Chứng khoán sáng 19/2: Nhóm ngân hàng khớp lệnh tưng bừng, VN-Index vẫn gặp khó khi chạm đỉnh lịch sử
Phiên giao dịch sáng nay (19/2), thị trường chứng khoán Việt Nam gặp khó khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn điều chỉnh giảm, đẩy VN-Index rơi mạnh về mốc 1.160 điểm.
Tuy nỗ lực đi lên nhưng nhóm vốn hóa lớn đầu sàn vẫn chìm trong sắc đỏ khiến VN-Index nhọc nhằn tìm về mốc tham chiếu.
Chứng khoán Mỹ liên tiếp lập kỷ lục, Dow Jones có chuỗi tăng dài nhất trong 6 tháng
Thị trường chứng khoán gặp khó khi nhóm vốn hóa lớn giảm điểm.
Phiên giao dịch hôm qua, phiên sáng cũng xuất hiện một số nhịp điều chỉnh, khi chỉ số VN-Index tiến gần đến các vùng đỉnh lịch sử lịch sử, với VN30-Index đóng cửa tại mức 1.187,94 điểm, cao nhất ngày, tiệm cận gần mức đỉnh lịch sử 1.188 điểm. Chỉ số VNIndex tăng 1,69% tiến sát mức kháng cự gần 1.175 điểm và cách vùng đỉnh lịch sử 1.200 điểm không còn xa.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay, TTCK bị nhà đầu tư chốt lời ngay khi mở cửa phiên, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 trên HOSE gần như rơi mạnh xuống dưới tham chiếu. Có lúc nhóm VN30 chỉ còn 1 mã là NVL tăng giá nhẹ.
Sau khi mở cửa gần 1 giờ đồng hồ, đến 9 giờ 55 nhóm cổ phiếu VN30 mới có một số bật tăng trở lại, kéo chỉ số VN-Index lên trên tham chiếu. Chủ yếu tăng điểm vào thời điểm giữa phiên sáng là nhóm cổ phiếu ngân hàng như: BID, HDB, MBB, CTG, STB và một số mã khá như: MSN, PLX, POW, SSI … tuy nhiên, mức tăng không đáng kể.
Video đang HOT
Chốt phiên những mã tăng trong nhóm VN30 chỉ còn 3 mã, trong đó BID tăng 1,4%, MBB tăng 2,5%, STB tăng 0,3%. Có 3 mã đứng giá tham chiếu là MSN, POW, STB.
Ở chiều ngược lại, nhóm vốn hóa lớn nhất sàn HOSE vẫn đứng dưới tham chiếu. VHM có lúc lên xanh, nhưng chốt phiên giảm 0,8%; VRE cũng có lúc tăng giá, nhưng kết phiên giảm 1%; VCB giảm 1%, VIC giảm 0,8%, VNM giảm 1,2%, VPB giảm 1,9%; TCH giảm 1,1%; NVL không giữ được sắc xanh đầu phiên, giảm 1,1%, MWG giảm 1,4%; PDR giảm 0,8%; GAS giảm 1,8%; REE giảm 1,2%; SBT giảm 2,8%; FPT và KDH giảm 2% và 1,7%; HPG giảm 1,1%; Các mã giảm dưới 1% có TCB, CTG, BVH, TPB, VJC, PNJ…
Đặc biệt, nhóm ngân hàng khớp lệnh cao trong sáng nay. Cụ thể, mã ACB bất tăng mạnh lên giá trần ngay đầu phiên, nhưng chốt phiên hạ độ cao còn tăng 6%, khớp lệnh cao đứng thứ 2 trên HOSE với trên 23 triệu đơn vị; mã ngân hàng MBB khớp cao nhất sàn HOSE với gần 26,7 triệu đơn vị; STB cũng khớp trên 17 triệu đơn vị; TCB khớp trên 10 triệu đơn vị; CTG khớp trên 6,8 triệu đơn vị. Ngoài ra, HPG khớp trên 12 triệu đơn vị; SSI khớp trên 9 triệu đơn vị; POW khớp gần 6,4 triệu đơn vị.
Do lực cung giá thấp đẩy mạnh vào thị trường khiến chỉ số VN-Index dù đã nỗ lực đi lên nhưng vẫn chỉ đứng dưới tham chiếu.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 164 mã tăng và 235 mã giảm, VN-Index giảm 4,45 điểm, tương đương giảm 0,38% xuống 1.169,93 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 422,8 triệu đơn vị, giá trị 10.690 tỷ đồng, giảm nhẹ gần 2% về khối lượng, nhưng tăng hơn 3% về giá trị so với phiên sáng hôm qua.
Khuyến nghị của SSI, nhà đầu tư nên có chiến lược phân bổ vốn cho tín hiệu giữ cổ phiếu. Các vùng mục tiêu giá vẫn còn khá cao so với mức giá hiện tại; vì vậy, khi thị trường điều chỉnh (nếu có) là cơ hội để mua vào. Nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn nhiều khả năng sẽ dẫn dắt thị trường vượt vùng 1.200 điểm; sau đó, nhóm trung bình và nhỏ sẽ đi lên trở lại. Nhóm BĐS, dầu khí, công nghệ thông tin, tài chính và tiêu dùng không thiết yếu đang có động lực tăng trưởng tốt; vì vậy, NĐT nên tập trung vào các nhóm cổ phiếu này.
Xả khủng trước Tết, thị trường khó lường
Không hề có bất kỳ dấu hiệu nào, không khí hào hứng của những phiên tuần trước vụt tắt khi nhà đầu tư lại bán đổ cổ phiếu ngay trước Tết.
VN-Index bốc hơi gần 44 điểm tương đương 3,88% hôm nay gợi nhớ lại phiên cuối tháng 1 vừa qua. Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn giảm sâu. Thế nhưng nếu tâm lý nhà đầu tư vững, sẽ không có chuyện hàng trăm cổ phiếu lao dốc 2-3% như vậy.
VN30-Index chốt phiên giảm 3,78% là mức giảm tương đương hôm 27/1 vừa qua. Hàng loạt cổ phiếu lớn ghi nhận mức giảm mạnh: VIC giảm 6,05%, VHM giảm 4,63%, VNM giảm 3,92%, VCB giảm 5,9%, BID giảm 4,07%, CTG giảm 4,89%, TCB giảm 3,58%...
Nhóm VN30 có 19 cổ phiếu sụt giảm trên 3%, một mã sàn (TCH).
Thị trường không phải lao dốc ngay, dù đầu phiên giao dịch khá đuối. Đến khoảng 10h VN-Index giảm chưa tới 10 điểm. Tuy nhiên càng về cuối phiên thị trường càng xuất hiện áp lực bán lớn. Các chỉ số nhảy không phản ánh đúng giao dịch. Đây là biểu hiện tiêu cực cho thấy khối lượng bán ra đã tăng vọt.
Sự hoảng loạn này được cho là do có thông tin mới về Covid. Thực ra thông tin này không có gì bất ngờ vì đã xuất hiện từ sáng sớm, thậm chí là từ tối qua. Hơn 1 giờ đầu tiên thị trường có giảm nhưng mức giảm chưa mạnh. Điều khiến thị trường rơi nhanh chính là nhu cầu bán ra của nhà đầu tư.
Với số lượng rất lớn cổ phiếu giảm giá, bất kể cả các mã đầu cơ hay blue-chips, nhà đầu tư đồng loạt muốn thoát hàng trước Tết. Đây là tâm lý trái ngược hoàn toàn với những gì diễn ra trong tuần trước, khi ai cũng cho rằng thị trường sẽ tăng mạnh sau Tết và muốn nắm giữ cổ phiếu.
Đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài cũng gây sốc bằng phiên bán ra lớn. Tổng giá trị bán ròng trên sàn HSX lên tới gần 1.424 tỷ đồng. Riêng rổ VN30 bị bán ròng 1.339 tỷ đồng. Nhóm blue-chips bị xả nhiều là HPG, VRE, MBB, CTG, VHM, SSI, VNM, VCB, NVL, KDH, PLX, GAS, VIC. Rất nhiều cổ phiếu trong số này bị bán lớn trực tiếp qua các giao dịch khớp lệnh.
Tâm lý tránh rủi ro
Đến hôm nay thị trường Việt Nam sẽ chỉ còn giao dịch 2 phiên nữa là nghỉ Tết. Thay vì trông đợi một cái Tết hào hứng với những câu chuyện lời lãi khủng năm qua thì nhà đầu tư lại muốn tránh những rủi ro bất ngờ. Đây là mới là điều kích hoạt áp lực bán lớn từ nhà đầu tư trong nước.
Dịch bệnh là biến số khó đoán nhất trong kỳ nghỉ dài. Mặc dù nhiều phân tích cho rằng Việt Nam có kinh nghiệm chống dịch, nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng dám đặt cược hoàn toàn vào khả năng đó. Việc một số thành phố lớn có diễn biến mới hôm nay là bằng chứng cho thấy sự bất ngờ hoàn toàn có thể xảy ra. Đối với giới đầu tư, bất ngờ không lường trước được là rủi ro lớn nhất, dù dài hạn thị trường vẫn có thể hấp dẫn.
Phiên giảm mạnh hôm nay cũng xuất hiện ngay sau 1 tuần tăng trưởng ngỡ ngàng. Nói cách khác, cổ phiếu đang có lợi nhuận lớn trong ngắn hạn, nhà đầu tư không muốn hứng chịu rủi ro mất đi số lợi nhuận đó. Ngay cả khi sau Tết thị trường tăng cao hơn thì hoàn toàn có thể mua lại, chấp nhận trả thêm một chút chi phí coi như bù đắp phần rủi ro nếu nắm giữ qua kỳ nghỉ dài.
Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn hôm nay tăng vọt lên 17.103 tỷ đồng, tương đương với các phiên đạt đỉnh hồi tháng 1 vừa qua. Với mức giảm giá mạnh ở đa số cổ phiếu, áp lực bán đã khiến bên mua bị khớp hết. Đây là điều có thể nhìn thấy sớm, khi khối lượng cổ phiếu bắt đáy có lãi đã được nén lại suốt tuần tăng vừa qua.
Nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân trở lại Kỳ vọng tích cực đối với thị trường, công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân trở lại. Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: TL. Nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân trở lại Chỉ số VN-Index chủ yếu giao dịch lình xình đi ngang trong phiên 4.2 mà...