Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trước thềm cuộc họp của Fed
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đi lên trong phiên 31/10 trước thềm cuộc họp chính sách quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối tuần này, trong bối cảnh nhà đầu tư hy vọng các quan chức Fed sẽ có quan điểm mềm mỏng hơn đối với kế hoạch lãi suất.
Bảng chỉ số chứng khoán tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: Yonhap/TTXVN
Tâm lý này đã lan rộng trên các sàn giao dịch trong tuần qua theo sau báo cáo cho thấy Fed có thể làm chậm tốc độ tăng lãi suất, vốn được sử dụng để kiềm chế lạm phát cao trong nhiều thập niên.
Một chỉ dấu khác cho thấy tăng trưởng ở một số nước trên thế giới dường như đang chậm lại, qua đó làm tăng sự lạc quan trên thị trường, dù cho sự vui mừng này đã bị kìm lại bởi số liệu lạm phát kỷ lục ở châu Âu và số liệu cho thấy giá vẫn ở mức cao hôm 28/10.
Các nhà giao dịch châu Á cũng nhận được sự hỗ trợ từ Phố Wall, khi ba chỉ số chính đều khép phiên với mức tăng hơn 2% nhờ đà tăng của nhóm cổ phiếu công nghệ sau báo cáo lợi nhuận tích cực từ Apple.
Video đang HOT
Tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 tăng 1,8% lên 27.587,46 điểm.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1,2% xuống 14.687,02 điểm trong khi chỉ số Shanghai Composite giảm 0,8% xuống 2.893,48 điểm.
Chứng khoán Seoul, Sydney, Singapore, Mumbai, Bangkok và Wellington đều ghi nhận mức tăng hơn 1%. Chứng khoán Jakarta cũng tăng.
Hiện sự chú ý của thị trường đều đang hướng đến cuộc họp chính sách của Fed, sẽ kết thúc ngày 2/11.
Mặc dù Fed được cho là sẽ thông báo mức tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ tư liên tiếp, song các nhà giao dịch sẽ theo dõi sát sao thông báo sau cuộc họp để tìm kiếm manh mối về việc các quan chức đang để ngỏ khả năng giảm tốc độ tăng lãi suất.
Tại thị trường Việt Nam, chỉ số VN-Index tăng 0,06% lên 1.027,94 điểm, còn chỉ số HNX-Index giảm 1,55% xuống 210,43 điểm.
Chứng khoán châu Á 'đỏ lửa' trong phiên 13/6
Thị trường chứng khoán châu Á chứng kiến phiên giao dịch "đỏ lửa" trong ngày 13/6, hòa theo xu hướng giảm của thị trường chứng khoán thế giới, giữa bối cảnh đồng USD mạnh lên sau khi dấy lên những dự đoán rằng lạm phát cao kỷ lục của Mỹ sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thúc đẩy tích cực hơn nữa kế hoạch nâng lãi suất.
Bảng chỉ số chứng khoán tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 836,85 điểm (3,01%), xuống 26.987,44 điểm. Đồng yen của Nhật Bản đã suy yếu trong nhiều tháng, do Mỹ đẩy mạnh chính sách thắt chặt tiền tệ để giải quyết tình trạng lạm phát tăng cao. Không giống như Fed, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cho biết họ sẽ duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ với hy vọng nó sẽ dẫn đến sự phát triển ổn định.
Báo cáo cuối tuần trước của Bộ Lao động Mỹ cho hay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã cán mốc 8,6% trong tháng Năm vừa qua, mức cao nhất kể từ năm 1981 đến nay trong bối cảnh giá lương thực và xăng dầu tăng chóng mặt và chưa thấy có dấu hiệu gì "hạ nhiệt". Theo Bộ Lao động, lạm phát tăng mạnh do giá các loại nhiên liệu tăng 34,6% và giá thực phẩm thiết yếu tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1979. Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, áp lực lạm phát tháng Năm có thể thấy rõ trên diện rộng, nhất là do ảnh hưởng của xung đột tại Ukraine, việc Trung Quốc đóng cửa kiểm soát dịch và một số nhà máy lọc dầu lớn tạm đóng cửa và nhiều khả năng lạm phát sẽ lên tới 9% vào tháng Sáu.
Tại thị trường Seoul (Hàn Quốc), chỉ số Kospi cũng giảm xuống mức thấp nhất 19 tháng do quan ngại về tình hình lạm phát của Mỹ và đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc. Đóng cửa phiên này, chỉ số Kospi hạ 91,36 điểm (3,52%), xuống 2.504,51 điểm, đánh dấu phiên đi xuống thứ năm liên tiếp.
Đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở thành phố Thượng Hải và Bắc Kinh của Trung Quốc, khiến các nhà chức trách nước này tái áp đặt các biện pháp hạn chế ngay khi nới lỏng chúng, dẫn đến lo ngại về triển vọng của nền kinh tế lớn hai thế giới. Thông tin này càng củng cố thêm xu hướng lao dốc của các thị trường chứng khoán chính tại châu Á. Thị trường Mumbai của Ấn Độ, Jakarta của Indonesia, Đài Bắc của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Wellington của New Zealand đều mất hơn 2%.
Không nằm ngoài bầu không khí ảm đạm trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đồng loạt hạ điểm. Chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt mất 738,60 điểm (3,39%) và 29,28 điểm (0,89%), xuống 21.067,58 điểm và 3.255,55 điểm.
Tại thị trường Việt Nam, chốt phiến giao dịch ngày 13/6, VN-Index giảm 57,04 điểm xuống 1.227,04 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 733,4 triệu đơn vị, tương ứng hơn 18.523,2 tỷ đồng. Toàn sàn chỉ còn 38 mã tăng giá và 16 mã đứng giá, trong khi có tới 452 mã giảm; trong đó có 163 mã giảm sàn.
HNX-Index giảm 18,07 điểm xuống 288,37 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 115,5 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 2.737,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 18 mã tăng và 12 mã đứng giá, trong khi có đến 216 mã giảm giá; trong đó có 59 mã giảm sàn.
UPCOM-Index giảm 3,19 điểm xuống 90,53 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 72,5 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.525 tỷ đồng. Toàn sàn có 57 mã tăng giá, 43 mã đứng giá và 246 mã giảm giá.
Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm Mở cửa phiên 18/4, thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm, do những lo ngại về nền kinh tế nước này, khi đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục 20 năm so với đồng USD. Bảng chỉ số chứng khoán tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong 15 phút giao dịch đầu tiên, chỉ số Nikkei 225 giảm...