Chứng khoán tuần qua: VN-Index tăng liên tiếp 5 phiên
VN-Index tuần từ 26 – 30/7 có 5 phiên tăng điểm liên tiếp, thanh khoản được cải thiện song cũng để lại vài vết gợn khi loạt trường hợp vi phạm bị xử phạt.
Thị trường chứng khoán tuần qua khép lại trong sắc xanh khi VN-Index tăng 16,45 điểm lên 1.310,05 điểm; HNX-Index tăng 3,88 điểm lên 314,85 điểm và UPCoM-Index tăng 0,79 điểm lên 86,93 điểm.
VN-Index tuần 26 – 30/7 đã có 5 phiên tăng điểm liên tiếp.
Dữ liệu thống kê cho thấy, trên sàn HoSE, chỉ số VN-Index có 5 phiên tăng điểm liên tiếp. Mức điểm cao nhất và thấp nhất trong tuần lần lượt tại 1.311,97 điểm và 1.254,57 điểm. Tính chung cả tuần VN-Index tăng 41,22 điểm, tương ứng tăng 3,2% so với cuối tuần trước.
Trong khi đó, sàn HNX cũng có 4 phiên tăng điểm. Mức cao nhất và thấp nhất trong tuần lần lượt tại 315,02 điểm và 296,17 điểm. Tổng cộng tuần từ 26 – 30/7, chỉ số HNX-Index tăng 13,08 điểm, tương ứng tăng 4,3%.
Về thanh khoản, khối lượng và tổng giá trị giao dịch trên HoSE đạt lần lượt 2.585 triệu cổ phiếu và 84.860 tỷ đồng. Hai chỉ tiêu này tại HNX lần lượt đạt 444 triệu cổ phiếu và 10.878 tỷ đồng.
Điểm nóng thị trường tuần qua là việc nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và người thân bị xử phạt hàng tỷ đồng vì vi phạm luật chứng khoán.
Video đang HOT
Theo đó, ngày 27/7, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Vũ Xuân Thủy Sơn (Hoàng Mai, TP Hà Nội). Ông Sơn bị phạt 20 triệu đồng do không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch.
Ông Sơn là Phó Giám đốc Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (mã SHB), đã thực hiện giao dịch bán 20.000 cổ phiếu SHB ngày 5/3 nhưng không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch.
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước đó cũng ban hành quyết định xử phạt gần 1 tỷ đồng đối với ông Trần Ngọc Bê. Nguyên nhân là vì ông Bê không công bố thông tin việc dự kiến giao dịch, trong khi ông là anh rể của một lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã VPB).
Cụ thể, ông Bê đã mua hơn 1,48 triệu cổ phiếu VPB, bán 59.000 cổ phiếu VPB trong tháng 1/2021, mua hơn 1,88 triệu cổ phiếu VPB trong tháng 2/2021, mua 59.000 cổ phiếu VPB tháng 3/2021 nhưng không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch. Ngoài phạt hành chính, ông Bê còn bị phạt bổ sung là bị đình chỉ giao dịch chứng khoán trong 4 tháng.
Một nhà giao dịch khác là ông Phạm Quốc Bình (Hà Nội) cũng bị phạt vì báo cáo không đúng thời hạn cho sở giao dịch chứng khoán khi có thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu vượt quá các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu.
Theo SSC, ngày 25/12/2020, ông Bình đã mua 200.000 cổ phiếu của Công ty cổ phần Lanmark Holding (LMH) dẫn đến khối lượng cổ phiếu sau giao dịch tăng từ 5,26 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 20,52%) lên gần 5,46 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 21,3%). Nhưng đến ngày 22/1/2021, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội mới nhận được báo cáo thay đổi tỉ lệ sở hữu này. Ông Bình bị phạt 15 triệu đồng.
Được biết trong 6 tháng đầu 2021, SSC đã ban hành tổng cộng 190 quyết định xử phạt hành chính đối với 156 cá nhân và 34 tổ chức với tổng số tiền phạt là 5,66 tỷ đồng.
Sacombank muốn rút toàn bộ vốn khỏi Công ty chứng khoán SBS
Động thái muốn rút toàn bộ vốn khỏi SBS của Sacombank diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu Công ty chứng khoán này đã tăng hơn 130% từ đầu năm, hiện phổ biến ở mức 12.000 đồng/đơn vị.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (STB) vừa có thông báo về việc muốn thoái toàn bộ vốn khỏi Công ty CP Chứng khoán Sacombank (SBS) nhằm thực hiện chiến lược cơ cấu lại các khoản đầu tư không hiệu quả và gia tăng nguồn thu.
Đại diện Sacombank cho biết ngân hàng đã không còn là công ty mẹ của SBS từ năm 2011, sau các đợt thoái vốn trước đó.
Cụ thể, đầu năm 2010, nhà băng này đầu đợt chào bán cổ phần của mình tại SBS và giảm tỷ lệ nắm giữ tại đây xuống còn 64,9%. Sacombank sau đó tiếp tục thực hiện các đợt chào bán trong giai đoạn cuối năm 2010 và đầu năm 2011, giảm tỷ lệ sở hữu tại SBS xuống 10,21% vào đầu năm nay, tương đương 13,87 triệu cổ phiếu SBS.
"Cuối tháng 7 và đầu tháng 8, Sacombank dự kiến thoái toàn bộ số cổ phần còn lại với giá bình quân dự kiến 11.000-12.000 đồng/cổ phiếu, thu và bảo toàn vốn để đưa vào kinh doanh, gia tăng hiệu quả hoạt động chính của ngân hàng", đại diện nhà băng này chia sẻ.
Theo vị này, cùng với việc thoái vốn khỏi SBS, Sacombank cũng thực hiện một loạt các hành động chiến lược khác như bán toàn bộ cổ phiếu quỹ, tập trung xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng, giảm phụ thuộc vào các nguồn vốn dễ biến động, tăng cường đầu tư công nghệ, tăng thu dịch vụ, tăng tiền gửi không kỳ hạn...
Giá cổ phiếu SBS đã tăng hơn 130% từ đầu năm đến nay. Nguồn: Tradingview.
Nếu bán toàn bộ lượng cổ phiếu SBS đang nắm giữ với giá mục tiêu kể trên, Sacombank có thể thu về khoảng 150-170 tỷ đồng từ thương vụ thoái vốn này.
Đáng chú ý, trên thị trường chứng khoán, thị giá hiện tại của cổ phiếu SBS cũng dao động trong khoảng 12.000 đồng. Dù đã giảm gần 30% từ đỉnh hồi đầu tháng 7, thị giá hiện tại của cổ phiếu SBS vẫn cao hơn 132% so với đầu năm.
Trước đó, thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng cho biết Sacombank đã bán hơn 1,5 triệu cổ phiếu SBS trong ngày 22/7. Liên tiếp các phiên trước đó, nhà băng này cũng bán ra hàng triệu cổ phiếu công ty chứng khoán SBS.
Hiện tại, tỷ lệ sở hữu của Sacombank tại công ty chứng khoán này vào khoảng 7,65% vốn cổ phần.
Trong hệ thống các công ty chứng khoán hiện nay, SBS thuộc nhóm cỡ nhỏ với thị phần môi giới nằm ngoài top 10 công ty lớn nhất. Tuy vậy, giống nhiều công ty chứng khoán khác, SBS cũng hưởng lợi từ diễn biến sôi động trên thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay.
Sau 6 tháng đầu năm, công ty này ghi nhận 56,9 tỷ đồng doanh thu, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, số thu đến chủ yếu từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán khi mảng này tăng gấp 3 lần. Sau khi trừ các chi phí phát sinh, nhà môi giới này ghi nhận 3,1 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau nửa năm, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 5,7 tỷ đồng.
Về phía cổ phiếu STB của Sacombank, cũng chịu xu hướng điều chỉnh chung của thị trường từ đầu tháng 7. Tuy nhiên, STB đang ghi nhận những phiên tăng mạnh ngược dòng nhóm ngân hàng. Hiện cổ phiếu nhà băng này được giao dịch với giá 29.300 đồng/đơn vị (cuối ngày 29/7), giảm 5% so với đầu tháng 7 nhưng vẫn cao hơn 67% so với đầu năm.
Chứng khoán chấm dứt lao dốc, thanh khoản giảm đột ngột Kết phiên 13/7, VN-Index tăng nhẹ 1,24 điểm, chấm dứt chuỗi 4 phiên giảm điểm liên tiếp, tuy nhiên, thanh khoản lại ảm đạm. Sau phiên lao dốc hôm qua, chứng khoán mở cửa phiên giao dịch sáng nay 13/7 bất ngờ tăng nhẹ trở lại, thị trường xuất hiện dòng tiền bắt đáy thăm dò giải ngân. Các chỉ số đồng loạt...