Chứng minh nhân dân sẽ được thay thế bằng thẻ căn cước
Từ ngày 1/1/2016, chứng minh thư nhân dân sẽ được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân.
Chiều 20 /11, với tỷ lệ đại biểu Quốc hội tán thành 76,66%, Quốc hội đã chính thức thông qua qua dự thảo luật căn cước công dân, trong đó quy định rõ chỉ cấp thẻ căn cước công dân cho người từ 14 tuổi trở lên. Như vậy, người dưới 14 tuổi vẫn sẽ được cấp đăng ký khai như quy định.
Theo đó, từ ngày 1/1/2016 tới chứng minh thư nhân dân (CMTND) sẽ được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân.
Thẻ căn cước công dân.
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật căn cước công dân, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa cho hay, qua thảo luận có ý kiến đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân cho người từ 14 tuổi như dự thảo. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến đề nghị chỉ cấp thẻ căn cước công dân cho người trên 14 tuổi.
Trước ý kiến trái chiều này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Đoàn thư ký kỳ họp gửi Phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về quy định tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. Kết quả phiếu xin ý kiến cho thấy, có 61% đại biểu nhất trí với loại ý kiến thứ nhất; 27% đại biểu nhất trí với loại ý kiến thứ hai; 12% đại biểu có ý kiến khác.
Video đang HOT
Tiếp thu đa số ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý dự thảo Luật quy định cấp thẻ Căn cước công dân cho người từ 14 tuổi trở lên.
Cũng theo ông Khoa, qua thảo luận một số ý kiến đề nghị bổ sung một số thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như tên gọi khác, nhóm máu, tình trạng hôn nhân, một số thông tin về anh, chị, em…; có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về thông tin giới tính, quê quán…; có ý kiến đề nghị phân loại thông tin theo từng nhóm.
Tiếp thu ý kiến trên Ủy ban thường vụ Quốc hội đã bổ sung quy định về thông tin nhóm máu tại điểm m khoản 1 Điều 9 của dự thảo Luật theo hướng không phải là thông tin bắt buộc mà theo yêu cầu của công dân.
Bộ Công an không có chủ trương dừng cấp CMND 12 số mà việc này tiếp tục triển khai, đến năm 2020 sẽ cấp toàn bộ CMND mới trên cả nước.
Theo Pháp Luật TP.HCM
Đề nghị vẫn cấp giấy khai sinh cho trẻ
Các ĐBQH đề nghị tiếp tục cấp giấy khai sinh cho trẻ em. Ngoài ra, không cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi để tránh lãng phí.
Sáng nay, QH thảo luận tại hội trường về dự thảo luật Hộ tịch. Việc cấp giấy khai sinh và thẻ căn cước công dân được các ĐB quan tâm nhiều nhất.
UBTVQH cho biết hiện có 2 loại ý kiến.
Thứ nhất là tán thành tiếp tục cấp giấy khai sinh cho trẻ em khi đăng ký khai sinh như quy định hiện hành. Thứ hai, bỏ việc cấp giấy khai sinh trong luật, thay vào đó cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh như trong dự án luật Căn cước công dân.
UBTVQH đánh giá việc đăng ký khai sinh là việc Nhà nước chính thức thừa nhận việc ra đời của một con người. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trẻ em sinh ra được Nhà nước cấp giấy khai sinh, trong đó ghi những thông tin cơ bản của trẻ em. Giấy khai sinh có giá trị pháp lý làm căn cứ cho việc cấp các loại giấy tờ khác trong quản lý nhà nước.
Hơn nữa, việc cấp giấy khai sinh đã và đang được thực hiện thống nhất, ổn định từ nhiều năm nay, cơ bản không có vướng mắc.
Do đó, UBTVQH tán thành với đề nghị của Chính phủ tiếp tục cấp giấy khai sinh cho trẻ em khi đăng ký khai sinh.
ĐB Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc): Giấy khai sinh là căn cứ pháp lý cho các loại giấy tờ khác.
Rất nhiều ĐBQH cũng đồng tình với ý kiến này. Theo ĐB Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) việc tiếp tục cấp giấy khai sinh cho trẻ em là phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em, bộ luật Dân sự. Giấy khai sinh là căn cứ pháp lý cho các việc cấp các loại giấy tờ khác trong quản lý nhà nước.
Nhất trí với ý kiến trên song ĐB Hồ Văn Tính (Tiền Giang) cho rằng giấy khai sinh không có thời hạn, có giá trị suốt đời. Vì vậy việc cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi là tốn kém, không cần thiết. ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) cũng có chung nhận định.
ĐB Nguyễn Văn Minh (TP HCM) đặc biệt lưu ý việc đăng kí hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Đây là việc phức tạp, hồ sơ nhiều, cán bộ đăng kí hộ tịch cấp xã, quận huyện chưa đáp ứng được, đặc biệt là các giấy tờ đều là tiếng nước ngoài.
Cho nên, ông đề nghị giao UBND tỉnh có sở ngoại vụ, tư pháp để thẩm tra, xác minh được thông tin trước khi cấp.
Về nội dung này, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng thẩm quyền đăng kí hộ tịch thì nên để 1 cấp đăng kí là cấp xã, cùng lắm đến cấp huyện, còn cấp tỉnh tập trung quản lý, tập trung dữ liệu. Hơn nữa, tất cả các giấy tờ khi nộp lên đều bằng tiếng Việt.
Còn ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) thì nhấn mạnh cần quy định cấp giấy khai sinh cho trẻ trong trường hợp cha mẹ đã qua đời hoặc cha mẹ sử dụng công nghệ cao để thụ thai (như trường hợp người bố đã qua đời mấy năm mẹ mới sinh con do đông lạnh tinh trùng) thì đặt ra việc khai sinh sẽ thế nào, cần quy định rõ để tạo thuận lợi cho cán bộ hộ tịch và công dân trong các trường hợp đặc biệt.
Các ĐBQH đề nghị cần xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử cùng với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia để đảm bảo tính tích hợp, hệ thống, tránh lãng phí, chồng chéo.
Chiều nay, QH sẽ thảo luận dự thảo luật Căn cước công dân.
Theo Vietnamnet
Thay CMND bằng Thẻ căn cước, người dân được lợi gì? Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XIII, Chính Phủ đã trình QH cho ý kiến về Luật Căn cước công dân. Theo đó, thay bằng CMT hiện tại, công dân Việt Nam sẽ được cấp thẻ căn cước, số định danh cá nhân. Bỏ dần quản lý dân cư bằng hộ khẩu Thẻ căn cước - đòi hỏi của thực tiễn Theo...