Chứng kiến sự đố kỵ diễn ra hằng ngày tại chính lớp học của mình, nam sinh tâm sự ‘Tớ ước gì mình không học lớp này’ khiến nhiều người suy ngẫm
“Chúng ta còn trẻ, còn vui, và cũng còn nhiều thiếu sót trong suốt mười mấy năm nay. Thế tại sao chúng ta không nhìn lại những khiếm khuyết của bản thân mà lại xem thường những yếu điểm của người khác?”…, nam sinh bày tỏ.
Với nhiều cô cậu học sinh, trong khoảng thời gian đi học hẳn từng ít nhất một lần rơi vào tình cảnh bị lạc lõng, bị bỏ rơi trong chính lớp học của mình. Có muôn vàn lí do để bạn bị cả lớp “ tẩy chay”, nào là học giỏi hơn các bạn khác, diện đồ xinh đẹp và mắc tiền hơn bạn bè cũng đủ để trở thành lí do bị ganh ghét… Những năm học trôi qua vô nghĩa và chán ngắt bởi không tìm nổi lấy một người bạn thân, không thể mở lòng với bất kỳ ai dù vui hay buồn.
Mới đây, dòng tâm sự “Tớ ước gì mình không học lớp này” của một nam sinh khiến nhiều người phải thực sự suy ngẫm, nhìn nhận lại những gì đã xảy ra với quãng thời gian vốn đẹp nhất của cuộc đời.
“TỚ ƯỚC GÌ MÌNH KHÔNG HỌC LỚP NÀY!
Có lẽ trong 3 năm cấp 3 của chúng ta, rất nhiều bạn đã từng thốt ra câu này nhỉ? Ganh đua, Tị nạnh, Ghen ghét, Đố kị…và còn vô vàn những thứ cảm xúc tiêu cực khác!
Vốn dĩ một tập thể lớp được hình thành nên từ rất nhiều thành viên. Mỗi người một tính cách khác nhau. Điều đó tạo nên sự đa dạng trong tập thể. Tuy nhiên, đôi khi chính sự khác biệt về tính cách, hoàn cảnh sống của mỗi người lại khiến tập thể lớp mất đi sự đoàn kết, mất đi nét hồn nhiên của tuổi học trò.
” Này, xem kìa. Được điểm cao cái mặt lại vênh lên. Đáng ghét không cơ chứ? “
” Khiếp thật. Đi học mà cũng diện đồ mắc tiền. Muốn chứng tỏ nhà giàu hay gì?”
Thầy cô đã từng bảo gì nhỉ, lớp càng có nhiều cá tính khác nhau, tập thể sẽ sáng tạo, giỏi giang hơn và phát triển về nhiều mặt hơn.
Nhưng, tại sao lớp chúng ta lại bất hoà với nhau như vậy?
“Tại sao lớp chúng ta lại bất hoà với nhau như vậy?”. Ảnh: Page THPT Trấn Biên
Chúng ta, những cô cậu học trò đang mơn mởn ở cái tuổi thanh xuân tràn đầy nhựa sống, của những khát khao, ước vọng về tương lai tươi đẹp. Chúng ta còn trẻ, còn vui, và cũng còn nhiều thiếu sót trong suốt mười mấy năm nay. Thế tại sao chúng ta không nhìn lại những khiếm khuyết của bản thân mà lại xem thường những yếu điểm của người khác?
Video đang HOT
Bạn có dám lên tiếng rằng, ” tôi hoàn hảo ” chứ ? Bạn có dám nói rằng ” tôi là tuyệt nhất trong lớp này” không?
Lớp chúng ta là một tập thể, một gia đình. Đã gọi là gia đình thì không ai có quyền được quyết định thành viên trong gia đình là ai, họ phải ra sao, như thế nào. Gặp nhau đã là một cái duyên. Gắn bó với nhau lâu dài thì cần có sự đồng tâm, cũng như tấm lòng bao dung tha thứ và chở che của tất cả thành viên trong lớp.
Nội bộ lớp đoàn kết, bền vững là khi chúng ta có sự đa dạng về ý kiến, nhưng có sự thống nhất về quyết định cuối cùng. Chia bè phái, nói xấu sau lưng, bắt nạt? Sẽ thật tệ nếu bạn phải trải qua tuổi thanh xuân tươi đẹp nhưng phải bước qua những hành động ích kỷ nhỏ nhen đánh mất đi màu xanh của tuổi xuân ấy.
Ba năm cấp ba nhanh lắm, thoáng qua như một cơn gió xuân mang theo những kỉ niệm hồn nhiên tuổi học trò, về những khuôn mặt thân quen ngày ngày gặp nhau cười nói trong lớp. Tuổi xuân, là quãng thời gian để con người nhớ nhung, hoài niệm. Khi bạn ôm nó vào lòng, nó sẽ chẳng đáng một xu, chỉ khi bạn dốc hết sức lực vào nó, quay đầu nhìn lại, tất cả mới có ý nghĩa.
Vì thế, hãy tận dụng khoảng thời gian đẹp nhất này của mình, để sống và học cách sống một cách trọn vẹn, vui vẻ nhất bên những người bạn của mình, các bạn nhé?”.
3 năm cấp 3 trôi qua rất nhanh, tại sao không cùng nhau đoàn kết để có những kỷ niệm đẹp sau khi ra trường mà lại ra sức “tẩy chay”, xa lánh bạn bè cùng lớp. Ảnh minh họa.
Ngay sau khi câu chuyện này xuất hiện trên mạng xã hội ngay lập tức thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Hơn 62.000 lượt yêu thích cùng hàng ngàn lượt bình luận xoay quanh câu chuyện này, đồng thời rất nhiều cô cậu học trò từng rơi vào hoàn cảnh giống nam sinh trên tỏ ra đồng cảm và chia sẻ câu chuyện thực tế của chính bản thân mình.
Thành Thắng bình luận: “ Chưa bao giờ thấy thoải mái khi bước vào lớp, chỉ học rồi về, chẳng có nổi một niềm vui thực sự. Cảm giác lạc lõng giữa đám bạn, không dám thân, gặp chuyện vui buồn cũng không dám nói cho một ai, chỉ biết giữ trong lòng rồi tự buồn một mình, học cùng lớp cả 3 năm, xung quanh có rất nhiều người nhưng bản thân vẫn luôn cảm thấy lạc lõng và cô độc”.
Vương Hoàng Long viết: ” Vì ít nói chuyện, vì nhà xa ít tham gia hoạt động lớp, vì không cho các bạn tiền mua quà vặt, thầy cô thì nghe bạn bè nói xấu rồi lại nghĩ xấu mình. Buổi cuối cùng của thời học sinh, các bạn nói chẳng ai muốn chơi cùng mình, vậy bây giờ các bạn có tư cách gì mở mồm chê trách chuyện mình không về họp lớp?”.
Lạnh Nhạt chia sẻ : “Mọi người hiểu cảm giác bị tẩy chay trong lớp chỉ vì mình ít nói, khó gần nhìn như bị tự kỉ không? Tôi là 1 người sống hướng nội, ghét đám đông, nói chuyện trên facebook thân thiện vậy thôi chứ ngoài đời lạ lắm. Không có bạn thì bị nói là tự kỉ, nhưng có bạn thì sao? Bạn tôi trọng của hơn bạn bè, lừa dối nhau, tôi không cần những người bạn như vậy, thà 1 mình còn hơn”.
Jenriryn HN viết: “ Những năm tháng trên ghế nhà trường, tôi nhận ra mình đã rất cô đơn. Tôi đã từng rất mong muốn sẽ có 1 người bạn thân và rồi tôi tìm được cô bạn đó, cố gắng dốc hết tâm sức để cho cô ấy chấp nhận tôi làm bạn thân. Nhưng rồi, cô ấy đã khinh bỉ, coi thường tôi rất nhiều. Sau ngày hôm đấy, ngày mà tôi đã khóc rất nhiều vì cô ấy, tôi chợt nhận ra, mình không có bạn vẫn rất ổn. Nhưng khôg, nhìn họ chơi với nhau, họ cười đùa, họ kể chuyện bí mật cho nhau nghe. Còn tôi? Đi đâu cũng bị xua đuổi, có lúc họ nói rằng tôi sẽ phản bội, nên cố gắng né xa tôi ra. Tôi có biệt danh lúc đấy là” Thành phần bị bỏ rơi”, tôi tổn thương đến nỗi, chỉ muốn đi xa nơi này, đến 1 nơi mà tôi được sống như 1 con người. Không ai coi tôi là bạn, tôi bây giờ tuy là có chút ganh ghét nhưng mà thôi, mình sống vì mình là được rồi, đừng vì ai cả, trân trọng những kỉ niệm đẹp là được rồi”.
Tuy nhiên, bên cạnh những câu chuyện đáng buồn kể trên, số khác các bạn học sinh cũng thoải mái chia sẻ những câu chuyện vui vẻ khi may mắn gặp được một lớp học đoàn kết và yêu thương nhau.
Nguyễn Trần Thanh Bảo bình luận : “Đọc bình luận của mọi người xong em cảm thấy cuộc đời may mắn khi được học trong môi trường thật tốt. Cảm ơn các bạn, cảm ơn cô đã cho e biết sự yêu thương, bảo vệ giữa những người không có máu mủ. Dù đôi lúc cãi vã nhưng chung quy lại 1 năm rưỡi qua 39 người luôn đoàn kết, bảo vệ nhau… Có cơ hội tiếp xúc bên ngoài mới biết, sự thông cảm, tình yêu thương các bạn dành cho nhau. Cuối cùng một lần nữa cảm ơn các bạn, sau này được lựa chọn mình vẫn sẽ chọn được học chung với mọi người”.
Hồ Anh viết: “Cấp 2 vui lắm, có lẽ là khoảng thời gian tuyệt vời nhất. Bạn bè mặc dù có hay trêu chọc nhưng cũng rất quan tâm. Cái hôm cuối năm lớp 9 may mạnh mẽ mới cầm được nước mắt. Chưa hết lớp 10 mà hở có cơ hội là họp lớp mấy lần.
Lên lớp 10 buồn lắm, làm lớp trưởng mà lúc nào cũng phải mở mồm ra chửi mới nghe. Cảm thấy lên cấp 3 mình nóng tính hơn hẳn. Buồn. Nhưng bù lại được cái là bọn bạn cấp 3 cũng ham chơi nên cũng vui. Luôn có nhóm 12, 13 đứa đi chơi với nhau”.
Dương Bảo Hân: ” Thực sự rất muốn trở về năm cấp 2 để biết trân trọng hơn tình bạn để biết yêu thương và đoàn kết nhau hơn, không cần suốt ngày nghĩ “ráng đi còn 1-2 tháng nữa là xong rồi “.
Bây giờ rất muốn trở về như xưa nhưng không còn cơ hội nữa…
Theo saostar
Điểm danh những drama khiến lớp 12 không đoàn kết: Bằng mặt không bằng lòng, chờ ngày ra trường để unfriend!
Chia tay lớp 12 khóc lóc là thế, nhưng hội học trò chỉ cần một vài ngày sau có thể thẳng tay unfriend nhau luôn.
Một tập thể lớp được hình thành nên từ rất nhiều thành viên. Mỗi người một tính cách khác nhau. Điều đó tạo nên sự đa dạng trong tập thể. Tuy nhiên, đôi khi chính sự khác biệt về tính cách, hoàn cảnh sống của mỗi người lại khiến tập thể lớp mất đi sự đoàn kết.
Điều đó được thể hiện ở nhiều khía cạnh như bạn bè chia bè phái, nói xấu nhau, tẩy chay ai đó trong lớp hay đơn giản là chủ nghĩa cá nhân của thành viên trong lớp quá cao dẫn tới hoạt động tập thể không hiệu quả, ganh tỵ, tranh đua nhau... để lại những "vết dơ" khó phai mờ trong kỷ niệm của lớp 12.
Học không bằng người ta nhưng lại không muốn họ được phép hơn mình. Với những nhân vật thế này thì suốt ngày chỉ chăm chăm vào những lỗi nhỏ để bắt bẻ, nói xấu sau lưng người khác, khiến lớp mất đi hòa khí, lúc nào cũng lục đục nội bộ.
Trong một lớp học chắc chắn sẽ có những bạn có gia đình khá giả, được bố mẹ mua sắm nhiều thiết bị hiện đại như iphone, ipad, giày dép, túi xách xịn. Nhưng cũng có một số bạn gia đình khó khăn, vất vả lắm mới được đến trường. Nhiều bạn ỷ mình giàu có tỏ ý khinh thường, không muốn tiếp xúc với những người không cùng "giai cấp".
Chuyện học sinh quay cóp, gian lận trong kiểm tra, thi cử thời nào mà chẳng có, ít hay nhiều thôi. Nhưng vẫn có những người "không muốn chìm một mình", bị bắt "quay phao" thế là tố giác luôn người khác.
Đặt áo lớp 45 con người mỗi người một ý, bàn tới bàn lui hết cả một năm trời vẫn chưa ra cái nào nên hồn!
Một tập thể luôn anti các hoạt động văn nghệ, kêu gọi "hơn gọi đò" không ai thèm để tâm. Rồi khi đi tập thì tập không được là mấy, bởi phần lớn dành thời gian để chửi nhau rồi.
Ai bảo chụp kỷ yếu là chỉ cần thuê nháy là xong, trước đó còn 1001 câu chuyện dài nữa cơ...
Đến việc chọn món lúc liên hoan thôi mà cũng căng như dây đàn
Ghét nhau ghét cả đường đi, xé gói bánh tráng trộn hơi lớn tiếng cũng gây biến
Theo Trí Thức Trẻ
Đặc sản ngày khai giảng: Cả một trời gái xinh, ai không ngắm là phí hoài thanh xuân! Trong trang phục áo dài trắng, nụ cười dễ thương của những cô nàng nữ sinh này cũng đủ khiến bao chàng trai phải say đắm. Ngày hôm nay (5/9), hơn 22 triệu học sinh cả nước bước vào ngày lễ khai giảng, đón chào năm học mới. Sau kỳ nghỉ hè, hẳn cô nàng nào cũng háo hức, mong chờ được gặp...