Chủng mới virus SARS CoV-2 lây lan nhanh và rộng hơn
Nghiên cứu công bố mới đây của các nhà khoa học quốc tế cho thấy, chủng mới của virus SARS CoV-2 lây lan nhanh và rộng hơn so với chủng ban đầu.
Báo điện tử ABC News của Australia vừa cho biết, một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Anh và Mỹ cho thấy, virus SARS CoV-2 gây ra dịch Covid-19 đã xuất hiện chủng thứ hai khiến cho bệnh có thể lây lan nhanh và rộng hơn chủng ban đầu.
Các biện pháp giãn cách xã hội giúp Australia kiểm soát được sự lây lan của dịch Covid-19. (Nguồn ABC News)
Theo kết quả nghiên cứu dựa trên 6.000 bệnh nhân Covid-19, chủng mới của virus SARS CoV-2 xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc hoặc châu Âu vào hồi tháng 1 nhưng chỉ với một số lượng nhỏ. Tuy vậy đến giữa tháng 3, chủng mới của SARS CoV-2 chiếm tới 1/3 số ca trên toàn thế giới trong đó chủ yếu là ở châu Âu.
Đến đầu tháng 4, các nhà nghiên cứu thấy rằng chủng mới phát triển với tốc độ “đáng báo động” trên toàn thế giới. Chỉ duy nhất tại Iceland, nơi cho đến lúc này, chủng đầu tiên của virus SARS CoV-2 vẫn đang chiếm đa số cho dù chủng thứ hai đã xuất hiện
Các nhà nghiên cứu cho rằng có nhiều lý do giải thích cho việc chủng thứ hai của virus SARS CoV-2 phát triển nhanh chóng. Thứ nhất là khả năng đột biến làm cho những người đã mắc chủng đầu tiên có thể dễ dàng nhiễm chủng thứ hai. Thứ hai, có thể sự đột biến làm cho virus dễ xâm nhập các thế bào của con người.
Nhận định này được đưa ra khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những người bị nhiễm chủng mới thì có số lượng virus trong cơ thể nhiều hơn. Nếu những điều này được xác nhận thì sẽ giúp lý giải vì sao chủng mới của virus SARS CoV-2 lại lây lan nhanh đến như vậy.
Theo báo ABC News của Australia, cho đến lúc này, nghiên cứu đã được gửi đến tạp chí có uy tín và chờ thẩm định. Trong lúc chờ đợi, các tác giả muốn nhanh chóng chia sẻ phát hiện với cộng đồng khoa học nên đã đăng tải kết quả nghiên cứu lên mạng xã hội.
Giáo sư David Montefiori, Giám đốc Phòng thí nghiệm nghiên cứu vaccine phòng chống AIDS tại Đại học Y khoa Duke của Mỹ cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhà khoa học cần cảnh giác hơn với những đột biến khác có thể xảy ra.
Giáo sư Montefiori khẳng định “khi một loại virus trở nên dễ lây lan hơn thì cần phải có những nỗ lực mạnh mẽ hơn để ngăn chặn nó. Mặc dù chủng mới đã lây lan trên toàn thế giới trong một thời gian nhưng nhờ các biện pháp giãn cách xã hội nên đã kiểm soát được sự lây lan của virus”./.
Trung Quốc nói không ngại bất cứ loại điều tra nào về dịch COVID-19
Bắc Kinh sẽ không mời chuyên gia quốc tế điều tra về nguồn gốc dịch COVID-19 cho tới khi đảm bảo "chiến thắng cuối cùng".
"Ưu tiên của Trung Quốc trước tiên là đánh bại đại dịch và chống lại nỗ lực chính trị hóa "vô lý và lố bịch" về virus SARS-CoV-2", Đại sứ Trung Quốc tại LHQ, Chen Xu nói với các phóng viên trong cuộc họp tại Geneva hôm 6/5.
Khi được hỏi khi nào WHO có thể nhận được lời mời tới điều tra về nguồn gốc dịch, ông Chen nhắc lại rằng ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc hiện nay là tập trung vào cuộc chiến chống dịch cho tới khi giành được chiến thắng cuối cùng.
"Chúng tôi cần tập trung và phân bổ đúng nguồn lực của mình. Không phải chúng tôi "dị ứng" với bất cứ cuộc điều tra, đánh giá nào vì chúng có thể hỗ trợ nỗ lực quốc tế để chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trong tương lai.
Về việc lời mời được đưa ra thế nào và khi nào, chúng tôi cần có ưu tiên phù hợp vào thời điểm này và mặt khác, chúng tôi cần bầu không khí phù hợp", ông này nói thêm.
Đại sứ Trung Quốc tại LHQ, Chen Xu. (Ảnh: Reuters)
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC tuần trước, Đại diện của WHO tại Bắc Kinh - Tiến sĩ Gauden Galea cho biết Trung Quốc nhiều lần từ chối yêu cầu tham gia vào cuộc điều tra về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 mà tổ chức này đưa ra.
"Chúng tôi biết rằng một số cuộc điều tra ở Trung Quốc đang diễn ra nhưng ở giai đoạn này, chúng tôi vẫn chưa được mời tham gia", ông Galea cho biết.
Khi được hỏi liệu có lý do chính đáng để Trung Quốc từ chối WHO hay không, ông Galea trả lời: "Theo quan điểm của chúng tôi thì không".
Thuyết âm mưu virus SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán lan truyền nhiều tháng qua và được nhiều quan chức Mỹ ủng hộ.
Video: WHO kêu gọi điều tra những ca mắc COVID-19 ban đầu
Trong cuộc họp báo hôm 30/4, Tổng thống Trump tuyên bố có bằng chứng về mối liên hệ giữa virus SARS-CoV-2 với phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Mới đây, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết Washington sẽ công bố bằng chứng về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 một cách rõ ràng và minh bạch.
Hàng loạt các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Đức, Australia nhiều tuần qua kêu gọi Trung Quốc minh bạch và mở cuộc điều tra về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, Bắc Kinh nói họ kiên quyết phản đối cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc dịch, nhấn mạnh đây là việc làm của các nhà khoa học.
APEC kêu gọi nới lỏng hạn chế di chuyển thiết yếu qua biên giới Các Bộ trưởng APEC cho biết sẽ làm việc để tạo điều kiện cho dòng chảy hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. Bộ trưởng Thương mại các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) hôm nay kêu gọi các nước nới lỏng hạn chế đối với hoạt động di chuyển thiết...