Chứng khoán châu Á khởi sắc
Thị trường chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên đầu tuần ngày 6/9 sau khi báo cáo về thị trường việc làm trong tháng 8 của Mỹ làm gia tăng sự lạc quan rằng Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ trì hoãn việc giảm bớt chương trình hỗ trợ tài chính khổng lồ của mình.
Các giao dịch viên tại sàn chứng khoán Tokyo. Ảnh: AFP/TTXVN
Đáng chú ý, trên sàn chứng khoán Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Topix chốt phiên ở mức cao nhất trong 31 năm qua, trong khi chỉ số Nikkei cũng tăng cao nhất trong gần 5 tháng. Kết quả này có được nhờ tâm lý hy vọng của giới đầu tư vào khả năng các ứng cử viên trong cuộc bỏ phiếu bầu Chủ tịch sắp tới của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền sẽ đề xuất một gói kích thích kinh tế mới.
Cụ thể, tại thị trường Tokyo, chỉ số Topix tiến 1,28% lên 2.041,22 điểm – mức chốt phiên cao nhất kể từ ngày 16/8/1990 khi Nhật Bản trải qua thời kỳ bong bóng kinh tế. Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,83% và kết thúc phiên với 29.659,89 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 19/4 vừa qua. Các mã chứng khoán dẫn đầu thuộc các ngành vận tải biển, bất động sản và máy móc, thiết bị.
Các nhà môi giới chứng khoán cho biết sau khi Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide ngày 3/9 thông báo không tham gia cuộc đua vào vị trí lãnh đạo LDP nhiệm kỳ tới, tâm lý thị trường đã được cải thiện khi các ứng cử viên bắt đầu xây dựng chính sách để đối phó tốt hơn với đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Chiến lược gia trưởng Shingo Ide tại Viện nghiên cứu NLI cho rằng thị trường chứng khoán Tokyo khởi sắc nhờ kỳ vọng về một gói cứu trợ kinh tế mới và một sự thay đổi ở Nhật Bản, chẳng hạn trong lĩnh vực quản lý và ngoại giao, nếu ông Taro Kono đắc cử. Ông Kono hiện là Bộ trưởng Cải cách hành chính của Nhật Bản, người được cho là ứng cử viên sáng giá nhất kế nhiệm Thủ tướng Suga.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,4% lên 26.013,67 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải tăng 0,3% lên 3.592,40 điểm. Chứng khoán Singapore, Seoul và Đài Bắc đều tăng trong phiên này, trong khi chứng khoán Sydney, Wellington và Jakarta giảm.
Số liệu được công bố ngày 3/9 cho thấy trong tháng 8, nền kinh tế Mỹ đã tạo ra ít việc làm nhất trong 7 tháng qua (235.000 việc làm) do việc tuyển dụng trong lĩnh vực giải trí và dịch vụ bị đình trệ giữa bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát mạnh trở lại, tạo sức ép giảm cho nhu cầu đối các nhà hàng và khách sạn. Mặc dù thông tin này không được như mong đợi, song các nhà quan sát cho biết điều này sẽ cho phép FED có thêm thời gian để giảm dần chương trình mua trái phiếu.
Lực lượng lao động tiềm năng tại Nhật Bản - những bà nội trợ
Tại Nhật Bản, có một lực lượng khá đông phụ nữ thông minh, có bằng đại học hiện ở nhà nội trợ.
Họ được cho có nhiều tiềm năng giúp Nhật Bản phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19.
Hai phụ nữ tại quận trung tâm ở Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Getty Images
Đài BBC (Anh) cho biết cựu Thủ tướng Shinzo Abe từng đưa ra chính sách có tên "Womenomics" với mục tiêu tạo ra một "Nhật Bản nơi phụ nữ có thể tỏa sáng". Ông Abe cho rằng "Womenomics" có thể góp phần giải quyết tình trạng sụt giảm lực lượng lao động và già hóa dân số. Tuy nhiên, mục tiêu ông đề ra cho năm 2020 là 30% vị trí lãnh đạo tại Nhật Bản do phụ nữ đảm nhận đã "hụt hơi" so với thực tế, không chỉ bởi tác động của COVID-19.
Hiện nay, tỷ lệ nữ giới trong nghị viện Nhật Bản là 10%, trong khi đó ở lĩnh vực tư nhân, chỉ có 15% vị trí cấp cao do nữ giới đảm nhận. Những con số này chỉ bằng một nửa mục tiêu đề ra. Nhưng cựu Thủ tướng Abe khẳng định "Womenomics" là một thành công bởi ngày càng có nhiều nữ giới tham gia thị trường việc làm.
Trong nhiều thập niên qua, khoảng 60% phụ nữ Nhật Bản nghỉ việc sau khi sinh con đầu lòng. Truyền thống thường thấy là thu nhập của người chồng sẽ nuôi cả gia đình trong khi người vợ dành toàn bộ thời gian để chăm sóc con cái.
Trước khi chính sách "Womenomics" ra mắt, nhiều phụ nữ Nhật Bản đã rục rịch quay trở lại thị trường việc làm, một phần bởi thu nhập gia đình giảm.
Năm 2019, chỉ có 42,1% phụ nữ nghỉ việc sau sinh, điều này dẫn đến tỷ lệ 70% nữ giới trong độ tuổi 15-64 và 77,7% trong nhóm 25-44 tuổi tham gia lao động. Để ủng hộ xu hướng này, chính phủ Nhật Bản đã phát động chiến dịch loại bỏ danh sách chờ ở nơi trông giữ trẻ. Ngoài ra các công ty được khuyến khích có ít nhất một lãnh đạo cấp cao là nữ giới.
Hơn một nửa phụ nữ Nhật Bản tham gia lực lượng lao động có trình độ đại học, gần như tương đương với nam giới. Nhưng một khi rời bỏ công việc toàn thời gian, gần như rất khó để họ quay trở lại nghề nghiệp ban đầu sau một thời gian nghỉ.
Cô Yumiko Suzuki, hiện làm công việc tư vấn nghề nghiệp tại Warc Agent cho biết: "Nếu muốn quay lại làm việc, bạn sẽ phải tìm việc ở một siêu thị hoặc nơi nào đó mà sinh viên có thể kiếm việc bán thời gian". Cách đây 15 năm, cô Suzuki cũng lựa chọn nghỉ việc để làm nội trợ toàn thời gian.
Nhưng sau 7 năm, cô Suzuki quyết định quay trở lại làm việc. Khi này, Suzuki nhận ra khoảng thời gian ở nhà đã tạo khoảng trống trong CV xin việc của cô. Sau đó, Suzuki dành thời gian để học thêm 3 chứng chỉ chuyên môn và kiếm được một công việc tại công ty khởi nghiệp. Hiện nay cô đang giúp nhiều phụ nữ khác có hoàn hảnh tương tự quay trở lại thị trường việc làm.
Thị trường chứng khoán và hàng hóa châu Á diễn biến ổn định Trong phiên giao dịch 3/9, sắc xanh gần như phủ kín các thị trường chứng khoán châu Á nhờ những tín hiệu tích cực của chứng khoán Mỹ và tâm lý lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế thế giới. Chỉ số chứng khoán KOSPI của Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: YONHAP/TTXVN Chứng khoán châu Á với sắc xanh chủ đạo...