Chứng khoán châu Á mở đầu tuần mới trong nốt trầm
Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần mới trong trầm lắng, khi số ca nhiễm biến thể Omicron gia tăng khiến nhiều nước ở châu Âu thắt chặt hạn chế đi lại và đe dọa sẽ kéo chậm đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu khi bước sang Năm mới.
Bảng điện tử thông báo chỉ số Nikkei 225 tại thị trường chứng khoán Tokyo. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Mở đầu phiên 10/12, chứng khoán Nhật Bản đi xuống với chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo giảm 0,68% (tương đương 194,08 điểm) xuống 28.351,60 điểm. Các nhà phân tích cho biết giá cổ phiếu tại thị trường này có thể sẽ biến động khá lớn trong tuần này do nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang nghỉ lễ Giáng sinh, qua đó làm giảm khối lượng giao dịch.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng giảm mạnh khi mở cửa phiên 20/12. Chỉ số Kospi tại thị trường Seoul để mất 0,98% (29,65 điểm) xuống 2.988,08 điểm chỉ trong 15 phút đầu giao dịch.
Tại thị trường Trung Quốc, các chỉ số chính cũng đi xuống khi các nhà giao dịch lo lắng về sự gia tăng đột biến trong số ca nhiễm COVID-19 mới trên khắp thế giới. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 0,49% (112,80 điểm) xuống 23.079,83 điểm. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 0,34% (12,33 điểm) xuống 3.620,04 điểm vào đầu phiên.
Video đang HOT
Chỉ số chứng khoán tổng hợp MSCI khu vực châu Á- Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản) cũng giảm 0,4%.
Sự lan rộng của biến thể Omicron đã khiến Hà Lan phải áp đặt lệnh phong tỏa vào ngày 19/12, gây áp lực lên những nước khác cần có động thái tương tự mặc dù Chính phủ Mỹ vẫn để ngỏ khả năng này.
Ông Tapas Strickland, một chuyên gia cấp cao của ngân hàng NAB, nhận định biến thể Omicron đã “đánh cắp” mùa Giáng sinh của châu Âu. Với số ca nhiễm biến thể này tăng gấp đôi sau mỗi 1,5 – 3 ngày, khả năng hệ thống bệnh viện bị quá tải ngay cả khi có vaccine hữu hiệu vẫn khá cao.
Trong khi các hạn chế để phòng dịch COVID-19 làm mờ triển vọng tăng trưởng kinh tế, chúng cũng có nguy cơ giữ lạm phát tăng ở mức cao và khiến các ngân hàng trung ương trở nên mạnh tay thắt chặt các chính sách tiền tệ hơn.
Đáng chú ý là các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã công khai nói về việc tăng lãi suất ngay từ tháng 3/2022 và bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương này vào giữa năm 2022.
Thông tin đó còn chấn động hơn so với những diễn biến của thị trường hợp đồng tương lai, vốn đã đi trước rất nhiều ý định của Fed cho đến hiện tại. Thị trường cho rằng chỉ có 40% cơ hội Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng 3/2022, còn tháng 6/2022 vẫn là thời điểm nhiều người tin tưởng Fed khi đó mới có động thái thực tế.
Tại thị trường Việt Nam, tính đến 10 giờ 15 phút của phiên giao 20/12, chỉ số VN – Index tăng 1,9 điểm (0,13%) lên 1.481,69 điểm, trong khi HNX – Index tăng 1,51 điểm (0,336%) lên 457,71 điểm.
Chứng khoán Tokyo dẫn đầu đà tăng phiên 1/11
Phần lớn thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên 1/11, dẫn đầu là đà tăng của sàn chứng khoán Tokyo.
Bảng điện tử niêm yết các chỉ số chứng khoán tại sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, Nhật Bản. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN
Thắng lợi của đảng Dân chủ tự do (LDP) trong cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản cuối tuần qua làm tăng hy vọng về việc chính phủ sẽ thúc đẩy một kế hoạch kích thích mới. Tại Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 tăng 2,2% lên 29.538,15 điểm.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết ông sẽ theo đuổi một chương trình hỗ trợ trị giá hàng nghìn tỷ yen. Thắng lợi của LDP do ông Kishisa dẫn dắt đã mang đến sự lạc quan về tình hình ổn định tại Nhật Bản.
Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1,4% xuống 25.023,98 điểm sau số liệu cho thấy kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc. Hoạt động chế tạo tháng 10/2021 của Trung Quốc đã giảm mạnh hơn dự kiến do tình trạng gián đoạn nguồn cung, khiến chi phí đầu vào tăng, cùng với các biện pháp phong tỏa mới để đối phó với đợt bùng phát dịch COVID-19 mới. Tuy nhiên, chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải nhích nhẹ 0,1% lên 3.549,65 điểm.
Chứng khoán Sydney, Seoul, Singapore, Taipei và Jakarta đều tăng điểm trong phiên này.
Thông tin lạm phát của Mỹ chạm mức cao nhất trong 30 năm qua, còn lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ghi nhận mức cao nhất trong 13 năm đã làm gia tăng lo ngại về việc tăng giá mất kiểm soát, đồng thời gây thêm áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ.
Tâm điểm đang là cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này, mà theo dự báo các nhà hoạch định chính sách sẽ công bố thời gian biểu để rút dần chương trình mua trái phiếu của Fed và tiếp đó là bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell, nhằm tìm kiến manh mối về thời điểm bắt đầu tăng lãi suất.
Ngân hàng trung ương Anh (BoE) dự kiến sẽ nâng lãi suất trong tuần này, theo sau của các ngân hàng trung ương khác ở Hàn Quốc, New Zealand và Singapore.
Tại thị trường chứng khoán trong nước, chỉ số VN-Index tăng 0,17% lên 1.446,71 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 1,57% lên 418,6 điểm.
Chứng khoán châu Á đa phần đi lên theo đà của Phố Wall trong chiều 30/9 Chứng khoán châu Á hầu hết đều nối bước Phố Wall tăng điểm trong phiên chiều 30/9, mặc dù giới đầu tư tiếp tục lo ngại rằng lạm phát tăng cao sẽ dẫn đến việc các ngân hàng trung ương sớm tăng lãi suất hơn dự kiến. Bảng chỉ số chứng khoán tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Phiên này,...