại là đơn vị trong nước cung cấp.
PHẠM TUYÊN
Theo TPO
EVN HANOI sẻ chia yêu thương với học sinh huyện Ba Vì 6.000 cuốn vở có nội dung hướng dẫn các cách sử dụng thiết bị điện an toàn, hiệu quả do Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HANOI) phối hợp với báo Kinh tế & Đô thị trao cho các em học sinh 3 trường tiểu học huyện Ba Vì, Hà Nội ngày 11/9. Trưởng ban Truyền thông EVN HANOI Nguyễn...