Chứng khoán Mỹ đối mặt thử thách sau thời gian ‘trăng mật’ hậu bầu cử
Thị trường chứng khoán Phố Wall đang trải qua một giai đoạn không ai mong muốn.
Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Phiên 13/1, chỉ số tổng hợp S&P 500 đã có lúc giảm xuống dưới mức trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 5/11/2024. Dù chỉ số này vẫn chốt phiên với mức tăng khiêm tốn, diễn biến này đã phản ánh tâm lý lo lắng của nhà đầu tư về tình hình lạm phát và triển vọng chính sách lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( Fed).
Cụ thể, chỉ số S&P 500 trong phiên 13/1 đã có lúc rơi xuống mức 5.773,31 điểm, thấp hơn mức 5.782,76 điểm ghi nhận trong phiên 5/11/2024. Phố Wall đã liên tục tăng trong giai đoạn sau đó trước khi bắt suy giảm từ đầu năm 2025.
Sự suy yếu bắt nguồn từ triển vọng kinh tế xấu đi, định giá cổ phiếu cao và những lo ngại về kế hoạch cắt giảm lãi suất của Fed. Các chính sách được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất như áp thuế quan lên hàng nhập khẩu và trục xuất người lao động nhập cư cũng đang gây thêm bất an cho nhà đầu tư.
Ông Michael O’Rourke, chiến lược gia thị trường tại công ty môi giới giao dịch JonesTrading, cho biết đây là khi những kỳ vọng lớn tan vỡ trước thực tế, đồng thời lưu ý rằng việc chuyển các lời hứa trong chiến dịch thành chính sách là rất khó khăn. Các nhà đầu tư thường lo ngại về thuế quan vì chúng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Ông O’Rourke nói thêm rằng “tuần trăng mật” hậu bầu cử Mỹ có thể đã kết thúc.
Thị trường chứng khoán mà ông Trump đối mặt hiện nay đã khác với năm 2017. Các định giá khi đó không quá cao nhưng hiện lại đang ở mức rủi ro. S&P 500 đã tăng hơn 50% kể từ năm 2022, với mức tăng trên 20% trong hai năm 2023 và 2024.
Để so sánh, trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, chỉ số này chỉ tăng 9,5% vào năm 2016 và 8,5% trong hai năm trước đó.
Sự lạc quan ban đầu xung quanh chương trình nghị sự của ông Trump đã giảm bớt, đặc biệt sau những lo ngại về việc chính phủ có thể đóng cửa và những bất đồng của đảng Cộng hòa về các vấn đề như chương trình visa H1B dành cho lao động có tay nghề cao.
Ông Tom Essaye, người sáng lập công ty nghiên cứu thị trường Sevens Report Research cho hay đảng Cộng hòa tuy chiếm đa số ở Hạ viện và Thượng viện nhưng không nhiều, làm tăng thêm lo ngại rằng các sáng kiến chính sách có thể bị chệch hướng. Tình hình như vậy càng kéo dài thì thị trường sẽ càng nghi ngờ khả năng thực hiện các cam kết chính sách trước đó.
Trong khi nhà đầu tư ủng hộ việc bãi bỏ quy định và cắt giảm thuế, các nhà kinh tế lại xem xét kế hoạch thuế quan và nhập cư của ông Trump có khả năng gây lạm phát. Nếu thành hiện thực, điều này có thể khiến lãi suất duy trì ở mức cao hơn dự kiến.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhiều lần nói rằng các nhà hoạch định chính sách không có lý do gì để “vội vàng cắt giảm lãi suất”. Ông cũng cho hay một số nhà hoạch định chính sách đang xem xét tác động của thuế quan, nhưng còn quá sớm để đưa ra kết luận.
Chuyên gia Dennis DeBusschere của công ty nghiên cứu 22V Research nhận định lãi suất sẽ vẫn duy trì ở mức cao trong ít nhất vài tháng, khi chính phủ sắp tới của Mỹ thực hiện các chính sách tài khóa và thuế quan.
Mặt khác, Phố Wall hy vọng việc ông Trump coi thị trường chứng khoán là thước đo thành công của mình có thể hạn chế khả năng ông thực hiện các hành động có thể tác động bất lợi đến thị trường.
Theo ông David Bahnsen, Giám đốc đầu tư của tập đoàn dịch vụ tài chính Bahnsen Group, hiện thị trường đang đán.h cược rằng các chính sách thuế quan của ông Trump sẽ được sử dụng như một chiến thuật đàm phán. Nếu thị trường có phản ứng tiêu cực, thì việc ông Trump có thể tìm cách đưa ra các giải pháp thay đổi tình thế.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong tuần qua trước thềm cuộc họp của Fed
Cả ba chỉ số chứng khoán chính trên Phố Wall đều kết thúc phiên 15/3 trong sắc đỏ, và giảm điểm khi tính chung cả tuần qua.
Giao dịch tại sàn chứng khoán New York, Mỹ ngày 31/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Khép lại phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 190,89 điểm, hay 0,5%, xuống 38.714,77 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 để mất 33,39 điểm, hay 0,6%, xuống 5.117,09 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 155,36 điểm, hay 1%, xuống 15.973,17 điểm.
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ vừa có một tuần giao dịch với nhiều diễn biến trái chiều. Điểm sáng của tuần này rơi vào phiên giao dịch 12/3, khi chứng khoán Mỹ khởi sắc mạnh mẽ, trong đó chỉ số S&P 500 ghi nhận mức chốt phiên cao kỷ lục, nhờ giá cổ phiếu của hãng máy tính Oracle tăng mạnh và số liệu về giá tiêu dùng không làm giảm kỳ vọng của giới đầu tư về khả năng Mỹ hạ lãi suất trong những tháng tới. Nhưng sau đó, chứng khoán Mỹ đi xuống khi chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng, mở ra khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ trì hoãn phương án hạ lãi suất.
Tính chung cả tuần qua, chỉ số Dow Jones ghi nhận tuần giảm điểm thứ ba liên tiếp với mức giảm chưa đến 0,1%, trong khi các chỉ số S&P 500 và Nasdaq giảm tuần thứ hai liên tiếp, với các mức giảm lần lượt 0,1% và 0,7%.
Ông Anthony Saglimbene, trưởng bộ phận chiến lược thị trường của công ty Ameriprise, nhận định động lực của chứng khoán Mỹ từ sự gia tăng của nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn đã bắt đầu yếu đi trong những tháng gần đây. Chỉ số phụ của nhóm cổ phiếu công nghệ trong chỉ số S&P 500 đã giảm 0,4% trong tuần này.
Nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng tình trạng lạm phát dai dẳng có thể là "cơn gió ngược" đối với khả năng hạ lãi suất của Fed.
Sau khi các số liệu chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá sản xuất của Mỹ được công bố trong tuần này, giới đầu tư đã bắt đầu nghi ngại rằng lạm phát giảm chưa đủ để Fed Fed bắt đầu hạ lãi suất với tốc độ mà thị trường dự đoán.
Ông Tony Welch, Giám đốc đầu tư của công ty SignatureFD, cho biết số liệu cho thấy lạm phát đang khá "nóng" trong hai tháng qua, nhưng thị trường chứng khoán nhìn chung vẫn đi lên. Theo ông, dù chính sách của Fed có thể sẽ không nới lỏng được như thị trường mong đợi trong năm nay, nhưng khả năng Fed thắt chặt chính sách hơn nữa cũng vẫn rất thấp.
Ông Oliver Pursche, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm cố vấn của công ty cố vấn Wealthspire Advisors ở Westport, Connecticut, cho biết giới đầu tư không còn quá quan tâm đến việc khi nào Fed sẽ giảm lãi suất, mà là giảm bao nhiêu, và việc trì hoãn - tức việc Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng Năm như dự đoán ban đầu, hay tháng Chín - không còn quá quan trọng. Theo ông, quan trọng là Fed sẽ hạ lãi suất, khiến môi trường kinh doanh được nới lỏng hơn.
Theo công cụ FedWatch của CME, giới giao dịch đang dự đoán Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tuần tới và cuộc họp tháng Năm. Cũng theo dự đoán của thị trường, xác suất Fed hạ lãi suất vào tháng Sáu tới là 55,5%. Bà Sinead Colton Grant, Giám đốc đầu tư của công ty quản lý tài sản BNY Mellon Wealth Management, vẫn dự đoán rằng Fed sẽ hạ lãi suất ba lần trong năm nay.
Bitcoin: Ván cược lớn của MicroStrategy Công ty MicroStrategy Inc. đã mua lượng bitcoin cao kỷ lục, trị giá 4,6 tỷ USD, qua đó hiện thực hóa kế hoạch được công bố hồi tháng trước về việc tận dụng thị trường vốn để đẩy nhanh việc mua vào đồng tiề.n điện tử này. Đồng tiề.n điện tử bitcoin. Ảnh: Getty Images/TTXVN Theo hồ sơ gửi Ủy ban Giao dịch...