Chứng khoán toàn cầu tiếp tục đi xuống trong phiên 30/8
Chứng khoán toàn cầu hầu hết giảm trong ngày 30/8, khi chuỗi giảm liên quan đến cảnh báo tiếp tục tăng mạnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hồi tuần trước kéo dài sang phiên thứ ba liên tiếp.
Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ, ngày 22/8/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Các chỉ số Phố Wall đóng cửa trong sắc đỏ, nhanh chóng làm tiêu tan mọi hy vọng về một ngày thứ Ba khởi sắc sau khi giá cổ phiếu ghi nhận sự phục hồi trước giờ mở cửa chính thức. Phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1% xuống 31.790,87 điểm. Chỉ số tổng hợp S&P 500 sụt mất 1,1% xuống 3.986,16 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng để mất 1,1% và khép phiên ở mức 11.883,14 điểm.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu đa phần không nằm ngoài xu hướng suy giảm, ngoại trừ chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức). Theo đó, chỉ số FTSE 100 tại London (Anh) giảm 0,9% xuống 7.361,63 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) lùi 0,2% xuống 6.210,22 điểm. Chỉ số tổng hợp Euro Stoxx 50 khi đóng cửa cũng hạ 0,2% xuống 3.561,92 điểm. Riêng chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) tăng 0,5% lên 12.961,14 điểm
Hầu hết các thị trường đã sụt giảm kể từ thứ Sáu (26/8) sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell lên tiếng về khả năng mạnh tay tăng lãi suất vào thời gian sắp tới và không có khả năng xoay trục chính sách theo hướng ôn hòa hơn. Phát biểu này được đưa ra khi Fed đang nỗ lực chống lại lạm phát ở mức cao nhất trong bốn thập kỷ và chấp nhận những tác động của nó đối với nền kinh tế.
Đáng chú ý hơn, một cuộc khảo sát mới đây cho thấy người tiêu dùng Mỹ hài lòng về tình trạng nền kinh tế hơn mong đợi và sẵn sàng chi tiêu hơn. Các số liệu chính thức cũng cho thấy việc làm tăng trong tháng trước.
Video đang HOT
Bà Ipek Ozkardeskaya, nhà phân tích của Ngân hàng Swissquote (Thụy Sỹ) cho biết các số liệu kinh tế mạnh mẽ sẽ thúc đẩy ý tưởng rằng nền kinh tế Mỹ không cần thêm sự trợ giúp từ Fed. Do đó, không có lý do gì để Fed thay đổi lập trường cứng rắn hiện thời.
Ngoài nước Mỹ, các ngân hàng trung ương lớn khác trên toàn cầu cũng đang vật lộn tìm cách điều chỉnh giá tiêu dùng. Số liệu lạm phát mới nhất của Đức cho thấy giá tiêu dùng tại nước này đã tăng 7,9% trong 12 tháng tính đến tháng 8/2022, chủ yếu do tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng.
Tại Tây Ban Nha, tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống 10,4% trong tháng Tám do giá nhiên liệu giảm. Nhưng con số trên vẫn ở mức cao do giá điện và thực phẩm tăng.
Tại thị trường trong nước, kết phiên 30/8, chỉ số VN-Index tăng 8,59 điểm lên 1.279,39 điểm. Chỉ số HNX- Index giảm 1,68 điểm xuống 293,86 điểm.
Bloomberg: Giàu lo suy thoái, nghèo lo vỡ nợ
Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày càng tăng, hãng tin Bloomberg dẫn cảnh báo của nhiều chuyên gia kinh tế ngày 12-7.
Hai nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro này, theo các nhà kinh tế là tình trạng thiếu khí đốt và lạm phát cao kỷ lục.
Nguy cơ suy thoái đã tăng từ 20% trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine (dẫn đến việc phương Tây trừng phạt Nga gây hệ lụy giảm dòng năng lượng của Nga sang châu Âu, chủ yếu đến Đức) lên 45% hiện tại.
"Chúng tôi giả định một cuộc suy thoái dựa trên việc phương Tây cấm vận dầu Nga và ảnh hưởng của giá đầu vào cao đối với ngành công nghiệp. Kinh tế Đức đang tăng trưởng chậm lại và xu hướng rõ ràng là đi xuống" - ông Erik-Jan van Harn, chiến lược gia tại Công ty dịch vụ tài chính Rabobank (Hà Lan), nói với Bloomberg.
Theo các nhà phân tích, lạm phát khu vực Eurozone đang tăng cao và với đà tăng giá như hiện tại thì Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ không dễ kéo lạm phát quay về mức mục tiêu 2% vào năm 2024.
Khu vực đồng euro "có khả năng bước vào một cuộc suy thoái nhẹ trong nửa cuối năm nay nhưng điều này sẽ không đủ sức kéo nhu cầu xuống để đưa lạm phát trở lại mục tiêu, khiến ECB sẽ phải tăng lãi suất dần dần", chuyên gia kinh tế James Rossiter tại Ngân hàng đầu tư và cung cấp dịch vụ tài chính TD Securities (Canada) dự đoán.
Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi như El Salvador, Ghana, Ai Cập, Tunisia và Pakistan có thể sẽ phải hứng làn sóng vỡ nợ lịch sử khi núi nợ trị giá 250 tỉ USD gây áp lực nặng lên các nền kinh tế này, Bloomberg dẫn cảnh báo của nhiều chuyên gia.
"Với các quốc gia có thu nhập thấp, rủi ro nợ và khủng hoảng nợ không còn là giả thuyết. Chúng tôi khá chắc chắn về điều này" - chuyên gia kinh tế trưởng Carmen Reinhart tại Ngân hàng Thế giới chia sẻ với Bloomberg.
Trong sáu tháng qua, số lượng quốc gia mới nổi gặp khó khăn trong xử lý nợ chính phủ đã tăng gấp đôi, tới mức các nhà đầu tư tin rằng khả năng vỡ nợ là có thật.
Một nguyên nhân khác gây ra mối lo ngại lớn được cho là xuất phát từ "hiệu ứng domino" tiềm tàng, thường xảy ra khi các nhà đầu tư sợ hãi bắt đầu rút tiền ra khỏi các quốc gia có vấn đề về kinh tế. Hồi tháng 6, các nhà giao dịch đã rút 4 tỉ USD từ trái phiếu và cổ phiếu của thị trường mới nổi, đánh dấu tháng thứ tư liên tiếp không có dòng tiền.
Chỉ số S&P 500 trải qua nửa đầu năm sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1970 Chứng khoán Mỹ kết thúc phiên 30/6 trong sắc đỏ, qua đó khép lại một tháng và một quý ảm đạm với Phố Wall nói chung và nửa đầu năm tồi tệ nhất của riêng chỉ số S&P 500 trong hơn 50 năm qua. Hoạt động tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN Khép lại phiên này, chỉ số S&P 500...