Chứng khoán ngày 25/5: Cổ phiếu nào nên chú ý?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 25/5.
Khuyến nghị mua PLX với giá mục tiêu 65.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng khuyến nghị cho Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (PLX) từ KHẢ QUAN lên MUA với giá mục tiêu 65.000 đồng/cp.
VCSC có quan điểm lạc quan đối với PLX dựa trên lợi nhuận dự phóng phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 và tăng trưởng tích cực trong dài hạn, đến từ tăng trưởng tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam đạt 5,5% mỗi năm (cao hơn khoảng 3 lần mức tăng trưởng toàn cầu).
Đồng thời, mô hình dịch vụ rửa xe tự động /bảo trì xe hơi hiện dần khả thi dưới sự tư vấn của nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn ENEOS.
VCSC tăng giá mục tiêu thêm khoảng 4% khi việc cập nhật mô hình định giá đến giữa năm 2022 và giảm dự phóng chi phí vốn chủ sở hữu thêm 50 điểm cơ bản bù đắp cho mức giảm 6%/4% trong dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021/2022 do chi phí bán hàng cao hơn.
Kỳ vọng lợi nhuận năm 2021 tăng gấp ba lần so với năm 2020, đến từ sự phục hồi của mảng xăng dầu và mảng dầu nhiên liệu máy bay cũng như lợi nhuận mảng nhựa đường gia tăng nhờ chi tiêu cơ sở hạ tầng tăng tốc trong năm 2021.
VCSC kỳ vọng tốc độ tăng trưởng (CAGR) EPS đạt 47% trong giai đoạn 2020-2025, sẽ được dẫn dắt bởi sự phục hồi mạnh mẽ của lợi nhuận trong giai đoạn 2021-2022 và sản lượng bán tại thị trường trong nước tăng 5,0% mỗi năm trong giai đoạn 2022-2025.
PLX có năng lực tài chính mạnh với 810 triệu USD tiền mặt tại quỹ và tỷ lệ đòn bẩy ròng ở mức -7,2% tính đến cuối quý 1/2021. Ngoài ra, PLX có thể mở khóa tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn đến từ việc phát triển dịch vụ tại các trạm xăng dầu cũng như mảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Chú ý cổ phiếu nào phiên 25/5?
Video đang HOT
PLX hiện giao dịch tại P/E năm 2021 là 23,9 lần và P/E năm 2022 là 16,1 lần – thấp hơn so với P/E năm 2021 là 27,6 lần của công ty cùng ngành có mô hình kinh doanh tương đồng nhất, PTT Oil Retail and Business (theo Bloomberg).
Yếu tố hỗ trợ: lợi nhuận ngoài HĐKD từ thoái vốn khỏi PG Bank trong năm 2021. Rủi ro: giá dầu thô biến động dẫn đến chênh lệch giá đầu vào-đầu ra kém thuận lợi.
Ngưỡng hỗ trợ của VTP nằm tại vùng 88.500-89.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC) : VTP đang ở trong trạng thái hồi phục trở lại sau khi có giai đoạn giảm trong 4 tháng đầu năm nay. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang có chiều hướng tăng dần.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50 đồng thời đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 nên cổ phiếu tiềm năng sẽ thiết lập đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VTP nằm tại khu vực 88.5-89. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 100, cắt lỗ nếu ngưỡng 86.3 bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua PTB với giá mục tiêu 98.300 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA cho CTCP Phú Tài (PTB) với giá mục tiêu 98.300 đồng/cp khi có quan điểm tích cực về triển vọng tăng trưởng dài hạn của ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam cũng như hoạt động kinh doanh đá phát triển mạnh của công ty bao gồm danh mục mỏ đá rộng khắp và mảng kinh doanh đà thạch anh mới đầy hứa hẹn.
Ngoài ra, hoạt động kinh doanh gỗ của PTB vượt kỳ vọng của chúng tôi trong quý 1/2021. VCSC tăng giá mục tiêu thêm 36% nhờ (1) LNST sau lợi ích CĐTS tổng trong giai đoạn 2021-2023 tăng 14% nhờ dự phóng cao hơn cho các mảng gỗ và doanh số bán đá trong nước,
(2) cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến giữa năm 2022 và (3) mức giảm 50 điểm cơ bản trong vốn CSH xuống còn 12,5%.
VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi (không bao gồm bất động sản) là 21% trong giai đoạn 2020-2023 nhờ hoạt động kinh doanh đá phục hồi từ mức cơ sở thấp, đóng góp từ thạch anh tăng và tăng trưởng xuất khẩu gỗ.
VCSC cũng giả định dự án căn hộ của PTB sẽ bàn giao lần lượt 50%/50% căn hộ vào các năm 2021/2022 (không thay đổi so với báo cáo trước đó) và đóng góp tương ứng 18%/16% vào tổng LNST sau lợi ích CĐTS 2021/2022.
Giá mục tiêu tương ứng với PE 2021/2022 của PTB lần lượt là 9,9 lần/ 8,9 lần so với P/E trượt trung bình 5 năm của các công ty cùng ngành là 11,6 lần. Theo quan điểm, mức chiết khấu này là do do cấu trúc công ty đa ngành của PTB.
Rủi ro cho quan điểm tích cực: Hoạt động xây dựng trong nước và tiêu thụ xe hơi chững lại do diễn biến vĩ mô bất lợi; mức áp thuế mới đối với đồ gỗ nội thất của Việt Nam; các mảng kinh doanh mới kém tích cực (bất động sản và đá thạch anh).
Chứng khoán ngày 12/4: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 12/4.
Khuyến nghị khả quan DGW giá mục tiêu 140.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VC SC ) : VCSC công bố báo cáo lần đầu dành cho CTCP Thế giới số (DGW) với khuyến nghị khả quan và tổng mức sinh lời 16,5% và giá mục tiêu là 140.000 đồng/cp.
VCSC cho rằng vị thế dẫn đầu và kinh nghiệm trong việc mở rộng thị trường của DGW - được chứng tỏ thông qua các hợp đồng phân phối độc quyền với Xiaomi và Huawei cũng như vừa trở thành 1/4 nhà phân phối ủy quyền của Apple tại Việt Nam - sẽ dẫn dắt tăng trưởng của mảng phân phối hàng Công nghệ và Thiết bị văn phòng (OE).
VCSC dự báo doanh thu mảng ĐTDĐ (chiếm 51% tổng doanh thu năm 2020) sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2020-2023 đạt 28%, củng cố bởi thi phần gia tăng của Xiaomi và đóng góp mới từ các sản phẩm của Apple.
VCSC dự báo CAGR 36% doanh thu của mảng OE - không tính các sản phẩm Internet of Things (IoT) trong giai đoạn 2020-2023, được dẫn dắt bởi quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp và hợp nhất thị phần.
Mức giá mục tiêu đến giữa 2020 tương ứng với tổng mức P/E trung bình giai đoạn 2021-2022 là 14,1 lần so với P/E trượt 3 năm của 1 công ty cùng ngành là 8,5 lần và P/E trung bình trượt 3 năm của DGW là 9 lần.
DGW đã được định giá lại đáng kể trong 12 tháng qua nhờ doanh thu mạnh mẽ của các sản phẩm Xiaomi, và các hợp đồng mới với Apple và Huawei. VCSC cho rằng CAGR EPS đạt 28% trong giai đoạn 2020-2023, sẽ duy trì tỷ lệ P/E của DGW trên mức trung bình lịch sử.
Rủi ro: Gia tăng thị phần chậm hơn dự kiến của Xiaomi tại Việt Nam; không còn hợp đồng độc quyền với Xiaomi và phân phối với Apple.
Chú ý cổ phiếu nào phiên 12/4?
Ngưỡng hỗ trợ của FPT nằm tại mốc 81.500 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC) : FPT đang ở trong trạng thái tiếp tục tăng giá sau khi đã có quãng thời gian tích lũy ngắn hạn quanh ngưỡng 80. Thanh khoản tăng cao trong phiên 9/4 đã giúp cổ phiếu thiết lập mức đỉnh lịch sử mới.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có tiềm năng duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của FPT nằm tại khu vực xung quanh 81.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 96, cắt lỗ nếu ngưỡng 72.5 bị xuyên thủng.
Khuyến nghị phù hợp thị trường cho PVS với giá mục tiêu 23.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) công bố tài liệu ĐHCĐ bao gồm kế hoạch năm 2021 với doanh thu đạt 10 nghìn tỷ đồng (-49,6% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 560 tỷ đồng (-23,8% YoY).
Mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2021 lần lượt thấp hơn 33,3% và 12,5% kế hoạch năm 2020 của công ty, dựa trên giả định lượng công việc thấp hơn cho mảng Cơ khí & Dầu khí. Trong khi đó, mục tiêu lợi nhuận ròng năm 2021 thấp hơn 29,5% dự báo, tuy nhiên, VCSC cũng lưu ý rằng PVS thường thận trọng trong việc đề ra hoạch kinh doanh khi lợi nhuận ròng thực tế cao hơn 20%-60% mục tiêu đã đề ra trong 5 năm qua.
PVS đề xuất chia cổ tức tiền mặt cho năm 2020 và 2021 ở mức 700 đồng/CP (lợi suất 2,9%), thấp hơn 30% so với dự báo hiện tại là 1.000 đồng/CP (lợi suất 4,2%). VCSC sẽ tham gia ĐHCĐ của công ty diễn ra ngày 28/04/2021 để ghi nhận thêm thông tin chi tiết về kế hoạch này.
VCSC hiện có khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG và giá mục tiêu 23.000 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 0,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,2%).
Kinh doanh xăng dầu sẽ bị kiểm soát chặt Quy định "thương nhân kinh doanh xăng dầu nếu có hoạt động sản xuất được chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài không quá 35%" cần phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thêm... Đó là nội dung tờ trình số 1688/TTr-BCT về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP...