Chứng khoán Mỹ có tuần tăng đầu tiên trong bốn tuần
Các chỉ số chứng khoán Mỹ phục hồi trong phiên 9/9 và tăng tuần đầu tiên trong bốn tuần, khi các nhà đầu tư mua vào, dù có những lo ngại về triển vọng của nền kinh tế.
Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ, ngày 22/8/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Chốt phiên cuối tuần, chỉ số Dow Jones tăng 377,19 điểm, hay 1,19%, lên 32.151,71 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 61,18 điểm, hay 1,53%, lên 4.067,36 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 250,18 điểm, hay 2,11%, lên 12.112,31 điểm.
Thị trường đi lên trong phiên 8/9 sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng mạnh lãi suất và các nhà đầu tư dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất mạnh vào cuối tháng này. Khép phiên này, chỉ số Dow Jones tăng 193,24 điểm (0,61%) lên 31.774,52 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 26,31 điểm (0,66%) lên 4.006,18 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 70,23 điểm (0,6%) lên 11.862,13 điểm.
Trong phiên 7/9, các chỉ số chứng khoán chủ chốt của Mỹ đồng loạt tăng cao với chỉ số Dow Jones tăng 1,4% lên 31.581,28 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 1,8% lên 3.979,87 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq Composite khép phiên với mức tăng 2,1% lên 11.791,90 điểm.
Video đang HOT
Trước đó, các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 6/9 giảm điểm, khi các nhà giao dịch đánh giá các số liệu kinh tế mới. Chỉ số Dow Jones giảm 173,14 điểm, hay 0,55%, xuống 31.145,3 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 16,07 điểm, hay 0,41%, xuống 3.908,19 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 85,96 điểm, hay 0,74%, xuống 11.544,91 điểm.
Trong cả tuần, chỉ số Dow Jones tăng 2,7%, chỉ số S&P 500 tăng 3,6% và chỉ số Nasdaq Composite tăng 4,1%.
Thị trường đi lên sau đợt báo tháo bắt đầu từ giữa tháng Tám, do những lo ngại về tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ và những dấu hiệu cho thấy sự giảm tốc của nền kinh tế tại châu Âu và Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho rằng sự phục hồi của thị trường trong tuần qua liên quan nhiều hơn đến hoạt động bán ra quá mức trước đó, khi sự không chắc chắn vẫn lớn về lạm phát và mức độ tăng lãi suất của Fed.
Các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về giá tiêu dùng tháng Tám được công bố trong tuần tới. Theo dự báo, lạm phát sẽ ở mức 8,1% trong tháng Tám, so với mức 8,5% trong tháng Bảy.
Các nhà kinh tế của Wells Fargo nhận định lạm phát sẽ giảm theo tháng mạnh nhất kể từ giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch vào tháng 4/2020, nhờ giá khí đốt giảm.
Các nhà đầu tư cũng lo ngại Fed sẽ tiếp tục tăng mạnh lãi suất.
Ngày 9/9, Thống đốc Fe, Christopher Waller, cho rằng Fed cần quyết liệt trong việc tăng lãi suất, dù nền kinh tế có thể chịu những tác động không mong muốn, trong khi Chủ tịch Fed tại Kansas City, Esther George, thừa nhận kiểm soát lạm phát là một nhiệm vụ khó khăn.
Chứng khoán toàn cầu tiếp tục đi xuống trong phiên 30/8
Chứng khoán toàn cầu hầu hết giảm trong ngày 30/8, khi chuỗi giảm liên quan đến cảnh báo tiếp tục tăng mạnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hồi tuần trước kéo dài sang phiên thứ ba liên tiếp.
Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ, ngày 22/8/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Các chỉ số Phố Wall đóng cửa trong sắc đỏ, nhanh chóng làm tiêu tan mọi hy vọng về một ngày thứ Ba khởi sắc sau khi giá cổ phiếu ghi nhận sự phục hồi trước giờ mở cửa chính thức. Phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1% xuống 31.790,87 điểm. Chỉ số tổng hợp S&P 500 sụt mất 1,1% xuống 3.986,16 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng để mất 1,1% và khép phiên ở mức 11.883,14 điểm.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu đa phần không nằm ngoài xu hướng suy giảm, ngoại trừ chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức). Theo đó, chỉ số FTSE 100 tại London (Anh) giảm 0,9% xuống 7.361,63 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) lùi 0,2% xuống 6.210,22 điểm. Chỉ số tổng hợp Euro Stoxx 50 khi đóng cửa cũng hạ 0,2% xuống 3.561,92 điểm. Riêng chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) tăng 0,5% lên 12.961,14 điểm
Hầu hết các thị trường đã sụt giảm kể từ thứ Sáu (26/8) sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell lên tiếng về khả năng mạnh tay tăng lãi suất vào thời gian sắp tới và không có khả năng xoay trục chính sách theo hướng ôn hòa hơn. Phát biểu này được đưa ra khi Fed đang nỗ lực chống lại lạm phát ở mức cao nhất trong bốn thập kỷ và chấp nhận những tác động của nó đối với nền kinh tế.
Đáng chú ý hơn, một cuộc khảo sát mới đây cho thấy người tiêu dùng Mỹ hài lòng về tình trạng nền kinh tế hơn mong đợi và sẵn sàng chi tiêu hơn. Các số liệu chính thức cũng cho thấy việc làm tăng trong tháng trước.
Bà Ipek Ozkardeskaya, nhà phân tích của Ngân hàng Swissquote (Thụy Sỹ) cho biết các số liệu kinh tế mạnh mẽ sẽ thúc đẩy ý tưởng rằng nền kinh tế Mỹ không cần thêm sự trợ giúp từ Fed. Do đó, không có lý do gì để Fed thay đổi lập trường cứng rắn hiện thời.
Ngoài nước Mỹ, các ngân hàng trung ương lớn khác trên toàn cầu cũng đang vật lộn tìm cách điều chỉnh giá tiêu dùng. Số liệu lạm phát mới nhất của Đức cho thấy giá tiêu dùng tại nước này đã tăng 7,9% trong 12 tháng tính đến tháng 8/2022, chủ yếu do tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng.
Tại Tây Ban Nha, tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống 10,4% trong tháng Tám do giá nhiên liệu giảm. Nhưng con số trên vẫn ở mức cao do giá điện và thực phẩm tăng.
Tại thị trường trong nước, kết phiên 30/8, chỉ số VN-Index tăng 8,59 điểm lên 1.279,39 điểm. Chỉ số HNX- Index giảm 1,68 điểm xuống 293,86 điểm.
FED tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát Ngày 16/3 (rạng sáng 17/3 theo giờ Việt Nam), trong một động thái được dư luận đồn đoán từ lâu, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định nâng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong vòng hơn 3 năm qua. Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ở trung tâm thủ đô Washington D.C. Ảnh:...