Chứng khoán Việt liệu có duy trì đà tăng?
Nhiều đơn vị phân tích cho rằng chứng khoán đã tạo đáy ngắn hạn khi điểm số và dòng tiền tham gia thị trường có phần tích cực hơn.
Thị trường chứng khoán vừa có tuần giao dịch tích cực với chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp lên hơn 1.310 điểm, tương đương tăng 41 điểm. Nhờ đó, chỉ số đại diện sàn HoSE thuộc top 3 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới tuần qua với mức tăng 3,25%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã hồi phục nhanh và là động lực chính giúp kéo các chỉ số đi lên. Hầu hết cổ phiếu ngành này đều tăng giá, thậm chí, NVB tăng gần 32% khi có thay đổi quan trọng về nhân sự cấp cao.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cũng diễn biến khác tích cực, đóng góp vào đa tăng chung của chỉ số. Tuần qua, trong top 30 vốn hóa chỉ có 2 mã giảm nhẹ là VNM của Vinamilk và VJC của Vietjet. Trong khi đó, MSN của Masan tăng gần 13% sau khi doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh rất khả quan.
Thanh khoản thị trường nhìn chung vẫn ở mức thấp khi khớp lệnh trung bình 18.240 tỷ đồng/phiên, giảm hơn 5% so với tuần trước đó. Tuy nhiên, phiên giao dịch 30/7 chứng kiến dòng tiền trở lại với lượng khớp lệnh tại HoSE đạt hơn 20.800 tỷ đồng.
Chứng khoán Mirae Asset nhận thấy thị trường đã có những phiên thanh khoản cạn kiệt trong 3 phiên đầu tuần, là dấu hiệu của việc cạn nguồn cung giá thấp. Do vậy, VN-Index đã có 2 phiên cuối tuần bứt phá mạnh.
Cùng với thanh khoản và điểm số tăng lên, thị trường còn đón nhận sự tích cực từ khối ngoại khi họ mua ròng trên cả 3 sàn giao dịch. Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng tổng cộng 8,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 723 tỷ đồng.
Chứng khoán tăng điểm trong tuần vừa qua. Đồ thị: TradingView.
Video đang HOT
Tiếp đà tăng của tuần vừa qua, phần lớn các công ty chứng khoán cho rằng thị trường đã thoát đáy ngắn hạn và VN-Index có thể tiếp tục duy trì nhịp tăng hiện tại sang tuần đầu của tháng 8.
Chứng khoán Rồng Việt nhận thấy điểm số tăng mạnh và dòng tiền đã tham gia thị trường với trạng thái tích cực hơn. Hầu hết cổ phiếu đã tăng trở lại sau nhịp giảm mạnh bất ngờ và xác lập mặt bằng giá mới, cũng như chứng khoán đã tạo ra vùng cân bằng mới.
Chứng khoán MB tin rằng thị trường đã bước vào sóng tăng mới nhờ sự hỗ trợ của thanh khoản và sự đồng thuận của các nhóm cổ phiếu lớ,n bên cạnh các nhóm cổ phiếu tăng trưởng mạnh quý II. Các tín hiệu kỹ thuật cùng đà tăng của chứng khoán thế giới sẽ tiếp tục ủng hộ xu hướng tăng của thị trường.
Phân tích của AseanSC cho thấy VN-Index sẽ có quán tính tăng điểm trong tuần này để kiểm tra vùng kháng cự gần 1.315 – 1.320 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.325 – 1.330 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao, khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.
Có phần thận trọng hơn, Chứng khoán KB Việt Nam cho rằng áp lực rung lắc sẽ sớm xuất hiện trong những phiên đầu tuần tới nhưng nhiều khả năng chỉ số sẽ tiếp tục xu hướng tăng điểm, tiến lên vùng đích kỳ vọng tại 1.33x trước khi gặp áp lực điều chỉnh rõ nét hơn.
Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội cũng dự báo thị trường tuần tới có khả năng sẽ bước vào giao đoạn rung lắc khi mà áp lực chốt gia tăng trong vùng kháng cự 1.300-1.350 điểm.
'VN-Index có thể đạt 1.700 điểm vào cuối năm', sắp được giao dịch T+0
Cuối năm nay VN-Index có thể đạt 1.600 - 1.700 điểm với điều kiện có thể khống chế dịch COVID-19 trong tháng 8-9 - ông Lã Giang Trung, tổng giám đốc Passion Investment, dự báo.
Thị trường chứng khoán kỳ vọng hồi phục - Ảnh: BÔNG MAI
Chứng khoán hồi phục mạnh nếu dịch được kiểm soát sớm
Từ mốc thanh khoản lên đến 30.000 tỉ đồng/phiên, những ngày gần đây dòng tiền đổ vào giao dịch trên thị trường chứng khoán đã suy yếu.
Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến "Nhận diện cơ hội thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2021" do báo Đầu Tư tổ chức vừa diễn ra vào hôm nay 28-7, ông Lê Anh Tuấn, giám đốc chiến lược đầu tư Công ty Dragon Capital, nhìn nhận thanh khoản 25.000 - 30.000 tỉ đồng không thực chất, khó ổn định trong thời gian dài. Mức thanh khoản 15.000 - 17.000 tỉ đồng trên sàn HoSE, chiếm khoảng 80% vốn hóa là mức hợp lý.
Theo ông Tuấn, do COVID-19 đang trở thành vấn đề lớn, dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết năm 2021 giảm từ 50% xuống 40% (bao gồm cả UPCoM).
"Nhưng nhìn ngược lại thời điểm hồi năm ngoái, không ai dám nói năm 2021 lợi nhuận sẽ tăng trưởng 30-40%. Khi COVID-19 đi qua, sự hồi phục của các nền kinh tế rất mạnh", ông Tuấn cho hay.
Theo ông Tuấn, xét kỹ hơn về định giá năm 2021, với tăng trưởng lợi nhuận 35-40%, P/E (hệ số giá trên lợi nhuận của cổ phiếu) đạt khoảng 14-15 lần. Năm 2022, tăng trưởng lợi nhuận 22-25% thì P/E đạt 11,5-12 lần, mức hấp dẫn và không đắt.
Ông Lê Quang Minh, giám đốc phân tích đầu tư Chứng khoán Mirae Asset, chia sẻ: "Chúng tôi đánh giá khi VN-Index giảm về vùng 1.200 điểm là cơ hội để nhà đầu tư mua vào".
Lý do được đưa ra là triển vọng của nền kinh tế Việt Nam rất lớn. Thế giới đánh giá cao nền kinh tế Việt Nam, là điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam chỉ sau Hong Kong...
Bà Nguyễn Thị Phương Lam, giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư Chứng khoán Rồng Việt, cho rằng nhìn dài hạn, dòng tiền có nhu cầu đầu tư trong dân rất lớn, hơn 100.000 tài khoản mở mới/tháng.
Tổng giám đốc Passion Investment - ông Lã Giang Trung cho hay các nhịp điều chỉnh là không thể tránh khỏi. Theo thống kê, bình quân mỗi nhịp điều chỉnh kéo dài 6 tháng, với tỉ lệ 17%. Trong tháng 7, mức giảm 13% cơ bản đã tạo đáy. Sau nhịp điều chỉnh thị trường có thể lên 30-40%.
"Tôi cho rằng cuối năm nay VN-Index có thể đạt 1.600 - 1.700 điểm với điều kiện COVID-19 khống chế trong tháng 8-9".
Hiện nay, nhà đầu tư trong nước chiếm tới 83% tỉ trọng giao dịch toàn thị trường. Dù kỳ vọng chứng khoán hồi phục và tăng mạnh, các chuyên gia cũng cho rằng rủi ro đến từ việc khối ngoại bán ròng, tăng trưởng phụ thuộc nhà đầu tư trong nước, dịch bệnh COVID-19 khiến giãn cách kéo dài hơn.
Sắp được có bảng riêng giao dịch lô lẻ, áp dụng T0
Chia sẻ về tiến độ triển khai hệ thống công nghệ thông tin với nhà thầu KRX (Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc), bà Nguyễn Thị Việt Hà, thành viên phụ trách hội đồng quản trị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), cho biết hiện nay dự án đã đi vào giai đoạn kiểm thử nội bộ đối với 3 đơn vị là HoSE, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), kết hợp kiểm thử đến các công ty chứng khoán từ ngày 14-6, dự kiến kết thúc 16-8.
Sau giai đoạn này sẽ kiểm thử với toàn bộ thành viên thị trường, kiểm thử tổng thể lần cuối để vận hành chính thức.
Bà Việt Hà cho biết: "Tin tưởng đầu năm tới có thể vận hành hệ thống KRX", nâng cao năng lực xử lý hệ thống, cho phép giao dịch lô lẻ với 1 bảng riêng, giao dịch chứng khoán trong ngày T0.
Ông Nguyễn Sơn, chủ tịch VSD, cho biết đơn vị đã chuẩn bị về mặt công nghệ, để khi hệ thống KRX đi vào hoạt động, nhà đầu tư sẽ được ký quỹ tỉ trọng nhỏ 10 - 20% tiền trước khi đặt lệnh mua bán, có đòn bẩy tài chính tốt hơn, bỏ mức ký quỹ 100% như hiện nay.
Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước - ông Phạm Hồng Sơn chia sẻ, trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh nghiệp phát hành tổng khối lượng gần 50.000 tỉ đồng, tăng so với năm trước. Các đợt phát hành cơ bản thành công, mang lại nguồn vốn tốt cho doanh nghiệp.
VN-Index sẽ vượt ngưỡng 1.300 điểm trong phiên hôm nay, 25/5? Đa phần các công ty chứng khoán đưa ra nhận định tích cực cho phiên giao dịch 25/5 sau khi VN-Index gần chạm ngưỡng 1.300 điểm vào cuối phiên trước đó. Phiên 24/5, chỉ số VN-Index giao dịch theo chiều hướng tích cực, đóng cửa tăng hơn 14 điểm, mức gần cao nhất trong ngày. Thanh khoản HoSE ở mức hơn 715 triệu...