Chứng khoán Việt Nam hồi phục ra sao sau những lần rơi vào thị trường gấu?
Sau những giai đoạn thị trường giá xuống kéo dài, chứng khoán Việt Nam có thời gian hồi phục trung bình là 3,6 tháng và mức hồi phục trung bình là 50,06% so với đáy và 79,52% so với vùng đỉnh trước khi rơi vào thị trường gấu.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua thêm một ngày thứ 2 đáng quên khi VN-Index giảm 36,9 điểm (-3,03%) xuống mức 1.180,4 điểm. Như vậy, chỉ số này đã giảm hơn 100 điểm, tương đương 8% chỉ trong khoảng hơn 1 tuần giao dịch (6 phiên).
Đà giảm này của chứng khoán Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ xu hướng điều chỉnh chung của thị trường tài chính toàn cầu sau khi Mỹ công bố số liệu lạm phát cao kỷ lục trong hơn 40 năm (8,6%). Chỉ số S&P 500 sau đó đã lao dốc mạnh và chính thức bước vào thị trường gấu (bear market) từ ngày 13/6.
Thực tế, chứng khoán Việt Nam đã “hóa gấu” từ nhịp giảm sâu trước kéo dài từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5. Một nhịp hồi ngắn không đủ đưa thị trường phá vỡ xu hướng giảm, VN-Index sau đó đã quay đầu tìm về vùng đáy cũ. So với đỉnh đạt được hồi đầu tháng 4, chỉ số này đã giảm hơn 344 điểm, tương đương 22,5%.
Theo thống kê của Chứng khoán BSC, kể từ giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 đến nay, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động và chứng kiến không ít giai đoạn bear market. Chỉ số S&P500 và Shanghai Composite đã trải qua 5 lần giảm mạnh còn VN-Index cũng 6 lần rơi vào thị trường gấu.
Mức giảm mạnh nhất trong các lần “hóa gấu” là giai đoạn 08/10/2007 – 23/02/2009 khi ấy VN-Index mất hơn 77%. Cũng trong giai đoạn khủng hoảng đó, chứng khoán Mỹ và Trung Quốc lần lượt giảm hơn 56% và 70%. BSC đánh giá, nhìn chung diễn biến chứng khoán Việt Nam có biến động tương đồng với Trung Quốc hơn là thị trường Mỹ.
Video đang HOT
Sau những giai đoạn thị trường giá xuống kéo dài, chứng khoán Việt Nam có thời gian phục hồi trung bình 3,6 tháng, ngắn hơn Trung Quốc. Thị trường chứng khoán Mỹ có thời gian trung bình trong thị trường giá xuống và thời gian phục hồi ngắn nhất, lần lượt 6,4 tháng và 2,8 tháng.
Xét về mức độ, Chứng khoán Việt Nam hồi phục so với đáy tốt nhất với trung bình đạt 50,06%. Tuy nhiên, so với vùng đỉnh trước khi rơi vào thị trường gấu, mức độ hồi phục của VN-Index (79,52%) thấp hơn so với Mỹ (86,79%).
Về cơ bản, mức độ và tốc độ phục hồi của thị trường chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh kinh tế nói chung và các vấn đề nội tại khác trong mỗi thời kỳ. Theo đánh giá của BSC, bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay khá tương đồng với giai đoạn năm 2018 khi Fed bắt đầu đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất bên cạnh vấn đề an ninh năng lượng, bất ổn trên thị trường hàng hóa.
Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở kinh tế vĩ mô Việt Nam đang khá ổn định, tăng trưởng tích cực và đang lệch pha so với thế giới. BSC cho rằng, thị trường có thể có thêm một nhịp sụt giảm nhẹ sau đó phục hồi đi lên như kịch bản giai đoạn 2018. Nhận định này không phải không có cơ sở khi lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2022 được dự báo sẽ tăng trưởng cao.
Điển hình như Dragon Capital với nhận định tăng trưởng lợi nhuận của toàn thị trường là khá chắc chắn với mức dự kiến khoảng trên 20%. Tương tự, VNDirect cho rằng tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp trên HoSE có thể đạt 23% so với cùng kỳ. Mirae Asset cũng dự phóng hầu hết các ngành sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2022, với mức dự phóng EPS tăng trưởng 24% so với cùng kỳ. Trong khi đó, Chứng khoán MBKE đánh giá sự phục hồi kinh tế được củng cố nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao hơn sẽ tạo nền tảng cho tăng trưởng EPS 22% vào năm 2022.
Chỉ sau vài tháng, Hòa Phát (HPG) mất hơn 5 tỷ USD vốn hóa, bằng tổng 5 ngân hàng cộng lại
So với đỉnh đạt được hồi cuối tháng 10 năm ngoái, cổ phiếu HPG đã mất hơn một nửa thị giá, tương ứng vốn hóa thị trường giảm 129.670 tỷ đồng (~5,6 tỷ USD).
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn để tìm điểm cân bằng mới sau khi điều chỉnh mạnh dưới ảnh hưởng của thế giới. Áp lực bán trên diện rộng khiến nhiều cổ phiếu giảm sâu trong đó nổi bật phải kể đến HPG của Tập đoàn Hòa Phát.
Cổ phiếu này kết thúc phiên 20/6 tại mức giá sàn 21.600 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong vòng 17 tháng. So với đỉnh đạt được hồi cuối tháng 10 năm ngoái, HPG đã mất hơn một nửa thị giá. Vốn hóa thị trường cũng theo đó "bốc hơi" 129.670 tỷ đồng (~5,6 tỷ USD) xuống còn 125.600 tỷ đồng.
Cổ phiếu HPG lao dốc
Để hình dung về sự khốc liệt về cú lao dốc của cổ phiếu đầu ngành thép, con số 5,6 tỷ USD mà Hòa Phát mất đi chỉ trong 8 tháng qua gấp hơn 3 lần vốn hóa của 2 công ty chứng khoán lớn nhất thị trường là VND và SSI công lại và tương đương với tổng vốn hóa của 5 ngân hàng thương mại tầm trung như VIB, MSB, OCB, LPB, NVB.
Không chỉ riêng HPG, hầu hết các cổ phiếu thép đều đã giảm sâu từ đỉnh có thể kể đến như HSG mất 70%, NKG bay 63%,... Trong bối cảnh nhóm thép đang miệt mài dò đáy, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long đã có những chia sẻ thẳng thắn tại Đại hội cổ đông thường niên 2022. " Cổ đông cứ đợi kết quả kinh doanh quý 2, quý 3, quý 4 rồi sẽ thấy. Lúc này ngành thép đang không thuận lợi. Đợi hai tháng nữa sẽ có kết quả kinh doanh quý 2, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào" - ông Long chia sẻ.
Lý giải về những khó khăn của ngành thép, ông Trần Đình Long chỉ ra giá nguyên vật liệu tăng mạnh do xung đột Nga - Ukraine làm giá than luyện tăng 100 - 200 USD/tấn. Than cốc là một trong những nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng cao nhất trong quá trình sản xuất thép. Thêm nữa, chi phí logistics tăng cao do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cũng gây áp lực lớn lên lợi nhuận ngành thép. Trong một báo cáo hồi cuối tháng 4, Chứng khoán KIS dự báo biên lãi gộp của Hòa Phát sẽ giảm 4,4% từ 27,4% của năm 2021 xuống 23% trong năm 2022.
Tương quan giữa giá than cốc, quặng sắt và biên lợi nhuận của HPG
Ở chiều ngược lại, giá thép thế giới sau khi tăng nóng và đạt đỉnh đã hạ nhiệt và quay đầu. Cùng xu hướng đó, giá thép tại thị trường nội địa cũng trên đà giảm trong thời gian gần đây. Trong 1 tháng qua, giá thép xây dựng tại Việt Nam đã giảm 4 lần liên tiếp, xuống quanh 16,6 - 17 triệu đồng/tấn.
Một trong những nguyên nhân đến từ chính sách Zero Covid của Trung Quốc khiến cho nhu cầu thép giảm. Trung Quốc chiếm 60% sản lượng tiêu thụ của thế giới nên khi đất nước tỷ dân phong tỏa, nhu cầu cũng đi xuống rõ rệt. Lượng nhập khẩu thép của Trung Quốc đã giảm gần 27% xuống còn 27,8 triệu tấn qua đó tụt từ vị trí dẫn đầu xuống xếp thứ 3 sau sau Mỹ và EU.
Giá thép trong nước liên tục giảm
Ngoài ra, giá cổ phiếu ngành thép cũng cho thấy sự đồng pha nhất định với xu hướng đi xuống của giá hàng hóa thế giới. Hợp đồng tương lai thép cuộn cán nóng (HRC) giao tháng 11/2022 cũng giảm xuống còn 4.380 nhân dân tệ/tấn trong ngày 20/6, giảm 34% so với đỉnh lịch sử đạt được trong năm ngoái.
Do giá bán thép bình quân năm 2022 giảm khi cạnh tranh trong ngành gia tăng, Chứng khoán BSC cho rằng biên lợi nhuận ngành thép sẽ suy giảm và dự phóng LNST của HPG sẽ giảm nhẹ 3,1% xuống 36.375 tỷ đồng trong khi HSG và NKG đều sụt giảm mạnh lần lượt 19% và 14,7% so với cùng kỳ, tương ứng đạt 3.493 tỷ đồng và 2.002 tỷ đồng.
Đánh giá về triển vọng xuất khẩu thép, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng mức xuất khẩu cao của năm 2021 sẽ khó lặp lại. Điều này là do các đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, kết hợp với nhu cầu hàng không thiết yếu suy giảm do lạm phát kỷ lục tại châu Âu; cạnh tranh tại Mỹ gia tăng do nước này đã nới lỏng chính sách thuế quan với thép Nhật; và châu Âu và Nga đặt mục tiêu xuất khẩu nhiều hơn sang Đông Nam Á.
Thị trường chứng khoán trong nước mở phiên ngập sắc xanh Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên giao dịch sáng 16/6 ngập trong sắc xanh. Cả 3 chỉ số chính trên thị trường đều tăng vọt chỉ sau ít phút giao dịch. Thị trường chứng khoán trong nước mở phiên ngập sắc xanh. Ảnh minh họa: TTXVN Cụ thể, thời điểm 9 giờ 22 phút, VN-Index tăng gần 14 điểm, lên...