Chứng khoán tháng 5: Thời gian để cơ cấu danh mục
Bước sang tháng 5, nhà đầu tư được khuyến nghị cần phải lựa chọn cổ phiếu một cách kỹ lưỡng hơn so với giai đoạn trước đó.
Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: TL.
Chứng khoán tháng 5: Thời gian để cơ cấu danh mục
Tiếp nối xung lực tăng của tháng 3, thị trường chứng khoán Việt Nam đã bứt phá qua ngưỡng cản tâm lý 1.200 ngay đầu tháng 4 với sự lực đẩy mạnh mẽ từ nhóm vốn hóa lớn. Nhóm cổ phiếu ngân hàng, cũng có một tháng giao dịch sôi động trước thông tin nhiều ngân hàng được thêm vào rổ chỉsố VN Diamond và kết quả kinh doanh quý I/2021 đầy tích cực.
Ngoài ra, việc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) triển khai một số giải pháp cải tiến về mặt kỹ thuật đã giảm tải một phần tình trạng nghẽn lệnh kể từ ngày 12.4, và hỗ trợ đáng kể cho thanh khoản toàn thị trường cũng như tâm lý giao dịch của nhà đầu tư.
Video đang HOT
Nguồn: VDSC.
Trong báo cáo chiến lược tháng 5 được công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết 46 doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu của họ đã có 28 doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý I/2021. Trong khi tổng doanh thu tăng 37% so với cùng kỳ, thì lãi sau thuế tăng mạnh 93% so với quý cùng kỳ năm trước với sự dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu ngân hàng và thép. “Mặc dù mức độ tăng trưởng là rất mạnh, nhưng phần lớn tương đối phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi và phản ánh rõ nét mức độ phục hồi của nền kinh tế”, VDSC nhận xét.
Theo VDSC, khi động thái chốt lời là hiện hữu ở phần lớn các nhóm cổ phiếu trong thời gian gần đây sau khi các thông tin về kết quả kinh doanh quý I/2021 lần lượt được công bố, cũng luồng thông tin được dự báo là hạn chế hơn, nhà đầu tư sẽ cần phải lựa chọn cổ phiếu một cách kỹ lưỡng hơn trong tháng 5 so với giai đoạn trước.Tuy nhiên, công ty chứng khoán này cũng lưu ý việc mặt bằng giá cổ phiếu được đẩy lên nhanh trong thời gian ngắn cùng với việc những thông tin tích cực dần được hé lộ trong bối cảnh nút thắt thanh khoản được gỡ bỏ đã kích thích hoạt động chốt lời. Qua đó, đa số cổ phiếu trong nhóm dẫn dắt nói trên đều đã điều chỉnh và tích lũy ở vùng giá thấp hơn, trong khi chỉ có một số ít cổ phiếu có thể duy trì được đà tăng nhờ các câu chuyện chưa được kể.
Do đó, VDSC cho rằng tháng 5 sẽ là khoảng thời gian thích hợp để tái cơ cấu danh mục, và kiên nhẫn chờ đợi cơ hội để tích lũy/nắm giữ những cổ phiếu được dự báo có thể kéo dài đà tăng trưởng lợi nhuận vượt trội sang các quý tiếp theo của năm 2021 và năm 2022 nếu như có mục tiêu nắm giữ dài hơn.
Theo đó, VDSC khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu HPG, PNJ, LHG, MWG, VCB, ACB, TCB và DXG. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư có thể cân nhắc hạ tỉ trọng đối với PPC do kỳ vọng về mức chi trả cổ tức đột biến đã được phản ánh sau kỳ đại hội cổ đông vừa qua của doanh nghiệp.
VDSC cũng khuyến nghị xem xét hạ tỉ trọng cổ phiếu DPM khi số liệu kết quả kinh doanh quý I/2021 không đạt kỳ vọng của họ trong khi triển vọng cho quý II/2021 được dự báo kém khả quan do DPM sẽ dừng sản xuất để bảo dưỡng máy móc trong khoảng một tháng và diễn biến giá bán bất lợi hơn so với giai đoạn trước. Cuối cùng, VDSC khuyến nghị đầu tư đối với 4 cổ phiếu LTG, GMD, SMC, MSH.
Chứng khoán hôm nay 27/4: VN-Index có thể kiểm định lại ngưỡng 1.200 điểm
Chứng khoán hôm nay 27/4: Thị trường được dự báo có thể tiếp tục đà giảm và VN-Index có thể sẽ kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Thị trường chứng khoán 27/4 (ảnh minh họa)
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần ngày 26/4, chỉ số VN-Index giảm 32,76 điểm (tương đương 2,62%) xuống 1.215,17 điểm. Tổng KLGD đạt hơn 744,944 triệu đơn vị, giá trị hơn 19.295 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm 2,95 điểm (tương đương 1,04%) xuống 280,68 điểm. Chỉ số UPCoM-Index cũng giảm 0,98 điểm (tương đương 1,21%) xuống 79,42 điểm.
Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, VN-Index sụt giảm bất chấp nhịp hồi phục khá tích cực trong phiên cuối tuần trước. Mặc dù chỉ số đang tạm dừng ở vùng hỗ trợ 1.215 điểm nhưng với biến động tăng giảm bất thường trong các phiên gần đây, đặc biệt là yếu tố giảm điểm kéo dài cả phiên ngày 26/4 có thể gây mất phương hướng đối với nhà đầu tư và tạo rủi ro bất ổn cho thị trường.
VDSC cho rằng, VN-Index sẽ có động thái thăm dò cung cầu ở vùng hiện tại trước khi có tín hiệu rõ nét hơn.
Nhà đầu tư được khuyến nghị nên thận trọng trong tình hình hiện tại, hạn chế giải ngân mới cho đến khi có tín hiệu hỗ trợ đủ tốt. Ngoài ra, vẫn nên hạ dần tỷ trọng đối với những mã cổ phiếu đang bị cản mạnh và tiềm ẩn rủi ro.
Còn theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN), thị trường có thể sẽ tiếp tục đà giảm trong phiên ngày 27/4 và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy cho thấy khả năng nhịp hồi phục kỹ thuật có thể sẽ xuất hiện đan xen trong phiên, cho nên các nhà đầu tư tránh bán tháo ở các nhịp giảm mạnh.
Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm sâu vào vùng bi quan quá mức, nhưng dấu hiệu đảo chiều vẫn chưa hình thành cho thấy rủi ro ngắn hạn vẫn còn rất lớn.
Nhà đầu tư ngắn hạn được khuyến nghị có thể tiếp tục cơ cấu danh mục giảm dần tỷ trọng cổ phiếu trong các nhịp hồi phục và không nên mua mới ở giai đoạn hiện tại...
VN-Index quay đầu giảm, chấm dứt chuỗi 8 phiên tăng điểm liên tiếp Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/4, chỉ số VN-Index giảm hơn 7 điểm , xuống 1.234,89 điểm, chấm dứt chuỗi 8 phiên tăng điểm liên tiếp. Trong phiên giao dịch sáng nay (8/4), sau 20 phút mở cửa với sắc xanh, áp lực bán đột ngột dâng cao và lan rộng, khiến VN-Index giảm mạnh gần 10 điểm về 1.230 điểm. Nhóm...