Chứng khoán DNSE được vinh danh Top 10 Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam 2022
Giải thưởng là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của DNSE giai đoạn trong và sau đại dịch, mang đến sản phẩm tài chính – chứng khoán cải tiến vượt trội và sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ khách hàng.
Ngày 21/05/2022, tại Nhà hát Bến Thành, trong lễ trao giải “ Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam 2022″ lần thứ chín Chứng khoán DNSE giành cú đúp giải thưởng khi xuất sắc lọt vào Top 10 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam và giải “ Doanh nhân tiêu biểu” vinh danh cho CT HĐQT DNSE – Ông Nguyễn Hoàng Giang. Đây là giải thưởng thường niên được tổ chức, thẩm định và giám sát chất lượng bởi Viện nghiên cứu kinh tế châu Á phối hợp cùng Liên hiệp Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam.
Chương trình ghi nhận nỗ lực cống hiến của các doanh nghiệp với nền kinh tế nước nhà, được lựa chọn dựa trên các tiêu chí khắt khe, được người tiêu dùng đánh giá cao và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Pháp luật Việt Nam cũng như quốc tế. Đồng thời, giải thưởng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa theo cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 – 2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Áp dụng triệt để chuyển đổi số vào sản phẩm và mô hình kinh doanh, DNSE đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần chứng khoán chỉ sau hơn một năm ra mắt nền tảng giao dịch chứng khoán Entrade X. Trong tháng 3, số lượng tài khoản mở mới tại Entrade X chiếm hơn 16% toàn thị trường, đứng bên cạnh sản lượng từ các CTCK truyền thống lâu đời. DNSE được định hướng sẽ dẫn dắt thị trường Chứng khoán số thông qua các sản phẩm đầu tư tài chính ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ tiên tiến, hướng tới mục tiêu đơn giản hóa đầu tư cho người Việt. Tại thời điểm mới ra mắt, Entrade X là nền tảng giao dịch đầu tiên tiên phong ứng dụng công nghệ mở tài khoản định danh eKYC, số hóa 100% các thao tác, trong đó bao gồm việc ký hợp đồng giấy truyền thống.
Gần đây, DNSE tiếp tục thể hiện quyết tâm dẫn dắt thị trường chứng khoán số bằng việc cho ra mắt hệ thống quản trị rủi ro theo theo từng giao dịch. Đây là cách thức chưa từng có trên thị trường Chứng khoán Việt Nam. Theo đó, nhà đầu tư được quyền lựa chọn tỉ lệ vay kí quỹ cho riêng từng lệnh mua theo nhu cầu, thay vì vay cho toàn bộ danh mục như hình thức truyền thống. Phương thức mới này hỗ trợ nhà đầu tư quản trị rủi ro và bảo toàn nguồn vốn tốt hơn, đặc biệt trong những giai đoạn thị trường bất ổn.
Chú trọng đầu tư công nghệ, hàng loạt sản phẩm và trải nghiệm người dùng liên tục được DNSE cải tiến. Dự kiến trong Quý II, nền tảng môi giới ảo AI Broker sẽ được cho ra mắt, hoàn thiện chu trình trải nghiệm số của nhà đầu tư khi giao dịch trên Entrade X. Mô hình giảm thiểu tối đa nguồn lực từ con người giúp khách hàng chủ động hơn trong quá trình đầu tư, giảm thiểu các chi phí cơ hội, giảm thiểu yếu tố cảm xúc, minh bạch hóa quyết định đầu tư.
Với định hướng phát triển riêng biệt, DNSE đã có những bước nhảy vọt “Thánh Gióng” trong một thời gian ngắn, tạo lập một chỗ đứng mới trên thị trường chứng khoán đầy cạnh tranh. Chỉ trong một năm rưỡi, doanh nghiệp đã thành công nâng vốn 2 lần từ 160 tỷ đồng lên 3000 đồng, đưa DNSE từ vị trí thứ 67 lên Top 10 CTCK có vốn lớn hàng đầu Việt Nam. Đóng góp lớn vào những bước chuyển mình ấn tượng này có những nỗ lực chèo lái và tầm nhìn kiên định của CT HĐQT DNSE – ông Nguyễn Hoàng Giang.
Video đang HOT
Trong buổi lễ trao thưởng vừa qua, ông cũng đã vinh dự nhận giải Doanh nhân tiêu biểu 2022. Trong quá khứ, ông Nguyễn Hoàng Giang nhiều lần nhận được các giải thưởng danh giá khác như: Cá nhân tiêu biểu do Sở Giao dịch CK TP HCM trao tặng, một trong 30 nhân vật xuất sắc nhất ở độ tuổi 30 bởi Tạp chí Forbes… Trước khi sáng lập DNSE, ông Nguyễn Hoàng Giang có 8 năm giữ vị trí Tổng Giám đốc tại VNDirect, trở thành TGĐ trẻ tuổi nhất trong lịch sử thị trường Chứng khoán Việt Nam.
Về DNSE
DNSE được định hướng sẽ tiên phong dẫn dắt thị trường Chứng khoán số thông qua các sản phẩm đầu tư tài chính ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ tiên tiến, hướng tới mục tiêu đơn giản hóa đầu tư cho người Việt. DNSE cũng là doanh nghiệp Việt đầu tiên cam kết miễn phí giao dịch trọn đời trên nền tảng giao dịch chứng khoán cơ sở EntradeX, giúp tối ưu hiệu quả cho nhà đầu tư.
Thương hiệu Việt hội nhập - Bài 2: Ưu tiên phát triển doanh nghiệp
Để trở thành nhà cung cấp tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI, các thương hiệu Việt vừa phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, vừa phải đảm bảo thương hiệu bền vững.
Điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cấp thương hiệu, mô hình quản trị... phù hợp và kết nối nối được vào chuỗi của doanh nghiệp FDI, nhưng cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp cải thiệu nội lực vươn ra thị trường toàn cầu.
Một góc Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP1), thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ảnh tư liệu: Chí Tưởng/TTXVN
Kết nối chuỗi thương mại tự do
Hiện nay, trong chuỗi giá trị toàn cầu thì mục tiêu tăng trưởng xanh đã được cụ thể hóa bằng quy định, tiêu chí cần đáp ứng trong nhiều Hiệp định Thương mại tực do (FTA) thế hệ mới song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia và ký kết. Điều này thể hiện rõ nét và khẳng định mạnh mẽ rằng, tăng trưởng xanh không chỉ là xu hướng lâu dài mà chính là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, nhất là nền kinh tế hội nhập như Việt Nam.
Nếu nền kinh tế Việt Nam chậm "xanh hóa" ngành hàng, doanh nghiệp chậm "chuyển đổi xanh" từ mô hình hoạt động đến quy trình sản xuất, đầu tư, thương mại... sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội hợp tác và phát triển. Không chỉ thập kỷ này mà dự báo nhiều thập kỷ tới, chắc chắn xu hướng cạnh tranh trên toàn cầu sẽ là "cạnh tranh xanh", nên những câu chuyện thành công và dẫn dắt xu hướng hướng này cần sớm được phổ biến đến địa phương, doanh nghiệp, người dân.
Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cũng đồng thời tạo độ mở lớn, mang đến cả cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế trong nước, chứ không chỉ đối với các địa phương, doanh nghiệp... Làm sao phát huy và tận dụng hiệu quả lợi thế mang lại từ hội nhập và 18 FTA mà Việt Nam đã ký kết và đang bước vào giai đoạn có hiệu lực; nắm bắt và tranh thủ được sự hỗ trợ của quốc tế trong công cuộc thúc đẩy kinh tế xanh của Việt Nam... là những vấn đề cần giải quyết cấp bách hiện nay.
Hiện nay, xu thế xanh hóa các nền kinh tế trên thế giới là xu thế tất yếu đòi hỏi hầu hết quốc gia đều phải tham gia, riêng quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam cũng sẽ có nhiều thuận lợi hơn từ hàng loạt FTA có hiệu lực và đi vào giai đoạn thực thi. Các chuyên gia chỉ ra rằng, điều Việt Nam cần làm ngay là tìm giải pháp để tiếp cận mọi nguồn lực và lan tỏa giá trị, thúc đẩy nhanh chuyển đổi xanh hiệu quả.
Trong đó, những nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, lãnh đạo địa phương, cộng đồng khoa học, công nghệ và doanh nghiệp cần cùng nhau tìm cách tiếp cận mới hơn, phương thức thực thi hiệu quả hơn mới có thể có đa dạng giải pháp giải bài toán kinh tế xanh. Ngoài ra, đảm bảo môi trường kinh tế và xã hội xanh còn tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam hướng tới phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai.
Nhằm kịp thời tạo nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, ngay từ đầu năm 2022, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp chính là những thành tố cốt yếu thúc đẩy quan trọng. Do đó, Chính phủ nên sớm có những chính sách đột phá, ưu tiên khuyến khích đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững.
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam cho biết, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đang rất cần những giá trị xanh để tái phục hồi kinh tế-xã hội sau tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19. Nhiều quốc gia cũng đã và đang ứng phó với biến đổi khí hậu đang ngày càng trầm trọng hơn và trước những bất định, khó lường của bối cảnh kinh tế thế giới.
Đối với Việt Nam, một số nguồn lực trong nước còn hạn chế, nên khả năng đầu tư chuyển đổi số, chuyển đổi xanh của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam dù đang nỗ lực nhưng vẫn còn thấp. Vì vậy, sự hỗ trợ của đa dạng đối tác quốc tế và sự tiên phong của cộng đồng doanh nghiệp FDI trong xu thế chuyển đổi xanh sẽ góp phần quan trọng, giúp địa phương và Việt Nam đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi xanh, bắt nhịp với thế giới, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Riêng khoa học, công nghệ nói chung và công nghệ 4.0 hiện nay sẽ là đòn bẩy hiệu quả cho quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam và hòa vào làn sóng xanh của thế giới. Công nghệ số, chuyển đổi số sẽ giúp cho nền kinh tế, địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa được hiệu suất, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả hoạt động và quản trị hệ thống, từ đó tiết giảm đáng kể sự lãng phí các nguồn lực, cũng như tác động xấu tới môi trường tự nhiên.
Đây cũng là thời điểm Việt Nam hội tụ những yếu tố cần thiết và cấp thiết để Việt Nam, cũng như các địa phương và doanh nghiệp trên cả nước bứt phá trong tư duy, mạnh mẽ trong hành động, thúc đẩy chuyển đổi xanh, hướng tới đạt được giá trị bền vững. Dựa trên chính nhu cầu, lợi ích của nền kinh tế, của địa phương và doanh nghiệp để xây dựng chiến lược đầu tư chuyển đổi xanh.
Cải thiện nội lực doanh nghiệp
Mục tiêu của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025, là đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%, kinh tế số đạt khoảng 20% GDP. Bên cạnh đó, có thể kể đến những mục tiêu quan trọng khác như tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28-30%; 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý hoàn toàn; tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thi bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%; tỷ lệ che phủ rừng không thấp hơn mức 42%...
Những năm gần đây, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như dịch COVID-19, biến động thị trường xuất khẩu... Bối cảnh mới của toàn cầu cũng đặt ra không ít yêu cầu cấp thiết mà nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam cần quan tâm giải quyết, nếu không những hệ lụy tiêu cực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình và chất lượng phục hồi, tăng trưởng và phát triển.
Tuy vậy, chính bối cảnh này cũng là động lực to lớn cho Việt Nam quyết tâm và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nhận thức sang hành động và hành động không ngừng cho những mục tiêu đã đề ra.
Điển hình, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thời gian qua đã tham gia đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi tăng trưởng xanh thông qua đa dạng hoạt động, góp phần tăng cường giải pháp cải cách, hoàn thiện thể chế, chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và thông thoáng cho doanh nghiệp, người dân.
Tiến sĩ Tạ Đình Thi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, tại châu Á, Hàn Quốc là quốc gia điển hình thực hiện mạnh mẽ các sáng kiến đổi mới có tính cách mạng và đột phá về kinh tế xanh. Gói kích thích Korean New Deal 2.0 được ban hành vào tháng 7/2021, Hàn Quốc đã xác định 3 trụ cột chính gồm Kế hoạch số hóa mới (Digital New Deal), Kế hoạch xanh mới (Green New Deal) và Kế hoạch con người mới (Human New Deal). Gói kích thích mới có quy mô này dự kiến là 186 tỷ USD và hy vọng tạo ra 2,5 triệu việc làm.
"Tại Việt Nam, trong nhóm vấn đề tiếp cận nguồn vốn, thúc đẩy đầu tư, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi công nghệ, mô hình sản xuất, kinh doanh... cần thực hiện theo hướng xanh, bền vững. Đồng thời, tiếp tục rà soát, sớm hoàn chỉnh và phê duyệt quy hoạch cấp trung ương, địa phương và nghiên cứu, xây dựng các chương trình, gói hỗ trợ tài chính xanh... phục vụ đầu tư xanh, chuyển đổi xanh ở các cấp độ khác nhau, tạo điều kiện đấu nối và hợp nhất giữa các hệ sinh thái xanh của ngành, địa phương và quốc gia", Tiến sĩ Tạ Đình Thi chia sẻ thêm.
Thống kê cho thấy, tất cả bộ, ngành và địa phương tại Việt Nam đang khẩn trương hoàn thiện quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội địa phương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045-2050 để trình cấp có thẩm quyền thông qua. Đây là điều kiện tốt để bộ ngành, địa phương đặt trọng tâm chuyển đổi xanh trong các quy hoạch phát triển và nghiên cứu xây dựng những gói hỗ trợ xanh để thúc đẩy quá trình chuyển đổi.
Cộng đồng doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tái cấu trúc mạnh mẽ, đảm bảo những yếu tố phù hợp với đa dạng mô hình và xu hướng sản xuất kinh doanh mới đã hình thành trong và sau dịch COVID-19. Do đó, việc xác định chiến lược đầu tư xanh, chuyển đổi xanh trở thành chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp cùng những gói hỗ trợ tài chính xanh của chính phủ sẽ là cơ sở quan trọng để tạo sự thay đổi thực chất nhất.
Với sự kết hợp thay đổi của cả địa phương, doanh nghiệp, người dân, có thể cho phép Việt Nam kỳ vọng tạo ra sự chuyển đổi bền vững và góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng xanh. Đồng thời, tìm kiếm và tạo lập những hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh mới trong ngành nghề, lĩnh vực mới nổi, nhất là kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và kinh tế biển xanh.
Nhiều đổi mới trong điều tra doanh nghiệp 2022 Điều tra doanh nghiệp là một trong các cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm nhằm thu thập các thông tin phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển doanh nghiệp. Điều tra doanh nghiệp năm 2022 là cuộc điều tra quy mô lớn, thời...