Chung một mái nhà
Thành ngữ cổ này luôn được hiểu theo nghĩa bóng. Đó là một gia đình. Điều ngạc nhiên nhất là nó có thể thay thế cho những tràng giang đại hải mọi loại từ điển trên đời giải nghĩa cho hai chữ ‘gia đình’.
Gia đình là một tập hợp cộng đồng có quan hệ huyết thống, hôn nhân, chịu sự tác động của xã hội và tác động ngược trở lại với xã hội. Gia đình là hàng chục chức năng, kinh tế, giao tiếp tinh thần, tổ chức thời gian, giáo dục bảo trợ, đại diện, tình dục… không ai có thể nhớ hết được.
May mắn thay, ông bà ta chỉ bằng một thành ngữ nôm na “Chung một mái nhà” đã có thể bao quát được gần hết khái niệm này. Đã là gia đình thì ít nhất phải có từ hai người trở lên mới có thể “chung” được. Một người một nhà được gọi bằng thuật ngữ hộ độc thân mà chẳng có gia đình nào cả. Thành ngữ cổ này đúng cả với thời hiện đại bây giờ khi mà quan hệ hôn nhân không chỉ dừng ở chỗ khác giới.
Cái gọi là “văn hóa gia đình” cũng là một khái niệm tương đối phức tạp. Không có một quy ước chung cho văn hóa gia đình dành cho mọi gia đình. Đại khái vài gia đình trí thức có thói quen rất thích ăn thịt chó và ngược lại gia đình chạy xe ôm lại chẳng bao giờ đụng đũa. Đã từng có thời gian TP gắn biển “ Gia đình văn hóa” cho các hộ dân cư.
Tổ dân cư nào có 100% số hộ đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa” sẽ được công nhận là “Tổ dân phố văn hóa”. Cách đánh giá này còn lan rộng về tận nhiều làng bản hẻo lánh vùng sơn cước. Một gia đình có ông con nghiện hút bị đi cai nghiện bắt buộc. Bố ông ấy lên phường thắc mắc vì sao gia đình mình không được công nhận là “Gia đình văn hóa”.
Video đang HOT
Cán bộ phường trả lời, nhà ông có con nghiện nên không được. Ông bố bèn vặn lại, nhà có mỗi thằng nghiện thì đã bị bắt đi cai nghiện rồi. Số còn lại toàn những người có văn hóa hẳn hoi! Cán bộ phường rất khó giải thích.
Lại có nhiều gia đình luôn chấp hành tốt pháp luật và chủ trương của nhà nước nhưng vợ chồng con cái đánh chửi nhau suốt ngày. Điều này ảnh hưởng không ít đến những gia đình xung quanh. Nhưng lại chẳng có qui định nào về việc đánh giá mối bất hòa trong gia đình người ta.
Chỉ trừ khi họ gây thương tích cho nhau mới có thể xử được theo Luật Hình sự. Như thế đủ thấy rằng gia đình là một khái niệm rất rộng lớn. Và cũng cực kỳ vi tế trong nghĩa là một tế bào của xã hội. Nhiều gia đình sống lành mạnh, biết trân trọng giá trị gia đình thì sẽ có một xã hội lành mạnh, văn minh và ngược lại.
Gia đình tất nhiên là để yêu thương. Nhưng cũng tất nhiên yêu có nhiều cách mà chẳng phải cách nào cũng đúng. Cha mẹ yêu chiều ông con giai mới lớn mua cho nó chiếc xe máy thật tốt để nó đi đua xe mỗi cuối tuần là một cách yêu thương hết sức mù quáng. Mất con có ngày. Gia đình chiều chuộng cô tiểu thư mới lớn cho tiền đi sinh nhật bạn bè quanh năm suốt tháng cũng vậy. Nhẹ thì có cháu bế sớm. Nặng hơn có thể vướng vòng lao lí.
Mối quan hệ vợ chồng dù đã từng thề non hẹn biển cũng không phải lúc nào cũng êm ả. Sóng gió đến từ những câu chuyện nhỏ nhất như ăn mặc, giờ giấc sinh hoạt. Lớn hơn là những quan hệ trong luồng ngoài luồng và thu nhập cá nhân. Thề thốt chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn làm sao đủ để ứng phó với muôn hình vạn trạng cuộc sống thay đổi từng ngày.
Cho nên các cụ xưa đã nghĩ ra câu ca dao chưa bao giờ là cũ “Chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi nhỏ lửa không đời nào khê”. Tất nhiên còn tùy thuộc vào mức độ sai sót. Vợ, chồng mà có con với người khác thì dù có tắt bếp quan tòa vẫn ngửi thấy mùi cơm khê không thể cứu vãn.
Xã hội hiện đại ngày càng làm cho kết cấu gia đình trở nên lỏng lẻo. Ba bốn mươi năm trước một gia đình Hà Nội nếu có giỗ tứ thân phụ mẫu thì tất cả con cháu có nghĩa vụ phải tề tựu đông đủ. Người góp công, kẻ góp của nấu nướng cỗ bàn dâng cúng và ăn uống sum vầy. Giờ thì việc ấy cũng khó lòng thực hiện bởi anh chị em mỗi người tản mát một nơi.
Chỉ ở trong nước thôi cũng nhiều khi đành bái vọng vì đường sá xa xôi. Anh em ruột thịt ở cùng TP có khi cả năm cũng chẳng gặp nhau quá hai lần. Họ đã hình thành những gia đình nhỏ và tất yếu cái gia đình lớn thuở thiếu thời âm thầm tan rã.
Thêm nữa, sự phát triển của công nghệ thông tin cũng góp phần làm cho mối quan hệ gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo. Cha mẹ với con cái, anh chị em với nhau hàng ngày đều có thể gặp qua “chat video” thì hẳn là chẳng cần thiết giáp mặt nhau làm gì. Dù rằng “Giọt máu đào hơn ao nước lã” vẫn là ngạn ngữ đúng đắn thì duy trì những nghi lễ của một gia đình tam – tứ đại đồng đường như xưa cũng là việc không thể.
Thế nhưng gia đình vẫn là một thành tố bất biến để xây dựng nên một xã hội. Xã hội chính là tấm gương phản chiếu nếp sinh hoạt của từng gia đình. Những kẻ lêu lổng, học đòi, hư hỏng chắc chắn không được sinh ra trong những gia đình nền nếp. Các bậc phụ huynh nên lấy đấy làm chỗ soi lại phương pháp xây dựng gia đình mình. Và con trẻ cũng nhìn vào gia đình để thấy rằng muốn tồn tại một gia đình đúng nghĩa thì mỗi người cần phải làm những gì.
Kiếp đàn bà và nỗi niềm phận làm dâu...
Cả tôi và mẹ đều là phụ nữ, tại sao mẹ không thấu hiểu nỗi khổ của 'kiếp đàn bà'. Mẹ cũng từng làm dâu, cũng từng hiểu được cái khó của nàng dâu. Vậy sao không thể thương yêu nhau, nhất là khi đã chung sống dưới một mái nhà?
Một tình yêu đẹp, một đám cưới hạnh phúc, tôi và anh sống riêng một dinh cơ tách biệt với bố mẹ chồng. Nghĩ số mình thật may mắn khi lấy chồng về không phải chịu cảnh làm dâu. Thi thoảng, vợ chồng tôi mới về nhà của bố mẹ. Chính vì "xa thơm gần thối", mẹ chồng càng thêm cưng chiều tôi. Tôi thoải mái, tự nhiên không chút e dè, câu nệ. Đặc biệt, mẹ tôi không có con gái nên tôi luôn tâm niệm coi mẹ chồng như mẹ đẻ, đối xử với bà một cách chân thành, tự nhiên.
Song, không phải vậy, những chiều chuộng, lời nói yêu thương... chỉ là những nước thử của mẹ dành cho nàng dâu mới về nhà chồng mà thôi. Hôm nay mẹ chồng nói thế này, ngày mai lại nói thế khác. Cứ nghĩ mẹ hiện đại, văn minh cho con cái nói lên suy nghĩ của mình nhưng khi nói ra, nào mẹ có nghe, mẹ lại cho rằng làm dâu phải một dạ hai vâng, nghe theo nhà chồng. Việc mẹ có bảo cho nói ra suy nghĩ cũng chỉ là hình thức, cuối cùng vẫn là bắt con cái phải nghe theo ý của mình.
Sau nhiều lần như vậy, tình cảm tôi dành cho mẹ chẳng còn, tôi không còn chia sẻ với mẹ những chuyện trong cuộc sống như hồi mới về làm dâu. Tôi cẩn thận trong từng lời ăn, tiếng nói thì mẹ lại cho rằng tôi khách sáo, sống không tình cảm, không thực sự coi nhà chồng là nhà của mình.
Thực sự, tôi không biết sống sao cho vừa lòng mẹ chồng. Chỉ biết, ngày ngày tâm niệm bỏ qua mọi chuyện, bỏ qua những lời nói không suy nghĩ gây tổn thương của mẹ mà sống chân thành với mọi người trong nhà mà nghĩ nhịn người trong nhà đi đâu mà thiệt.
Ảnh minh họa.
Biết tôi luôn buồn rầu về chuyện mẹ chồng, nàng dâu chẳng hòa hợp. Chị gái tôi không ít lần nói, phụ nữ ngàn đời nay vẫn vậy em à, họ luôn "yêu bằng tai", khó tính đến mấy cũng chỉ cần vài lời nói êm dịu. Mặc dù em có giỏi giang nhưng quá thẳng thật và không khéo léo thì sẽ không có được lòng mẹ chồng. Sự khôn khéo của người người làm dâu sẽ cải thiện được mối quan hệ muôn đời có vấn đề này.
Mẹ chồng nào trước đó cũng từng làm dâu. Nhưng ở mỗi thế hệ khác nhau có muôn vàn điều khác. Cái thương yêu, chiều chuộng của mẹ chồng cho chồng cho con không sai nhưng nó không phù hợp với hiện tại. Có đặt bản thân vào địa vị người mẹ chồng, có hiểu được những nỗi lo, cái "ghen ngầm" khi con trai có vợ không cần đến mẹ nữa thì mới có thể cảm thông mà chia sẻ. Một lúc nào đó, khi đã có con, em sẽ hiểu được rằng: Bà mẹ chồng nào thì cũng là mẹ! Chỉ mong con mình có một người bạn đời biết yêu thương, săn sóc, sẻ chia.
Hãy học làm một người con dâu nhẫn nại, biết sẻ chia, thông cảm, hết lòng yêu thương mẹ chồng cả một đời lam lũ vì chồng con thì có mẹ chồng nào là không vừa lòng với một người con dâu như thế.
Vẫn phải từ ý thức Những năm gần đây pháp luật về gia đình đã được hoàn thiện, việc xây dựng đời sống văn hóa, trong đó có văn hóa gia đình cũng được hết sức quan tâm. (Ảnh minh họa) Nhưng vì sao những bi kịch gia đình vẫn cứ diễn ra? Còn có quá nhiều vấn đề đang âm ỉ ở nơi mà chúng ta vẫn...