Chứng khoán Trung Quốc rớt thê thảm
Cuộc điều tra của nhà chức trách Trung Quôc đối với 2 công ty chứng khoán chủ chốt của nước này đã khiến giá cổ phiếu tại Thượng Hải giảm thê thảm trong hôm nay 27.11.
Một người phụ nữ đi ngang trụ sở Citic, công ty chứng khoán lớn nhất Trung Quôc, ở Bắc Kinh – Anh: Reuters
Tờ Wall Street Journal (Mỹ) cho biết chỉ số SCI của sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải đã giảm đến 4,6% xuống mức 3.468,13 điểm, xóa sạch gần như toàn bộ các đợt tăng điểm trong tháng 11.
Chứng khoán Trung Quốc vẫn tăng 2,9% tính từ đầu tháng đến nay và tăng 17% từ đáy lập hồi tháng 8. Cũng trong phiên giao dịch 27.11, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm nhẹ 1,7%, tức giảm 3% tính từ đầu tuần, theo số liệu từ Wall Street Journal.
Vào ngày 26.11, Trung Tín (Citic), công ty chứng khoán lớn nhất Trung Quốc, thông báo sẽ hợp tác với cơ quan quản lý chứng khoán trong cuộc điều tra nghi vấn công ty này vi phạm quy định giao dịch cổ phiếu.
Video đang HOT
Quốc Tín (Guosen), công ty chứng khoán lớn thứ 3 Trung Quốc tính theo giá trị tài sản, cho biết công ty cũng đang bị điều tra vì nghi vấn tội danh tương tự.
Tại sàn Thượng Hải ngày 27.11, giá cổ phiếu của Trung Tín giảm kịch sàn đến 10% và giảm 6,1% ở Hồng Kông. Tính trong cả tuần, giá cổ phiếu công ty này đã mất đến 12,8% tại Thượng Hải và 8,7% ở Hồng Kông. Tương tự, giá cổ phiếu của Quốc Tín cũng giảm 9,9% tại sàn giao dịch Thâm Quyến.
Việc nhà chức trách Trung Quốc tăng cường giám sát mảng chứng khoán được cho là một phần trong chiến dịch trấn áp nhằm vào cả những giao dịch viên nhỏ lẻ lẫn giám đốc các quỹ lớn.
Hồi đầu tuần này, Hiệp hội Chứng khoán Trung Quốc đưa ra cáo buộc cho rằng công ty Trung Tín đã khai khống giá trị các hợp đồng tài chính chứng khoán phái sinh diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Kinh tế Trung Quốc chưa sụp, nhưng đang ngày càng suy yếu
Số liệu thống kê tình hình hoạt động tại các nhà máy ở Trung Quôc trong tháng 9 cho thấy sức tiêu thụ trong và ngoài nước đều giảm, làm dấy lên lo sợ rằng nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đang yếu đi nhanh hơn so với ước tính cách đây vài tháng.
Người dân thành phố Trịnh Châu (Trung Quôc) đạp xe trong tiết trời mù sương - Anh: Reuters
Reuters trích dẫn báo cáo từ các khảo sát độc lập cho thấy các công ty sản xuất dịch vụ vừa và nhỏ cũng đang lâm vào tình trạng ngày một khó khăn hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Trung Quốc, cung cấp phần lớn số lượng việc làm tại quốc gia này và chiếm đến 60% GDP cả nước.
Các số liệu thống kê nói trên đang làm dấy lên lo ngại rằng các chính sách kích cầu của Bắc Kinh đã không thể ngăn tốc độ tăng trưởng kinh tế tụt xuống dưới mức 7% trong quý 3.2015, theo Reuters.
Quy mô hoạt động sản xuất tại các nhà máy quốc doanh trong tháng 9 tiếp tục bị thu hẹp, mặc dù mức độ thu hẹp có giảm so với tháng 8. Còn hoạt động sản xuất của các nhà máy quy mô nhỏ hơn đã rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong 6 năm rưỡi qua và đà sụt giảm về số lượng đơn hàng dự kiến sẽ trầm trọng thêm trong thời gian tới.
"Hoạt động sản xuất thu hẹp trong 2 tháng liên tiếp, cộng với thị trường chứng khoán tụt giảm, cho thấy tăng trưởng GDP trong quý 3 của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chậm lại xuống mức 6,4%", theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thuộc tập đoàn tài chính ANZ (Úc).
Reuters cho biết đợt sụt giảm liên tục của thị trường chứng khoán Trung Quốc hồi mùa hè vừa qua và quyết định phá giá đồng nhân dân tệ của Bắc Kinh hồi tháng 8 đã gây chấn động thị trường toàn cầu, khiến nhiều nhà đầu tư, chuyên gia cả trong và ngoài Trung Quốc hoài nghi về khả năng điều hành kinh tế của chính phủ nước này.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia ANZ, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với "cú hạ cánh khó khăn" và các nhà phân tích ANZ tin rằng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ tăng tốc trở lại vào cuối năm nay khi các biện pháp kích cầu và gia tăng chi tiêu công của chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
HSBC: Đợt lao dốc chứng khoán Trung Quốc sắp kết thúc Đà lao dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc vừa được hạn chế sau khi các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy đã cắt giảm 218 tỉ USD khoản lỗ. Đó là nhận định của ngân hàng HSBC. HSBC nhận định đà lao dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc sắp kết thúc - Ảnh: Reuters Theo Bloomberg hôm nay...