Chứng khoán lao dốc, vàng “đứng hình”, bất động sản nhu cầu ở thực lên ngôi?
Ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) DKRA Vietnam cho rằng, các dự án có mức giá vừa túi tiền tại các khu vực có kết nối hoàn thiện đang thu hút người mua.
Nhà ở vừa túi tiền tại Tp.HCM ngày càng giảm cung
Vị chuyên gia này nhấn mạnh, các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ở thực nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng, hầu hết các dự án đưa ra thị trường đều có tỷ lệ bán hàng khá cao (trên 70% giỏ hàng) trong thời gian ngắn (2 – 3 tháng). Tuy nhiên, nguồn cung phân khúc này trên thị trường khá khan hiếm và có xu hướng ngày càng giảm.
Ghi nhận tại thị trường Tp.HCM chỉ nhỏ giọt vài dự án ra thị trường ở thời điểm này. Chẳng hạn, dư án Westgate của Tập đoàn An Gia quy mô hơn 2.000 căn hộ, nằm ngay trung tâm Bình Chánh có mức giá trên dưới 42 triệu đồng/m2 đang nhận được sự quan tâm của người mua do giá còn ở ngưỡng mềm.
Hay khu Tây, 500 căn hộ Flora Akari thuộc giai đoạn 2 KĐT Akari City (8,5ha, Q.Bình Tân) cũng là nguồn cung hiếm hoi xuất hiện đầu năm 2022 tại thị trường căn hộ Tp.HCM. Dự án này có mức giá trên dưới 45 triệu đồng/m2. Sau khi ra hàng trong tháng 3/2022, các căn hộ còn lại sẽ được bung hàng vào quý 2/2022.
Tương tự, tại khu Nam có căn hộ biệt lập Flora Panorama thuộc Mizuki Park 26ha của Nam Long Group cũng gây chú ý khi xuất hiện giữa bối cảnh nguồn cung BĐS Tp.HCM khan hiếm.
Tại khu vực Tp.Thủ Đức, FIATO Premier do Thang Long Real Group cũng là nguồn cung “hiếm hoi” xuất hiện tại khu vực này đầu năm 2022. Mới đây, dự án chính thức giới thiệu ra thị trường với quy mô 400 căn hộ cao cấp, giá trên dưới 55 triệu đồng/m2.
Đây hầu hết là các dự án có mức giá vừa túi tiền, thậm chí thấp hơn so với mặt bằng giá chung của BĐS Tp.HCM giai đoạn này nên được người mua quan tâm.
Theo đại diện DKRA Vietnam, sự khởi động nguồn cung mới và tiêu thụ của một số dự án đang thể hiện bức tranh sáng sủa của BĐS căn hộ Tp.HCM. Sức cầu “bật tăng” ngoài việc giá chào còn mềm hơn so với mặt bằng chung của thị trường thì việc CĐT hỗ trợ chính sách thanh toán cũng là điểm thu hút khách mua ở thời điểm này. Nhiều CĐT hỗ trợ mạnh chia nhỏ giai đoạn thanh toán đã giúp thanh khoản dự án tốt lên đáng kể.
Ông Võ Hồng Thắng cho rằng, hiện nay, thị trường BĐS đang thiếu các dự án nhà ở vừa túi tiền, nhất là tại Tp.HCM. Theo số liệu của DKRA Vietnam, trong 3 năm gần đây, thị trường căn hộ vắng bóng phân khúc hạng C (căn hộ có giá dưới 30 triệu đồng/m2) và có thể rất khó để Tp.HCM có dự án căn hộ thương mại với mức giá dưới 35 triệu đồng/m2 trong thời gian tới, do chi phí đầu vào tăng cao như: Giá đất, chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh trong thời gian vừa qua, chi phí nhân công, lãi vay,…
“Theo quan sát của DKRA Vietnam, tại TP.HCM những dự án căn hộ có mức giá dưới 45 triệu đồng/m2 và những dự án đất nền có pháp lý đầy đủ, hạ tầng đồng bộ, đầy đủ tiện ích, gần khu dân cư ở những tỉnh giáp ranh như Long An, Đồng Nai, Bình Dương,… nhận được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng, các dự án này thường có tỷ lệ bán hàng khá cao”, ông Thắng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Có sự dịch chuyển từ chứng khoán, vàng sang bất động sản?
Theo một số chuyên gia trong ngành, thị trường vốn đang và sẽ chứng kiến một cuộc dịch chuyển từ kênh đầu tư chứng khoán, vàng sang BĐS mà ưu tiên hàng đầu là các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ở thực.
Chia sẻ về câu chuyện “bình thông” giữa chứng khoán và BĐS, ông Võ Hồng Thắng cho rằng, thị trường chứng khoán, vàng và bất động sản có sự tương hỗ lẫn nhau. Nhiều nhà đầu tư tham gia cùng lúc 2 hoặc 3 thị trường trên, thị trường nào thuận lợi nhà đầu tư có xu hướng nghiêng tỷ trọng đầu tư vào thị trường đó. Thực tế, nhiều nhà đầu tư có lời tại thị trường chứng khoán thường chuyển một phần lợi nhuận của mình vào bất động sản và ngược lại.
Trong thời gian qua, thị trường chứng khoán và vàng có nhiều biến động mạnh, VN-Index đóng cửa ngày 6/5 ở mức 1329.26 đã giảm 199.31 điểm từ đỉnh lịch sử 1528.57 hôm 06/01. Như đã nói ở trên, việc dịch chuyển dòng vốn các thị trường, diễn ra thường trực. Tuy nhiên, về việc thị trường vốn đang và sẽ chứng kiến một cuộc dịch chuyển từ kênh đầu tư chứng khoán, vàng sang bất động sản hiện nay chưa có bằng chứng cụ thể.
Về thị trường bất động sản, các dự án có mức giá vừa túi tiền tại các khu vực có kết nối hoàn thiện đang thu hút người mua.
Chứng khoán và BĐS là hai lĩnh vực thông nhau
Cùng quan điểm, ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho hay, trước những diễn biến khó lường của các kênh đầu tư như vàng hay chứng khoán, trong khi tại Tp.HCM, các cơ quan chức năng đã có những động thái hướng đến siết cho vay đầu tư BĐS cao cấp, nghỉ dưỡng thì phân khúc căn hộ vừa túi tiền sẽ được nhà đầu tư chú ý nhiều hơn. Về ngắn hạn, đà tăng giá của căn hộ sẽ khó bị ghìm lại do các chủ đầu tư đang đứng trước áp lực về giá nguyên vật liệu cùng nhiều chi phí khác.
Về lâu dài, sự gia tăng đầu tư công với nhiều dự án cơ sở hạ tầng quy mô sẽ có tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản, trở thành động lực tăng trưởng quan trọng của thị trường. Vậy nên, ngoài việc là kênh giúp bảo toàn vốn hiệu quả thì căn hộ vừa túi tiền cũng sẽ có thể giúp nhà đầu tư có được mức lợi nhuận khá tốt trong tương lai.
Vị chuyên gia này cho rằng, việc nguồn cung tiếp tục khan hiếm trong khi nhu cầu ở phân khúc căn hộ vừa túi tiền tiếp tục ở mức rất cao cũng đồng thời là cơ hội lớn cho các chủ đầu tư tìm kiếm lợi nhuận, phát triển kinh doanh và làm lợi cho xã hội.
Nhiều nhà đầu tư có lời tại thị trường chứng khoán thường chuyển một phần lợi nhuận của mình vào bất động sản và ngược lại
Do giá BĐS tại các quận trung tâm của nhiều thành phố lớn tiếp tục gia tăng, không ngừng trở nên đắt đỏ hơn nên các chủ đầu tư hướng đến việc phát triển dự án ở những khu vực tương đối xa trung tâm cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, có ba yếu tố sẽ giúp các chủ đầu tư lẫn người mua hưởng lợi trong hiện tại và cả về lâu dài.
Thứ nhất là kết nối giao thông ngày càng tiện lợi giúp cho việc di chuyển vào các khu trung tâm trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Thứ hai là ngày càng có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng áp dụng phương thức làm việc từ xa, làm việc linh động giữa văn phòng và tại nhà. Điều này khiến cho nhân viên văn phòng vẫn có thể tiến hành công việc thuận lợi dù không sinh sống tại các khu trung tâm.
Thứ ba là số lượng và chất lượng dịch vụ tại các khu vực xung quanh các đô thị lớn ngày càng ít có khác biệt hơn so với các khu vực trung tâm. Theo đó, người dân ngày càng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các dịch vụ mua sắm, giải trí, y tế hay giáo dục tại các quận huyện vùng ven hoặc các tỉnh lân cận của Tp.HCM.
Mỗi giai đoạn sốt giá bất động sản tăng gấp 10 lần
Chuyên gia cho biết, nước ngoài không có chu kỳ lặp lại sốt giá, nhưng tại Việt Nam, năm 1990 - 1992 đất tăng gấp 10 lần, năm 2000 - 2002 tăng gấp 10 lần, cứ thế tăng lên và giờ đã tăng rất nhiều lần.
Siết tín dụng, nguồn cung càng giảm
Tại hội thảo: "Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản Việt Nam" do Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Reatimes và VIRES tổ chức, GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết, thị trường bất động sản đang rơi vào tình trạng cung cầu mất cân đối. Trong đó nguồn cầu này chủ yếu đến từ kinh doanh kiếm lợi nhuận. Thực tế là do thiếu thu nhập nên mọi người lao vào kinh doanh bất động sản, hình thức này vừa mang tính chất ảo, vừa mang tính thật. Chính vì thế, nếu tiếp tục siết tín dụng vào bất động sản thì nguồn cung sẽ càng giảm và thiếu so với nguồn cầu đang tăng.
Theo GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường.
"Trước tình hình này, tôi cho rằng chúng ta nên bàn về câu chuyện dòng vốn cho thị trường bất động sản trong bối cảnh thị trường đang chứng kiến các cơn sốt đất ngày càng mạnh hơn và nhiều dự án bất động sản đang hình thành trong tương lai, cho nên câu chuyện này sẽ càng phức tạp hơn trong bối cảnh hiện nay", ông Võ nói.
Vị chuyên gia lấy một số ví dụ trên thế giới: Năm 1980 Nhật Bản rơi vào sốt giá, cơn sốt trên thị trường bất động sản đã khiến thị trường chứng khoán Nhật Bản hình thành bong bóng; Năm 1997 tại Thái Lan, thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng đã gây nên khủng hoảng tài chính toàn ASEAN; Năm 2008, khủng hoảng Mỹ do áp dụng cơ chế thế chấp gây khủng hoảng toàn cầu, ngân hàng Mỹ đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để cứu thị trường. Hay gần nhất đã thấy sự tàn phá của lạm phát 2009 - 2010 tại Việt Nam đã làm thị trường rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
"Chúng ta cần suy xét cẩn thận nguồn thu từ đất, để tránh sốt đất không lặp đi lặp lại sốt giá. Nước ngoài không có chu kỳ lặp lại sốt giá, nhưng tại Việt Nam, năm 1990 - 1992 đất tăng gấp 10 lần, năm 2000 - 2002 tăng gấp 10 lần, cứ thế tăng lên và giờ đã tăng rất nhiều lần", ông Võ nêu.
Trong các nguồn vốn vào thị trường bất động sản, chúng ta có chủ trương huy động dòng tiền từ dân, đây là chủ trương tốt, nhưng quan trọng việc huy động dòng tiền như thế nào. Còn vốn tín dụng đang khuyến khích cho các nhà đầu tư vay làm hạ tầng, bây giờ mới bắt đầu mở ra thị trường chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu,... Do đó, chúng ta có thể sáng kiến ra nhiều phương thức huy động vốn, nhưng phải kiểm soát việc huy động này một cách cẩn thận.
Kiểm soát tín dụng bằng cách nào?
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết, việc kiểm soát tín dụng vào bất động sản là một trong những biện pháp để giảm lượng tiền trong lĩnh vực này, từ đó đưa thị trường bất động sản về đúng giá trị thực, tránh tình trạng bong bóng bất động sản, tránh nguy cơ gây khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản và lĩnh vực tài chính - tiền tệ.
Động thái này còn góp phần thanh lọc được các nhà đầu tư và các doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu kém hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn và kinh doanh tràn lan. Tuy nhiên, cần có các biện pháp để thị trường bất động sản có thể hồi phục và phát triển, đáp ứng nhu cầu hồi phục và tăng trưởng của các ngành kinh tế quốc dân và đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ nhất, cần xem xét mức độ tín dụng bất động sản một cách linh hoạt, phù hợp với từng ngân hàng thương mại và từng dự án, không nên quy định một tỷ lệ 8% chung cho tất cả các ngân hàng thương mại. Bởi các ngân hàng thương mại sẽ là người xem xét hiệu quả, khả năng hoàn vốn và thu lợi nhuận của các khoản cho vay, khả năng chịu đựng rủi ro của bản thân ngân hàng thương mại.
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh.
Thứ hai, cần đẩy mạnh việc cho vay tín dụng với các dự án căn hộ chung cư bình dân, căn hộ chung cư trung cấp, chính sách tín dụng ưu đãi với các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để đáp ứng nhu cầu đô thị hóa, nhu cầu thu hút lực lượng lao động cho các khu công nghiệp, các khu kinh tế trọng điểm, là đầu tàu phát triển của các vùng và của cả nền kinh tế.
Thứ ba, cần đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, có khả năng tập trung nguồn lực để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, sớm có sản phẩm bất động sản đưa ra thị trường trong một thời gian phù hợp. Đặc biệt, cần quan tâm cung cấp vốn tín dụng cho các dự án đang trong quá trình thực thi và chuẩn bị đưa sản phẩm bất động sản cung cấp cho thị trường. Đây là điều cần thiết và quan trọng vì nếu nguồn cung hàng hóa bất động sản không đáp ứng được sự tăng lên của nhu cầu sẽ đẩy giá bất động sản tăng lên và tạo ra rất nhiều hệ lụy. Như vậy vẫn rất cần cung cấp nguồn vốn vay cho thị trường bất động sản, nhưng cần có sự chọn lọc phù hợp.
Thứ tư, cần cung cấp vốn vay cho những người có nhu cầu mua nhà thực để ở, đặc biệt là những người mua nhà lần đầu. Điều này không hề trái với mong muốn thanh lọc thị trường bất động sản, làm cho thị trường bất động sản giảm bớt nhà đầu cơ, giảm bớt người kinh doanh chộp giật, mà chỉ còn người có nhu cầu thực, cần vốn tín dụng thực.
Đối với trái phiếu, Nghị định 153 đã được đưa ra và sửa 5 lần, nhưng đến bây giờ vẫn chưa hợp lý, đang khiến các doanh nghiệp bất động sản gần như không có cơ hội phát hành trái phiếu. Siết mục đích là tốt nhưng cần phải siết như thế nào để hợp lý là điều quan trọng?
"Ngoài ra, một số chuyên gia đang đề xuất bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm. Tôi cho rằng điều này là không cần thiết. Vì trái phiếu OTC ở trên quốc tế như Singapore cũng không hề cần đến xếp hạng tín nhiệm, không hề cần cả báo cáo tài chính. Ở Việt Nam thì chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm thì xếp hạng tín nhiệm cũng được nhưng nên cân nhắc giữa việc bắt buộc hay khuyến khích. Khi đã khuyến khích thì cần có cơ chế khuyến khích, có những cơ chế, ưu đãi", ông Thịnh nói.
Cuối cùng là quy định về tài sản đảm bảo. Việc quy định này thực sự không cần thiết đối với phát hành trái phiếu. Vì đây là hợp đồng dân sự giữa bên vay và bên đi vay. Ở lần sửa đổi thứ 5 của Nghị định 153 là yêu cầu phát hành trái phiếu phải có bảo lãnh thanh toán. Nếu phải có bảo lãnh thanh toán tức là phải có người đứng ra bảo lãnh thanh toán, như vậy thì còn gì là trái phiếu, việc phát hành trái phiếu sẽ rất khó và gần như không thể.
"Tôi cho rằng cần phải có những thay đổi nhưng những thay đổi này phải phù hợp với từng nguồn vốn, phân khúc để đảm bảo được những nguồn vốn vẫn chảy vào thị trường bất động sản", ông Thịnh nói.
Đầu tư nhà đất ở tỉnh lẻ, không muốn bị 'chôn' vốn đừng bỏ qua kinh nghiệm này Theo kinh nghiệm của người trong nghề, nhà đầu tư mới tìm hiểu đất ở vùng nào chưa 'sốt', tỉnh nào chưa phát triển để nghiên cứu đầu tư. Giá đất thổ cư cứ dưới 10 triệu đồng/m2 là có thể mua Vừa rút chân khỏi thị trường chứng khoán, anh Bùi Ngọc Dũng (Hà Nội) được nhóm bạn rủ đầu tư đất...