Chung Hân Đồng dính “lùm xùm” với “The Ring phiên bản Trung”
Có sự góp mặt của ngôi sao đình đám Chung Hân Đồng, lại được coi là The Ring phiên bản Trung nên Midnight Angel (tên trước đây là Bán dạ hung mộng) thu hút khá nhiều sự quan tâm của dư luận.
Bộ phim đã bắt đầu gia nhập vào “cuộc chiến phòng vé” cuối năm của màn ảnh Trung Quốc từ ngày 25/11 vừa qua. Thế nhưng, vừa khởi chiếu chưa được bao lâu thì tác phẩm này đã dính vào một vụ lùm xùm khá ầm ĩ với nữ chính Chung Hân Đồng.
“Midnight Angel” được coi là “The Ring” phiên bản Trung
Vụ việc này liên quan đến các hoạt động tuyên truyền của phim. Theo như kế hoạch từ trước, Chung Hân Đồng và các diễn viên trong đoàn làm phim sẽ tham dự buổi họp báo nhằm quảng bá cho tác phẩm. Thế nhưng, trước thềm sự kiện trên 1 ngày, nhà sản xuất mới nhận được tin là tất cả diễn viên sẽ không đến. Vậy là dù không muốn nhưng công ty đành buộc phải hủy bỏ buổi họp báo và tất cả các buổi tuyên truyền khác trong lịch trình.
Video đang HOT
Vụ lùm xùm lần này của “Midnight Angel”…
…liên quan đến các hoạt động quảng bá
Điều tra căn nguyên của sự thất hẹn này, công ty sản xuất mới “mò” được rằng: hóa ra nguồn gốc sự việc là từ diễn viên nữ chính Chung Hân Đồng. Tấm ảnh của cô nàng và một nam diễn viên trong phim bị ai đó lợi dụng để thực hiện những quảng cáo thiếu lành mạnh. Việc này khiến Hân Đồng và công ty quản lý vô cùng tức giận. Thế nên, họ đã hủy hết tất cả các hoạt động tuyên truyền mà không suy tính thiệt hơn.
Tuy là rất “oan uổng” nhưng hành động vắng mặt của Chung Hân Đồng khiến phía bên công ty sản xuất phim vô cùng tức giận. Tiện lúc “nước sôi lửa bỏng” thế này, một nhân viên trong công ty còn “thêm dầu vào lửa” rằng đây không phải lần đầu tiên Chung Hân Đồng vắng mặt trong chuỗi hoạt động quảng bá của Midnight Angel. Chính vì vậy mà người đẹp đình đám này đang bị đối phương lên án vì sự thiếu chuyên nghiệp.
Nghiêm trọng hơn, sự vắng mặt của Chung Hân Đồng trong các hoạt động quảng bá còn ảnh hưởng phần nào đến doanh thu của bộ phim. Đã khởi chiếu được một thời gian nhưng doanh thu của Midnight Angel cũng không mấy khả quan. Chính điều này đã làm cho phía công ty sản xuất càng “phát điên” và đánh tiếng rằng sẽ phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho bên mình.
Theo PLXH
Du lịch miền Tây hoang dã cùng tắc kè hoa 'Rango'
Mang phong cách phim Spaghetti Western cổ điển của những năm 1960, "Rango" là siêu phẩm hoạt hình đầu tiên của năm nay được trình chiếu tại VN và cùng thời điểm với Bắc Mỹ (4/3).
Tháng 3 hàng năm luôn là thời điểm sôi động của các rạp chiếu VN với những tác phẩm điện ảnh đa dạng, thuộc cả hai dòng phim nghệ thuật và giải trí. Trong tháng này, bên cạnh những bộ phim có tính hàn lâm cao như Black Swan, 127 Hours, khán giả VN cũng sẽ được "phiêu lưu" cùng những sản phẩm hoạt hình mới của Hollywood như Rango hay Mars Needs Mom. Rango là phim hoạt hình đầu tiên của đạo diễn Gore Verbinsky, người đã làm nên thành công cho phim kinh dị The Ring và ba phần đầu của Cướp biển Caribbean. Rango được làm theo phong cách phim miền Tây kiểu Italy (Spaghetti Western) rất thịnh hành ở Hollywood vào thập niên 1960 nhưng theo một hướng đi hoàn toàn mới mẻ.
Phim bắt đầu với những giai điệu guitar đặc trưng của miền viễn Tây, một chú tắc kè hoa lòe loẹt không tên vô tình bị lạc vào sa mạc Mojave. Giữa cái nóng như đổ lửa, chú tắc kè nhỏ bé, nhút nhát đi khắp nơi để tìm nước uống mà không có. Cuối cùng, chú lạc tới Dirt, một thị trấn đầy sỏi đá và khô cằn. Nước lưu trữ trong thị trấn đã dần cạn kiệt, người dân luôn sống trong sợ hãi bởi sự thống trị độc tài của tên thị trưởng Rùa cạn, rắn chuông Jake, những tên quái vật Gila đeo súng và cả một con diều hâu khổng lồ dữ dằn. Chú tắc kè tự chọn cho mình cái tên Rango và tạo ra một câu chuyện phiêu lưu vĩ đại để hòa nhập với mọi người tại thị trấn Dirt.
Tài tử Johnny Depp lồng giọng cho nhân vật chính của phim - Rango. Ảnh: Paramount.
Một tình huống bất ngờ đã biến Rango thành người hùng mới của thị trấn. Chú được phong là Cảnh sát trưởng, có nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh và đặc biệt là phải bảo vệ số lượng nước ít ỏi trong thị trấn. Tự tin với vai trò mới, Rango rất hãnh diện khi được mọi người kính nể nhưng chú không biết rằng mình sắp phải đối mặt với cả một tá rắc rối xảy đến khi có kẻ đột nhập vào ngân hàng chứa và lấy đi tất cả số nước dùng trong 5 ngày của dân làng. Cùng lúc đó còn xuất hiện tin đồn có kẻ bẻ quặt đường ống, đổ nước ra sa mạc. Rango sẵn sàng liều một phen để thực hiện sứ mệnh mà chú chưa bao giờ nghĩ tới - trở thành một anh hùng thực thụ.
Được trình chiếu với chất lượng Digital kỹ thuật số nên hiệu ứng hình ảnh của Rango khác hẳn so với những phim nhựa thông thường. Ánh sáng, màu sắc, độ tương phản rất cao và sắc nét, hình ảnh các nhân vật trong phim nổi bật tới từng chi tiết nhỏ. Hiệu ứng âm thanh của Rango cũng rất tốt, kết hợp với những thước phim đẹp mắt Digital hoàn toàn thỏa mãn phần nghe và nhìn cho khán giả. Cách xây dựng nhân vật cũng gây ấn tượng mạnh mẽ. Mặc dù có hơn 30 nhân vật với những tạo hình khác nhau, người xem vẫn nhận ra được những nét đặc trưng riêng của chúng, như cô nàng thằn lằn Beans luôn đông cứng trong những trường hợp đặc biệt, chú chuột xấc láo Priscilla, Jake - con rắn chuông mưu mô, xảo quyệt hay Angelique - nữ trợ lý cáo lẳng lơ của thị trấn...
Hình ảnh ngộ nghĩnh và kỳ quái của các nhân vật trong "Rango". Ảnh: Paramount.
Nổi bật nhất vẫn là Rango - nhân vật trung tâm của phim. Chú tắc kè hoa có tính tình nhút nhát, thích ba hoa bốc phét, "thùng rỗng kêu to" được khắc họa rõ nét với lối "diễn xuất" thể hiện nhiều qua giọng nói có phần tưng tửng, lẻo mép của tài tử Johnny Depp. Chất lượng hình ảnh giàu cảm xúc của công nghệ 2D Digital cũng khiến Rango trở nên "thật" hơn, khán giả đôi khi cứ ngỡ mình đang theo dõi một nhân vật người thật, chứ không phải là một con tắc kè hoa nữa. Trang phục của Rango cũng gây nhiều ấn tượng. Ở nửa đầu phim, chiếc áo sơ mi hoa phong cách Hawaii khiến cho chú tắc kè hoa này đã lòe loẹt lại càng điệu đà hơn. Nhưng sau đó, bộ đồ cảnh sát trưởng lại khiến Rango trông rất "ngầu" và thu hút sự chú ý của khán giả.
Rango mang đậm những nét đặc trưng của kiểu phim cao bồi vốn rất thịnh hành ở Hollywood ngày trước. Một nhân vật mới bước vào thị trấn và làm thay đổi mọi thứ, sau một vài sự hiểu lầm và bị kẻ xấu hãm hại thì anh ta bỏ đi rồi một thời gian ngắn sau quay trở lại giúp dân làng đòi lại công lý. Bối cảnh đặt tại một thị trấn khô cằn với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, những màn đọ súng giữa các tay cao bồi viễn Tây, những cuộc chạy đua trên sa mạc trải đầy nắng gió, những quán bar với rượu Tequila... là những nét đặc trưng chỉ có ở phim miền Tây. Tuy nhiên, thay vì người đóng thì đạo diễn Gore Verbinski đi theo một hướng đi mới là đặt các nhân vật hoạt hình với những chi tiết vui nhộn vào trong khuôn hình của một bộ phim cao bồi. Chính điều đó làm nên cái sự "quái" và độc đáo cho Rango.
"Rango" có nhiều chi tiết hài hước, gây cười cho khán giả. Ảnh: Paramount.
Âm nhạc là một trong những yếu tố nổi bật của Rango. Nhà soạn nhạc lừng danh Hans Zimmer, người đã góp phần tạo nên thành công cho Inception, The Dark Knight, Megamind hay Kungfu Panda, khiến cuộc phiêu lưu của chú tắc kè Rango trở nên cảm xúc hơn với những giai điệu guitar lúc vui nhộn, réo rắt, lúc lại thấm đẫm chất tự sự. Tiếng sáo đặc trưng của phim cao bồi ngày trước cũng được sử dụng trong rất nhiều trường đoạn của bộ phim. Hans Zimmer phát biểu: "Câu hỏi được đặt ra là bạn có thể chuyển đổi từ nhạc duyệt binh Italy sang dân ca hay những bài hát đồng quê và âm thanh của sa mạc hay không? Âm nhạc trong Rango rất đa dạng, đôi lúc thì rất nghiêm túc và tâm lý, nhưng cũng có lúc ngờ nghệch. Tôi nghĩ đó là một điểm mạnh của phim - những cảm xúc đan xen".
Nội dung của Rango không có gì mới, vẫn là chuyện một người bình thường trở thành người hùng nhưng thông điệp "tại sao phải lu mờ khi bạn có thể tỏa sáng" được thể hiện theo một cách kể rất thu hút. Tuy nhiên, thời lượng 107 phút của Rango là hơi dài đối với một bộ phim hoạt hình. Tính châm biếm và triết lý về môi trường cũng không thực sự phù hợp lắm với đối tượng thiếu nhi, chưa kể tạo hình các nhân vật dù đẹp và sắc nét nhưng lại không dễ thương mà rất xù xì. Lời thoại cũng hơi dài dòng, đôi chỗ tạo cảm giác dàn trải. Tuy nhiên, tính giải trí của Rango vẫn rất cao. Với những khán giả muốn tìm xem một bộ phim hoạt hình mang phong cách mới mẻ, có phần hơi "quái quái" hay muốn du lịch tới miền viễn Tây nước Mỹ thì Rango là một lựa chọn thích hợp trong tháng này.
Rango được trình chiếu tại Việt Nam từ ngày 4/3 với chất lượng 2D Digital kỹ thuật số.
Theo VNExpress
Điểm danh các mỹ nữ cổ trang đẹp nhất Trung Hoa Từ những bộ phim truyền hình cổ trang ăn khách, màn ảnh Trung Quốc đã sản sinh ra không ít những mỹ nhân cổ trang nổi tiếng. Cùng chúng tớ điểm lại những cái tên kinh điển nhất nhé! Thập niên 80 - 90: Thời kỳ thăng hoa của những người đẹp quý phái Trần Hiểu Húc và vai diễn Lâm Đại Ngọc...