Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 24/3
Các thị trường chứng khoán châu Á đi ngược chiều nhau trong phiên chiều 24/3 trong bối cảnh nhà đầu tư đang “nghiên cứu” tác động của lạm phát gia tăng và các ngân hàng trung ương có kế hoạch tăng mạnh lãi suất.
Trong khi đó, giá dầu đã giảm song vẫn ở mức cao do lo ngại về các biện pháp trừng phạt của Nga có thể ảnh hưởng đến nguồn cung vốn đã không ổn định.
Chỉ số chứng khoán KOSPI của Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: YONHAP/TTXVN
Sau sự sụt giảm mạnh trên Phố Wall, các thị trường chứng khoán châu Á cũng bấp bênh. Tại thị trường Tokyo ( Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 tăng 0,3% lên 28.110,39 điểm. Chứng khoán Sydney, Singapore, Manila, Bangkok và Jakarta đều tăng điểm
Trong khi tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,7% xuống 22.006,68 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải giảm 0,6% xuống 3.250,26 điểm. Chứng khoán Seoul, Wellington, Đài Bắc và Mumbai cũng đi xuống.
Video đang HOT
Mọi sự chú ý của thị trường đang hướng đến các cuộc họp trong tuần này của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo khác dự kiến sẽ tiếp tục thảo luận các biện pháp trừng phạt Nga, trong khi Liên minh châu Âu (EU) vẫn còn tranh luận về khả năng áp đặt cấm vận đối với dầu Nga.
Mới đây Nga đã lên tiếng cảnh báo rằng hoạt động sửa chữa một kho chứa dầu xuất khẩu gần một cảng ở Biển Đen có thể mất tới khoảng hai tháng, khiến xuất khẩu dầu tại đây sụt giảm khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày, qua đó làm gia tăng lo ngại về nguồn cung. Giá hai loại dầu chủ chốt đã tăng hơn 5% trong phiên 23/3, trong đó dầu Brent giao dịch trên mức 120 USD/thùng.
Thị trường dầu tăng mạnh làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát đang ở mức cao nhất trong 40 năm tại Mỹ và trong 30 năm tại Anh, gây sức ép cho các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ trước khi giá vượt ngoài tầm kiểm soát.
Trong bối cảnh đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày càng nghiêng về quan điểm thắt chặt lãi suất. Sau khi nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm, Chủ tịch Fed ngày 21/3 đã đánh tiếng rằng ngân hàng này có thể tăng lãi suất thêm tới 0,5 điểm phần trăm trong nhiều đợt nêu đà tăng của giá không chậm lại, ngay cả khi nền kinh tế phục hồi. Triển vọng về tài chính thắt chặt hơn gây sức ép lên thị trường chứng khoán.
Tại thị trường Việt Nam, chỉ số VN-Index giảm 4,08 điểm xuống 1.498,26 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 785 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 24.833,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 222 mã tăng giá, 228 mã giảm giá và 51 mã đứng giá.
HNX- Index tăng 0,7 điểm lên 462,8 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 122,8 triệu đơn vị, tương ứng gần 4.051 tỷ đồng. Toàn sàn có 126 mã tăng giá, 144 mã giảm giá và 58 mã đứng giá.
Chứng khoán châu Á đi xuống
Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 20/8, trước những lo ngại về tình hình tại Afghanistan, sự lây lan của biến thể Delta, kế hoạch giảm mua tài sản của Mỹ và xu hướng thắt chặt kiểm soát tại Trung Quốc.
Chỉ số chứng khoán KOSPI của Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Khép lại phiên này, chỉ số Hang Seng tại Hong Kong (Trung Quốc) giảm 466,61 điểm, hay 1,84%, xuống còn 24.849,72 điểm. Bên cạnh đó, chỉ số Shanghai Composite (Trung Quốc) để mất 38,22 điểm, hay 1,1% xuống 3.427,33 điểm. Còn chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo giảm 267,92 điểm, hay 0,98%, và đóng phiên với 27.013,25 điểm.
Tại Việt Nam, khép lại phiên này, chỉ số VN-Index giảm 45,42 điểm, hay 3,3% xuống 1.329,43 điểm, trong khi chỉ số HNX-Index để mất 8,01 điểm, hay 2,31%, xuống 338,06 điểm.
Sắc đỏ cũng được ghi nhận tại nhiều thị trường khác trong khu vực như Sydney, Seoul, Đài Bắc (Trung Quốc), Manila, Wellington và Mumbai. Trong khi đó, các thị trường Singapore, Bangkok và Jakarta lại tăng điểm.
Theo hãng tin Sputniknews (Nga), điều phối viên của Liên hợp quốc (LHQ) về các vấn đề nhân đạo tại Afghanistan Ramiz Alakbarov cho biết Taliban đã bày tỏ sự ủng hộ đối với LHQ và đề nghị tổ chức này ở lại Afghanistan để tiếp tục thực hiện các hoạt động nhân đạo.
Trong khi đó, theo hãng tin Reuters (Vương quốc Anh), một lãnh đạo cấp cao Taliban xác nhận một số quốc gia và tổ chức đã liên lạc với các lãnh đạo của lực lượng này, đề nghị giúp sơ tán công dân và nhân viên khỏi thủ đô Kabul. Cùng ngày, một quan chức của Tổ chức
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo hơn 18.000 người đã được sơ tán khỏi thủ đô Kabul kể từ khi Taliban giành quyền kiểm soát hôm 15/8, đồng thời cam kết tổ chức này sẽ đẩy nhanh nỗ lực sơ tán.
Trong khi đó, dù tiến trình tiêm vaccine vẫn đang tiếp diễn và cuộc sống đang dần trở lại trạng thái bình thường mới, nhưng sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 đã buộc giới chuyên gia phải xem xét lại dự báo tăng trưởng của mình, trong bối cảnh nhiều nước đang tái áp đặt các biện pháp phòng dịch và tốc độ lây nhiếm đang gia tăng.
Bên cạnh đó, một yếu tố khác làm gia tăng tâm ký kém lạc quan trên thị trường là biên bản cuộc họp tháng Bảy của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Theo đó, trong năm nay Fed có thể sẽ bắt đầu giảm chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, vốn là yếu tố tạo nên đà khởi sắc kéo dài của thị trường chứng khoán thời gian qua.
Ngoài ra, các số liệu kinh tế yếu hơn dự đoán gần đây của Trung Quốc và xu hướng thắt chặt kiểm soát tại nước này cũng gây áp lực lên thị trường.
Chứng khoán châu Á 'đỏ lửa' sau khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang Hòa theo đà lao dốc của thị trường thế giới, chứng khoán châu Á cũng chìm vào "sắc đỏ" trong phiên 24/2, sau khi Tổng thống Nga Vladmir Putin đã thông báo sẽ triển khai chiến dịch đặc biệt tại Donbass, miền Đông Ukraine, đẩy căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước lên một nấc mới. Chỉ số chứng khoán KOSPI của...