Chứng khoán Trung Quốc lao dốc, chạm đáy 15 tháng
Biến động mạnh đang trở lại với chứng khoán Trung Quốc. Chỉ số chuẩn Shanghai Composite chạm đáy từ tháng 11.2014 vì một số nhà đầu tư thất vọng khi Hội nghị G20 không đưa ra biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cụ thể.
Biến động mạnh đang trở lại với thị trường chứng khoán Trung Quốc – Ảnh: AFP
Theo Bloomberg, chỉ số Shanghai Composite giảm 3,5% sau khi đã hạ 4,4% trước đó. Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và công ty công nghệ dẫn đầu trong đợt lao dốc lần này.
Chỉ số chuẩn của chứng khoán Trung Quốc đã giảm 25% trong năm nay, diễn biến tệ nhất trong số 93 chỉ số chứng khoán thế giới. Lo ngại về dòng vốn thoái gia tăng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại là nguyên nhân cho đà giảm điểm. Nhân dân tệ đang tiến về chuỗi giảm giá trị dài nhất trong năm nay.
Giám đốc điều hành Ronald Wan thuộc hãng Partners Capital International ở Hồng Kông cho hay các nhà đầu tư đã hy vọng chính phủ sẽ công bố các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế vào cuối tuần qua tại Hội nghị G20 diễn ra ở Thượng Hải (Trung Quốc).
“Trước Hội nghị G20, nhiều người kỳ vọng chính sách bình ổn và tuyên bố của ngân hàng trung ương sẽ được đưa ra song thực tế không có nhiều yếu tố như trên xuất hiện”, ông Wan cho biết.
Hiện cũng đang có các dấu hiệu gia tăng của việc nguồn vốn chuyển dần từ chứng khoán sang bất động sản, theo chuyên gia về kinh tế Trung Quốc Steve Wang tại hãng Reorient Financial Markets.
Video đang HOT
“Giới đầu tư cảm thấy thất vọng về việc thiếu tin tức tốt từ Hội nghị G20, trong khi nhân dân tệ bắt đầu suy yếu lần nữa. Đang có dấu hiệu của sự mua vào ồ ạt trên thị trường bất động sản Trung Quốc khi giá cả tại các thành phố lớn tiếp tục đi lên. Triển vọng kinh tế mù mờ khiến một số người bán cổ phiếu để mua nhà. Trong lúc đó, một số mã cổ phiếu vẫn còn bị định giá quá cao”, ông Wang nhận định.
Giá nhà ở Thâm Quyến tăng 4% trong tháng 1 so với một tháng trước đó, nâng mức tăng trong 12 tháng qua lên 52%, theo số liệu của cơ quan thống kê Trung Quốc. Giá cả ở Thượng Hải tăng 2,2% tháng trước và đi lên tổng cộng 18% trong năm qua.
Chỉ số Shanghai Composite giảm 2,7% trong tháng 2 sau đợt lao dốc 23% hồi tháng 1. Biến động đang trở lại với chứng khoán Trung Quốc với thước đo biến động giá cả trong 50 ngày leo lên những mức cao nhất kể từ tháng 11.2015.
Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) có thể tạm gác lại chuyện cải tổ quy trình chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và bắt đầu liên kết hai sàn chứng khoán Thâm Quyến – Hồng Kông, vì ưu tiên của tân Chủ tịch Liu Shiyu là ổn định, không phải cải cách, theo tờ South China Morning Post.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Sinh viên Trung Quốc lao đao vì chứng khoán giảm mạnh
Ở Trung Quốc, nhiều sinh viên đại học 22 tuổi kiểm tra thông tin chứng khoán trước khi mở mạng xã hội. Nhiều người trong số họ đã và đang mất tiền vì hai đợt lao dốc chứng khoán.
Ảnh: Reuters
"Khi tôi bước vào thị trường, tất cả mọi người đều đang kiếm được tiền. Nhiều người nghĩ rằng ngay cả một kẻ ngốc cũng có thể tạo ra lợi nhuận", Annie An, một trong những sinh viên đại học 22 tuổi tham gia chơi chứng khoán nói trên CNN.
An không phải là một kẻ ngốc. Cô là sinh viên đại học chăm chỉ ở Bắc Kinh và là người tự trang trải học phí của mình. Cô có công việc làm thêm bán thời gian trong nhiều năm liền trước khi bắt đầu dồn tiền tiết kiệm vào thị trường chứng khoán từ tháng 6.2015.
Khi đó, An hy vọng sẽ có lời. Song không may, thị trường lao dốc không phanh. Chứng khoán Trung Quốc sụt giảm ngay sau khi cô quyết định đầu tư. Hàng tỉ USD giá trị thị trường biến mất chỉ sau vài tuần.
Đối với An, điều này có nghĩa là một nửa số vốn đầu tư ban đầu của cô, tức 20.000 nhân dân tệ, tương đương 3.200 USD, đã ra đi. Với một sinh viên đại học cần trả tiền học phí, 1.600 USD là một khoản tiền lớn.
"Tôi đã rất buồn. Đợt lao dốc tháng 6 rất mạnh. Tôi cần số tiền đó", Annie An nói. Cô đã cắt lỗ, rời thị trường và thề không bao giờ quay lại.
"Tất cả mọi người tôi biết đều xóa phần mềm theo dõi thị trường khỏi điện thoại của họ. Không có ai muốn liên quan thêm đến thị trường chứng khoán", An chia sẻ. An cũng như hàng triệu người Trung Quốc bình thường khác mở tài khoản giao dịch trong nửa đầu năm 2015 vì được khuyến khích bởi giá cổ phiếu bay cao và thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho hay "thị trường con bò" (thị trường tăng điểm) mới chỉ bắt đầu.
Nhiều người có rất ít kiến thức về chứng khoán và những rủi ro của việc dốc toàn bộ số tiền tiết kiệm của họ để đầu tư. Thị trường lao dốc đã cuốn theo gần hết số tiền họ đổ vào sàn chứng khoán.
Khi đó, chính quyền Trung Quốc đã tích cực giải cứu thị trường, bơm hàng tỉ USD vào hệ thống để cung cấp thanh khoản. Các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đã bị đình chỉ và các cổ đông lớn bị cấm bán cổ phần họ đang nắm giữ. Thị trường vì thế ổn định được một thời gian.
Về phần An, dù đã hứa sẽ không quay lại chơi chứng khoán, cô vẫn tiếp tục tái đầu tư một phần số tiền mình có vào cuối năm với hy vọng bù đắp được một phần thiệt hại. Song một lần nữa, đây lại là quyết định đầy hối tiếc của cô. Trong ngày giao dịch đầu năm 2016, chứng khoán Đại lục giảm mạnh.
Mức giảm hơn 7% kích hoạt cơ chế "cầu chì" vừa được áp dụng và thị trường đã có hai ngày đóng cửa sớm. Cơ chế "cầu chì" mới được kỳ vọng là có tác dụng bình ổn thị trường, song thực tế, nó chỉ gây ra thêm bất ổn và giới chức Trung Quốc tạm ngưng cơ chế này chỉ sau bốn ngày áp dụng.
Sau hai tuần giao dịch đầu năm mới, chứng khoán Trung Quốc đã bước vào "thị trường con gấu" (thị trường giảm điểm) và tài sản của An đã giảm 500 USD.
"Các bạn của tôi nói rằng thị trường sẽ tăng điểm vào tháng 7. Số tiền của tôi có thể nhân đôi. Vì thế nên tôi đợi", An chia sẻ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Chứng khoán Trung Quốc bước vào 'thị trường con gấu' Chứng khoán Trung Quốc vừa rơi vào "thị trường con gấu" (thị trường giảm điểm) lần thứ hai trong vòng 7 tháng qua, xóa sạch mức tăng đạt được trong đợt giải cứu chưa từng có của giới chức nước này. Ảnh: Bloomberg Theo Bloomberg, chỉ số Shanghai Composite giảm 3,5% còn 2.900,97 điểm, lao dốc 21% từ mức cao trong tháng 12...