Chứng khoán vững vàng trên nền giá mới
VN-Index tiếp tục vững vàng trên mốc 1.200 điểm từ những ngày đầu tháng 4/2021.
Tâm lý phấn khởi lan khắp thị trường khi những tin vui từ kết quả kinh doanh quý I/2021, cũng như kế hoạch chia cổ tức, tăng vốn của các DN trong mùa đại hội cổ đông.
Hướng về mốc 1.300 điểm
Thị trường chứng khoán (TTCK) tuần 12/4 – 16/4 khởi sắc, khi cổ phiếu ngân hàng, bất động sản trong rổ VN30 tiếp tục đóng vai trò nâng đỡ chỉ số. Ngay trong phiên sáng 12/4, VN-Index tăng 0,88% kết thúc ở 1.242,46 điểm, HNX-Index tăng 0,3% lên 294,66 điểm, UPCoM-Index tăng 0,94% lên 83,79 điểm. Tổng kết giao dịch tuần trước (5/4 – 9/4/2021), VN-Index tăng 0,59% đạt mức 1,231.66 điểm; HNX-Index ghi nhận giảm 0,37% về 293.79 điểm.
Nhà đầu tư giao dịch tại một sàn chứng khoán ở Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Trong báo cáo mới được công bố, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) đưa ra dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam cả năm 2021 sẽ đạt 6,8 – 7%, trong khi đó lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát 3 – 3,5%. VCBS cho rằng, chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ được duy trì ít nhất cho tới năm 2022, khi mục tiêu ưu tiên của nhiều ngân hàng T.Ư lớn trong giai đoạn này vẫn là hỗ trợ nền kinh tế hồi phục sau dịch bệnh.
Video đang HOT
Từ nhận định trên, VCBS điều chỉnh kịch bản dự báo về TTCK năm 2021 theo hướng tích cực hơn. Theo đó, VCBS dự báo mức cao nhất trong năm 2021 của các chỉ số chính tăng khoảng 20 – 30% so với cuối năm 2020 (VN-Index từ 1.325 đến 1.435 điểm).
VN-Index sẽ có xu hướng vận động quanh một “nền” giá cao hơn, nhưng biên độ dao động (chênh lệch giữa mức cao nhất và mức thấp nhất trong năm) sẽ vào khoảng 200 – 300 điểm. Bên cạnh đó, dự báo khối lượng giao dịch trung bình trong năm 2021 tiếp tục cải thiện so với năm 2020, đạt bình quân khoảng 700 – 750 triệu cổ phiếu mỗi phiên trên cả 3 sàn. Giá trị giao dịch bình quân phiên cũng được kỳ vọng đạt 18.000 – 20.000 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Cùng chung dự báo, Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho biết, điểm tích cực nhất có thể thấy trong quý I/2021 là sự tăng trưởng trở lại của dòng vốn FDI, không chỉ thể hiện ở con số giải ngân mà ở cả lượng vốn đăng ký mới. Sự hồi phục sẽ còn thể hiện rõ hơn trong quý tới. Ước tính GDP quý II sẽ đạt khoảng 6,4% và cả năm 2021 đạt mức 6,57%. Với nền trên, YSVN dự báo VN-Index tiếp tục xu hướng tăng trung hạn và hướng về vùng 1.283 – 1.300 điểm.
Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường
Tổng hợp số liệu thống kê cho thấy, tính từ đầu năm, nhóm tài chính, nhóm bất động sản và nhóm vật liệu tăng trưởng lần lượt 17,6%, 13,7% và 15,7%. TTCK Việt Nam tiếp tục thể hiện nội lực mạnh mẽ khi vượt qua các nhịp rung lắc mạnh trong tháng 3/2021, và đi lên vùng cao mới trong những phiên đầu tháng 4/2021. Nhóm vốn hóa trụ cột đã lấy lại được động lực giúp vùng cản tâm lý 1.200 điểm của VN-Index được vượt qua một cách thuyết phục.
Báo cáo chiến lược thị trường tháng 4/2021 của Công ty CP Chứng khoán SSI nhận định, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt trội so với các ngành khác. Nguyên nhân được SSI lý giải là nhờ tỷ suất lợi nhuận tương đối hấp dẫn và triển vọng tín dụng được cải thiện, khi hầu hết các ngân hàng đã đẩy nhanh xóa nợ xấu trong quý IV/2020.”Với các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu, so với cùng kỳ ước tính lợi nhuận trước thuế sẽ tăng khoảng 55 – 65%. Các ngân hàng thương mại quốc doanh có khả năng đạt được mức tăng trưởng ngoạn mục hơn. Chiếm tỷ trọng vốn hóa khoảng 30% trên VN-Index, cổ phiếu nhóm ngân hàng có nhiều động lực dẫn dắt thị trường chung trong thời gian tới” – Báo cáo của SSI nêu rõ.
Bước vào 2 tuần cuối tháng 4/2021 là cao điểm mùa đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của các ngân hàng. Với vị thế dẫn dắt TTCK, đây đều là những sự kiện được cổ đông và nhà đầu tư mong đợi.
Trong tháng 3/2021, một số ngân hàng tổ chức thành công ĐHĐCĐ như BIDV, MSB, PGBank, VIB, ACB… Thời gian tới, ước tính có 18 ngân hàng đã và đang lên kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ. Năm nay, các ngân hàng đều dự kiến chia cổ tức rất cao, và có kế hoạch tăng vốn. Rất nhiều báo cáo phân tích đã ước tính lợi nhuận nhóm ngân hàng tăng cao trong quý I/2021, dẫn tới giá cổ phiếu lên theo. Những mã nổi trội có thể kể tới là SHB tăng 51,7% từ ngày 25/3 – 2/4 (tính theo giá đóng cửa); CTG tăng 10,12% từ 26/3 – 6/4; MBB tăng 15,64% từ 26/3 – 7/4; STB tăng 25,82% từ 24/3 – 5/4; EIB tăng 24,86% từ 24/3 – 6/4…
VN-Index giảm 8 điểm trong khi HNX-Index vẫn tăng tốt
Thanh khoản thị trường tiếp tục đạt gần 19.000 tỷ đồng trên cả 3 sàn giao dịch, diễn biến thị trường trong phiên chiều hầu như nâng đỡ đà tăng cho chỉ số tại sàn HNX và UPCoM.
Kết phiên 8/4, chỉ số VN-Index giảm 7,49 điểm (-0,6%) xuống 1.234,89 điểm, ngược lại thì HNX-Index tăng 0,31% lên 293,75 điểm và UPCoM-Index tăng 0,62% lên 83,07 điểm.
Phiên giao dịch hôm nay diễn ra với áp lực bán có phần chiếm ưu thế. Nhóm cổ phiếu lớn phân hoá và chìm trong sắc đỏ, MBB, VCB, VIC, BID giảm mạnh, ngược lại các cổ phiếu lớn vẫn tăng trưởng nhẹ như KDH, HDB, NVL, VPB,...
Diễn biến chứng khoán phiên 8/4.
Cổ phiếu ngân hàng gặp khó khi BID, CTG, MBB, TCB chìm trong sắc đỏ đang ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường, chỉ có VPB, TPB tăng nhẹ trên mốc tham chiếu. STB và HDB được khối ngoại đặt mua nhiều, nhưng không kéo giá lên được bao nhiêu.
Nhóm chứng khoán cũng giao dịch phân hóa với sắc đỏ chiếm chủ đạo, dù vậy bộ đôi SHS, VND tiếp tục thu hút dòng tiền khá tốt và ngược dòng bứt phá.
Các nhóm cổ phiếu khác trên thị trường như bất động sản, xây dựng, dầu khí...hầu hết cũng chìm trong sắc đỏ.
Khối ngoại bán ròng 12 tỷ đồng trên HoSE, trong đó các mã bị bán mạnh nhất gồm BID, VNM, KDH, VCB...
Hệ thống kẹt cứng, bắt đáy cũng không nổi Nhà đầu tư mua bán đều khó, nhất là với những người thích bắt đáy, khiến cổ phiếu đa phần "đóng băng" trong tình trạng giảm giá đến hết ngày... Nhiều phiên liên tiếp VN-Index không vượt qua được ngưỡng kháng cự 1250 điểm có thể khiến nhà đầu tư chốt lời mạnh hơn. Một nhịp giảm khá nhanh ngay đầu phiên hôm...