Chung-in Moon: “Không có lựa chọn nào tồn tại trừ cam kết thỏa thuận với Triều Tiên”
Ông Chung-in Moon là cố vấn đặc biệt của tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in về thống nhất hai miền Triều Tiên, ngoại giao và những vấn đề an ninh quốc gia.
Nhà báo John Dale Grover thư ký biên tập của National Interest đã có bài phỏng vấn ông Chung-in Moon về tương lai của mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc cũng như những gì có thể diễn ra trong cuộc họp thượng đỉnh tại Hà Nội giữa hai ông Donald Trump và Kim Jong-un.
Ông Chung-in Moon là cố vấn đặc biệt của tổng thống Hàn Quốc về thống nhất hai miền Triều Tiên, ngoại giao và những vấn đề an ninh quốc gia, đã trả lời phỏng vấn trước cuộc họp thượng đỉnh lần 2 giữa Triều Tiên và Hoa Kỳ diễn ra tại Hà Nội ngày 27 và 28.2
Bài học hay những yếu tố cơ bản ông biết về Triều Tiên mà Hoa Kỳ cần biết nhưng đã không tiếp cận được?
Truyền thông đại chúng Hoa Kỳ thông qua các chuyên gia, quan chức, bình luận viên mô tả Triều Tiên và lãnh đạo của họ thường là: “Triều Tiên là một đất nước bất hảo”, “Ông Kim Jong-un là một lãnh đạo bốc đồng”, “Bình Nhưỡng phải dựa vào việc thường xuyên giả trá và gìn giữ hòa bình một cách giả tạo” và “đàm phán với Triều Tiên là một điều hão huyền”. Nhưng sau khi tiếp xúc với lãnh đạo Triều Tiên đủ gần, tôi nhận thấy rằng sự rập khuôn này của Washington tiếp cận rất ít với những điều thực tế.
Triều Tiên không phải là một “đất nước bất hảo” [impossible state - nhiều báo chí dịch là đất nước bất khả thi] nhưng là một nước biết lẽ phải để có thể làm việc chung. Lãnh đạo của họ cũng không thiếu lý trí hay bốc đồng mà rất thành thạo trong vấn đề quốc tế, ôn hòa và đúng mực, đồng thời cũng quyết đoán và có sức thuyết phục. Đúng là Triều Tiên đã từng không trung thực nhưng ranh giới giữa không trung thực và sự ngăn cách [tự bảo vệ] thường không rõ ràng, và cách đối xử của chúng tôi không có lỗi. Hành vi ngăn cách, ở cả hai phía có thể được sửa lại bằng đối thoại và xây dựng niềm tin chung.
Những ai cứ khăng khăng về sự vô ích của việc tiếp cận và đàm phán với Triều Tiên đang thể hiện sự ngụy biện với lời tiên tri tự dối gạt mình. Toàn bộ điểm cốt yếu trong ngoại giao là khiến Bình Nhưỡng ngồi vào bàn đàm phán ngay cả khi có vẻ như họ không muốn làm vậy. Trong thời điểm như thế, khi ông Kim Jong-un rõ ràng muốn đàm phán, việc khăng khăng về sự vô ích sẽ làm hủy hoại đi một cơ hội lịch sử.
Ông thấy sự ưu tiên của ông Kim Jong-un về phát triển kinh tế trong 10 hay 20 năm tới thế nào?
Hiện tượng đáng ghi nhớ nhất mà tôi được chứng kiến trong chuyến thăm Bình Nhưỡng vào tháng 9.2018 là việc thay đổi khẩu hiệu từ “chính trị ưu tiến quân sự” sang “chính trị ưu tiên kinh tế”.
Sự thịnh vượng về kinh tế là khẩu hiệu trên toàn thành phố. Những nghị luận về kinh tế bao gồm ý tưởng của sự “nhảy vọt và bắt kịp qua phát triển khoa học và kỹ thuật”. Những người tôi tiếp xúc tại Bình Nhưỡng thật sự hứng thú với cuộc cách mạng 4.0.
Video đang HOT
Dù kinh tế vẫn đang tụt hậu, họ tin rằng họ có thể bắt kịp với các nước trong khu vực thông qua đổi mới kỹ thuật. Không thể nghi ngờ về điều đó khi ông Kim Jong-un đã cúi mình trước công chúng với hơn 1000 các cán bộ giảng dạy và sinh viên của Học viện Khoa học và Công nghệ Kim Chaek – một MIT của Triều Tiên, trong dịp kỷ niệm lần thứ 70 thành lập học viện này. Những vấn đề được ưu tiên hàng đầu khác bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, bảo đảm an ninh năng lượng, thúc đẩy lĩnh vực tiêu dùng, phát triển hệ thống cho lĩnh vực kinh tế đặc biệt và đem lại sức sống cho vành đai công nghiệp khu vực đông bắc – tất cả sẽ được thực hiện trong 10 hoặc 20 năm tới.
Như tổng thống Trump nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn trên CBS gần đây: “Ông ta [Kim Jong-un] có cơ hội để khiến Triều Tiên trở thành người khổng lồ về kinh tế. Họ có cơ hội để trở thành một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới”. Nhưng tất cả những điều này sẽ không thể thực hiện được nếu không quyết đoán trong việc thay đổi thể chế tương quan: của việc tái cơ cấu, mở cửa và bồi dưỡng tầng lớp thầu khoán mới – Nói cách khác, tái phát minh lại Triều Tiên. Và tất nhiên, không có giải trừ hạt nhân [nguyên văn trong bài viết - And of course, without denuclearization].
Vậy làm cách nào để các nhà quan sát hiểu rõ hơn về ý định và năng lực của Triều Tiên?
Cần thiết phải đọc những bài báo gốc của Triều Tiên (như trên tờ Rodong Shinmun hay Trung tâm Tin tức Triều Tiên KCNA) hơn là dựa vào những bình luận của truyền thông phương Tây. Những nhà bình luận bên ngoài thường dựa vào những nguồn sai lệch hay quan sát méo mó về Triều Tiên. Chúng ta cũng cần tránh sự sai lệch trong việc đánh giá quá mức hay quá thấp Triều Tiên mà phần lớn vì thông tin tình báo sai lệch của Hàn Quốc và phương Tây.
Việc sa lầy vào tình trạng hạt nhân của Triều Tiên ở thời điểm hiện tại có thể được ngăn chặn nếu chúng ta có một mục tiêu và những phân tích thực tế hơn về ý định và năng lực của Bình Nhưỡng. Sự đánh giá thấp ban đầu về việc Bình Nhưỡng vẫn chưa có năng lực chế tạo bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo – tiếp theo là việc đánh giá quá mức về việc Triều Tiên hiện tại có khả năng tấn công vào vùng nội địa Hoa Kỳ với tên lửa đạn đạo liên lục địa – hủy hoại nghiêm trọng cơ hội dàn xếp một cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Đánh giá thấp sự vững bền và khả năng thích ứng với các lệnh trừng phạt kinh tế của Triều Tiên cũng gây trở ngại cho việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Cuối cùng, chúng ta cần phải chú ý tới tuyên bố của William Perry [ Bộ trưởng Quốc phòng thứ 19 của Hoa Kỳ]: “Chúng ta cần thỏa hiệp với một Triều Tiên đúng theo thực tế của họ – chứ không phải với những gì chúng ta mong họ đã là hoặc họ có thể đang trở thành”.
Tại sao ông nghĩ rằng việc tiếp tục cam kết [đàm phán] là con đường đúng đắn để tiếp cận với Triều Tiên?
Đây là con đường đúng đắn bởi Triều Tiên đã cho thấy phản ứng tích cực với chính sách cam kết trong khi đáp lại một cách tiêu cực với các lệnh trừng phạt và áp lực.
Kể từ khi hai tổng thống Donald Trump và Moon Jae-in đi theo sáng kiến hứa hẹn, Bình Nhưỡng đã có phản ứng tích cực bằng cách dừng thử hạt nhân và tên lửa cũng như khiêu khích thông thường về mặt quân sự. Sau đó, lãnh đạo Triều Tiên cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ như tháo dỡ một cơ sở thử hạt nhân, các máy móc thử tên lửa đạn đạo, khu vực phóng và cơ sở hạt nhân tại Yongbyon. Ông Kim Jong-un cũng đã hứa “hoàn toàn giải trừ hạt nhân” trước thế giới và quan trọng hơn là với người dân của ông. Cùng lúc, Bình Nhưỡng đang hợp tác trong việc đạt được những thỏa thuận với một loạt các vấn đề và thực thi việc kiểm soát vũ khí với Hàn Quốc như dừng hành vi thù địch trên bộ, trên biển và trên không.
Hơn nữa, không có một lựa chọn khả thi nào trừ việc cam kết đàm phán với Triều Tiên – Khi mà các lệnh trừng phạt và áp lực tối đa sẽ có rất ít hiệu quả, lựa chọn về quân sự là không thể chấp nhận được bởi sẽ gây nên thiệt hại song hành [cả 2 phe cùng thương vong].
Cũng cần phải lưu ý rằng phản ứng chưa từng có trước đây giữa các ông Trump, Moon và Kim sẽ khiến việc tiếp cận này là khả thi. Việc thiết lập những kênh đối thoại vững bền và xây dựng sự tin tưởng giữa họ cùng với sự hội tụ về mục đích (sự thịnh vượng về kinh tế với ông Kim, hòa bình với ông Moon và thắng lợi về mặt chính trị với ông Trump) có thể sẽ đưa ra nhiều kết quả tích cực.
Vậy những con đường nào mà Hàn Quốc và Hoa Kỳ có thể sử dụng để cải thiện việc đối thoại với Triều Tiên trong một cuộc khủng hoảng?
Chúng ta hiện đang có một môi trường hoàn toàn khác biệt trong quá khứ. Hoa Kỳ duy trì các kênh đối thoại với Triều Tiên tại hội nghị thượng đỉnh, cấp cao và cấp làm việc thấp hơn. Hàn Quốc cũng có những kênh đối thoại với Triều Tiên trong mọi cấp và nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Hàn Quốc cũng đã thiết lập một văn phòng liên lạc tại Gaesung hoạt động 24/24. Hàn Quốc và Hoa Kỳ cũng đã thành lập một nhóm làm việc hoạt động mỗi 2 tuần. Tiếp theo, đây sẽ là điều hữu dụng với Hàn Quốc, Triều Tiên và Hoa Kỳ để thể chế hóa một cơ chế theo dõi và xử lý khủng hoảng 3 bên. Nếu Hoa Kỳ và Triều Tiên có sự tiến triển trong sự bình thường hóa các mối quan hệ, thì sẽ có sự cải thiện lớn lao trong khả năng duy trì đối thoại, bao gồm cả trong thời kỳ khủng hoảng.
Ông nghĩ tổ chức nào và phương pháp nào là hữu dụng nhất trong việc tạo điều kiện trong đối thoại và thấu hiểu giữa 2 miền Triều Tiên?
Khi đối thoại giữa hai miền Triều Tiên hoàn toàn bị cắt đứt, sự can thiệp của một bên thứ 3 là cần thiết để thúc đẩy đối thoại và thấu hiểu giữa 2 bên. Điều này là cần thiết bởi Triều Tiên đã từ chối có những cuộc đối thoại ý nghĩa với Hàn Quốc trong khi nỗ lực để cải thiện tiếp xúc với Hoa Kỳ – điều gọi là “tongmi bongnam” [đối thoại với Hoa Kỳ nhưng khóa chặt Hàn Quốc].
Nhưng kể từ những lần tiếp xúc gần nhất, Triều Tiên đã từ bỏ chiến thuật đó và thay vào đó dùng Hàn Quốc như một phương tiện để đối thoại với Washington. Hiện tại, đối thoại và sự thấu hiểu giữa hai miền Triều Tiên đang được thúc đẩy. Và đây là thời điểm cho chúng ta dùng những con đường sáng tạo và linh hoạt hơn để có được lợi thế lớn nhất trong cơ hội hiếm có này, với mục đích thúc đẩy mục tiêu chung là giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, có lẽ vẫn cần bên thứ 3 trong lĩnh vực xây dựng sự tin tưởng về mặt quân sự, kiểm soát vũ khí, thương mại và đầu tư quốc tế.
Những điều sai lệch và lý lẽ sai lầm mà ông thấy trong những nhà quan sát Triều Tiên? Cách để họ tránh đi điều đó?
Một trong những điều sai lầm nhất là sự bôi nhọ [quỷ hóa] Triều Tiên, đưa ra cơ sở về “một đất nước bất hảo” và “điều phù phiếm” như đã nói ở trên. Ma quỷ không thay đổi cũng không đàm phán và những nhà quan sát Triều Tiên đã kết luận từ đầu rằng việc đàm phán với Bình Nhưỡng là “phù phiếm”. Với họ, giải pháp thực tế duy nhất là triệt hạ Triều Tiên. Các nhà quan sát này đã “kết án” hành vi của Triều Tiên trong thời điểm hiện tại và tương lai bằng những gì trong quá khứ. Họ từ chối công nhận bất cứ thay đổi nào trong hành vi của Bình Nhưỡng, và sa đà vào những phán đoán tiêu cực của bản thân họ. Cái bẫy cảm quan này có thể tránh bằng cách phải hiểu biết theo hai chiều. “Xỏ chân mình vào giày người khác” là cách tốt nhất để sửa chữa sai lầm này.
Một trong những lý lẽ sai lầm khác là logic của tội ác và trừng phạt – Khi mà Triều Tiên phạm sai lầm, họ cần phải bị trừng phạt mà không chú ý tới sự thay đổi hành vi của họ. Chiến lược tiêu cực này cần phải bị loại bỏ. Vì khi đó, một Triều Tiên cảm thấy họ vô tội sẽ đáp trả bằng một cách dữ dằn hơn. Đây là thời điểm cần cân nhắc kỹ càng hơn việc áp dụng một chiến lược tăng cường tích cực. Không nên để ý tới những hành vi trong quá khức của Triều Tiên, và ghi nhận hành vi tốt đẹp của họ sẽ thúc đẩy họ thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Chủ nghĩa đơn phương gây nên một vấn đề khác. Không thể phủ nhận Hoa Kỳ là một siêu cường còn Triều Tiên là một nước nhỏ. Chênh lệch giữa hai bên là không thể tránh được. Nhưng Triều Tiên không phải là một đất nước thua cuộc và ứng xử với họ như vậy sẽ không tạo ra một kết quả đàm phán thành công. Cần phải có hành động thỏa hiệp mà cả 2 bên đều chấp nhận. Việc đòi hỏi đơn phương theo quan niệm và lợi ích của Hoa Kỳ sẽ làm cho tình thế xấu đi. Văn hóa chiến lược mà ông Kim Nhật Thành định hình cho Triều Tiên để đối phó với cách tiếp cận đơn phương như vậy sẽ khiến Bình Nhưỡng đặt cược vào sự cứng nhắc của họ.
Cuối cùng, các nhà quan sát Triều Tiên tại Hoa Kỳ cần phải có một quan điểm thực tế và linh hoạt hơn về vấn đề xảy ra. Bình Nhưỡng chắc sẽ không chấp nhận đòi hỏi của Hoa Kỳ “giải trừ vũ khí trước và có phần thưởng sau đó”. Nếu sự lựa chọn vẫn là “có tất cả hoặc không có gì”, Washington sẽ không đạt được gì hết.
Theo VietTimes
Đức phản ứng mạnh về tham vọng năng lượng Nga châu Âu
Đức sẽ gắn bó với dự án chung Nord Stream 2.
Trong bối cảnh Mỹ đang cố gắng ngăn Berlin tiến sâu hơn vào dự án năng lượng chung Nord Stream 2 với Nga, Bộ trưởng kinh tế Đức nói rằng đất nước của ông sẽ gắn bó với dự án này, hỗ trợ Moscow như một đối tác đáng tin cậy.
Tờ báo Welt am Sonntag đã có cuộc đối thoại với Bộ trưởng kinh tế Đức Peter Altmaier, đề cập tới ý kiến năm 2018 của ông Donald Trump rằng Berlin trở thành "con tin" của Nga khi nói đến nguồn cung cấp khí đốt.
Dự án Nord Stream 2 đã vấp phải sự phản đối của Mỹ và 1 số nước châu Âu. (Global Look Press/ RT)
Altmaier gạt bỏ lập luận này, nói rằng Đức sẽ không bao giờ dễ bị tống tiền. Không có lý do gì để cho rằng Moscow sẽ bằng cách nào đó bỏ bê các cam kết và cản trở việc cung cấp khí đốt, vì họ đã cung cấp năng lượng cho Đức trong nhiều thập kỷ, ông cho hay.
Ngay cả sau khi Liên Xô tan rã, Moscow vẫn duy trì nghĩa vụ của mình và tôi không nghi ngờ gì về việc họ tuân thủ hợp đồng, Bộ trưởng Altmaier khẳng định. Tuy nhiên, Berlin vẫn đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng và cũng muốn giữ Ukraine là một quốc gia trung chuyển khí đốt chảy vào châu Âu.
Đồng thời, việc hoàn thành dự án Nord Stream 2 là vì lợi ích an ninh của chúng tôi đối với các nguồn cung cấp [năng lượng], ông Altmaier nói. Đường ống đang chạy bên dưới biển Baltic và là một phương tiện liên kết trực tiếp giữa Nga và Đức để đáp ứng nhu cầu khí đốt đang gia tăng của Liên minh châu Âu.
Dự án này đã trở thành một cái gai trong thời gian dài của Washington, vì họ đang cố gắng thúc đẩy doanh số bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của mình sang châu Âu. Hôm thứ Năm tuần trước, các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ các đảng Cộng hòa và Dân chủ đã đưa ra một nghị quyết, trong đó kêu gọi hủy bỏ dự án này.
Tháng trước, đại sứ Mỹ tại Đức cũng đã đe dọa sẽ trừng phạt các công ty Đức vì có tham gia vào Nord Stream 2.
Nord Stream 2 chuẩn bị bước vào giai đoạn cuối cùng trong năm nay, khi dự án này đã được Đức, Phần Lan và Thụy Điển bật đèn xanh. Tuy nhiên, một số quốc gia EU, bao gồm Ba Lan và Lithuania, đã nêu lên những lo ngại của họ, một phần chỉ trích việc châu Âu sẽ phải 'phụ thuộc' vào Nga về khí đốt. Trong khi đó, về phần mình, Moscow vẫn khẳng định rằng dự án phục vụ lợi ích của cả Nga và EU.
An Bình
Theo Tổ Quốc
Trông đợi gì từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2? Viện nghiên cứu Brooking dẫn ý kiến 3 chuyên gia phân tích những toan tính của hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều khi gặp lại nhau, cũng như kết quả mà cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới có thể mang lại. Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều chuẩn bị gặp lại nhau tại Việt Nam - Ảnh: AP Thành viên Trung...