Chủng Delta hoành hành, bệnh viện Nhật Bản quá tải vì bệnh nhân Covid-19
Nhật Bản ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày tăng cao do biến chủng Delta, gây áp lực rất lớn lên hệ thống y tế.
Số ca Covid-19 nặng tại Nhật Bản đã tăng lên mức cao mới, gây áp lực lớn cho hệ thống y tế (Ảnh: AFP).
Nhật Bản đang chứng kiến làn sóng Covid-19 đáng lo ngại do biến chủng Delta hoành hành khi số ca nhiễm mới mỗi ngày tăng đột biến.
Trên cả nước, lần đầu tiên số ca nhiễm một ngày lên mức 20.000 hôm 13/8. Trong ngày 17/8, số ca nhiễm là 19.955, trong khi số bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt hoặc cần hỗ trợ sự sống đã tăng ở mức đáng lo ngại là 1.646 ca.
Thủ tướng Yoshihide Suga nói trong một cuộc họp báo ngày 17/8 rằng làn sóng lây lan dữ dội do chủng Delta là “hoàn toàn bất ngờ”.
Trong bối cảnh hệ thống chăm sóc y tế của Nhật Bản bên bờ vực sụp đổ, các bệnh viện công chỉ có thể tiếp nhận các ca nhiễm nặng – được định nghĩa là những người bị viêm phổi nặng hoặc cần máy thở.
Người bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng được cách ly tại nhà. Theo hệ thống cách ly tại nhà này, chính quyền phát máy đo ôxy và yêu cầu các bác sĩ tư vấn điều trị trực tuyến.
Kể từ giữa tháng 8, hơn 20.000 bệnh nhân Covid-19 ở Tokyo đã được yêu cầu cách ly ở nhà và theo dõi nồng độ ôxy trong máu. Hiện tại, số ca cách ly tại nhà đã tăng hơn 8 lần so với một tháng trước và gấp đôi so với hồi đầu tháng 8.
Video đang HOT
Cô Takano (không phải tên thật), 40 tuổi, kể lại nỗ lực gọi xe cấp cứu cho chồng cách đây 2 tuần, khi lượng ôxy trong máu giảm xuống 94% và cảm thấy khó thở.
“Tôi được trung tâm y tế công cộng thông báo bây giờ họ chỉ có thể điều động xe cấp cứu cho những trường hợp có nồng độ oxy trong máu dưới 90%, vì vậy tôi sẽ phải tự xoay xở”.
Ngày hôm sau, kết quả đo oxy của chồng cô giảm xuống 90%, nhưng khi xe cấp cứu đến, nồng độ oxy đã tăng trở lại 94%. “Các bác sĩ cho biết họ phải tuân theo hướng dẫn của trung tâm y tế công cộng và không thể cho anh nhập viện”, cô nói. Cuối cùng, cô đã nhờ một bác sĩ chuyển một máy ôxy đến nhà.
Bác sĩ Kazuma Tashiro, giám đốc Phòng khám chăm sóc tại nhà Hinata, nói ông đã nhận được nhiều cuộc gọi như vậy từ bệnh nhân Covid-19 nhưng mọi việc đang quá tải.
“Những bệnh nhân nhẹ có thể đột ngột chuyển nặng, nhưng điều này không có nghĩa là họ có thể nhập viện ngay lập tức. Đây là điều đáng lo ngại”, ông cho biết thêm.
Trong một trường hợp khác, một nam bệnh nhân khoảng 30 tuổi sống một mình đã hồi phục sức khỏe tại nhà được một tuần thì nồng độ ôxy trong máu đột ngột giảm xuống dưới 70%. Anh đã kịp gọi xe cấp cứu, nhưng phải đợi bên trong xe hơn 6 giờ để các nhân viên y tế tìm kiếm giường bệnh còn trống.
Không chỉ giường bệnh mà xe cấp cứu cũng đang thiếu hụt.
Theo Cơ quan Quản lý Thảm họa và Hỏa hoạn, trong tuần bắt đầu từ ngày 9/8, một con số kỷ lục 3.361 cuộc gọi xe cấp cứu không thể thực hiện trên khắp Nhật Bản, bao gồm cả các ca không liên quan đến Covid-19. Hơn một nửa trong số này ở Tokyo.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cảnh báo, biến chủng Delta dễ lây nhiễm hơn chiếm từ 80 đến 90% tổng số ca bệnh ở Tokyo. Vì vậy, chính sách cách ly tại nhà có thể dẫn đến nhiều ca lây nhiễm hơn trong các gia đình.
Theo trang mạng Thông tin Phòng chống Thiên tai Tokyo, trong tuần cuối cùng của tháng 7, hơn 60% ca lây nhiễm là do lây trong gia đình.
Tại Osaka, Thống đốc Hirofumi Yoshimura thông báo sẽ chuyển sang hướng cách ly tại khách sạn đối với những bệnh nhân được coi là trong tình trạng ổn định và có thể đặt thêm giường cho những ca nặng.
Phát biểu trước báo giới, Thống đốc Yoshimura cho biết, động thái này là nhằm ngăn chặn các ca bệnh nặng gia tăng vì các bác sĩ và y tá sẽ túc trực tại khách sạn để chăm sóc bệnh nhân.
Tính đến ngày 17/8, hơn 8.700 bệnh nhân đang được cách ly tại nhà và 2.450 người bị cách ly tại các khách sạn ở Osaka. Tại Tokyo, con số lần lượt là hơn 22.000 và 1.600.
Báo động nguy cơ chủng Lambda kháng vắc xin lan rộng ở Mỹ
Biến chủng Lambda với khả năng kháng vắc xin Covid-19 đã xuất hiện tại hàng loạt bang ở Mỹ.
Người Mỹ tiêm vắc xin tại Indiana năm 2020 (Ảnh: Reuters).
Còn được gọi là C.37, biến chủng Lambda lần đầu tiên được phát hiện ở Peru vào tháng 11/2020. Peru là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19, với 595 ca tử vong trên 100.000 người - tỷ lệ cao hàng đầu thế giới.
Theo sáng kiến khoa học toàn cầu GISAID, biến chủng Lambda đã lan rộng đến 41 quốc gia trên thế giới. Lambda đang có nguy cơ trở thành biến chủng chủ đạo ở Nam Mỹ, khiến số ca nhiễm tăng cao ở Argentina, Colombia, Ecuador, Chile, Uruguay và Paraguay.
"Hiện có hơn 1.300 ca nhiễm Lambda (C.37) ở Mỹ tính đến ngày 4/8 và biến chủng Lambda đã được xác nhận ở 44 bang", một người phát ngôn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nói với Newsweek .
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại Lambda là "biến chủng đáng quan tâm", có nghĩa là biến chủng này bị nghi ngờ có khả năng lây nhiễm cao hơn so với chủng ban đầu hoặc có khả năng kháng vắc xin cao hơn. Khi có thêm bằng chứng cho thấy một biến chủng đạt được cả 2 điều kiện trên, nó sẽ được phân loại lại là "biến chủng đáng lo ngại".
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản lo ngại rằng việc phân loại biến chủng Lambda là "biến chủng đáng quan tâm" sẽ làm giảm mối đe dọa tiềm ẩn từ biến chủng này.
"Vì Lambda chỉ được coi là biến chủng "đáng quan tâm", nên có thể coi biến chủng này không phải là mối đe dọa hiện thời so với các "biến chủng đáng lo ngại" khác của Covid-19. Tuy nhiên, do biến chủng Lambda tương đối kháng vắc xin, nên biến chủng này có khả năng gây ra ca nhiễm đột phá (những người vẫn bị mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin)", nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết.
Theo một số chuyên gia, khả năng lây nhiễm của biến chủng Lambda được cho là không lớn như biến chủng Delta.
1.300 trường hợp được xác nhận nhiễm biến chủng Lambda ở Mỹ chiếm chưa đến 0,2% số ca nhiễm mới. Ngược lại, CDC cho biết biến chủng Delta hiện chiếm 93% số ca nhiễm mới. Cho đến nay, CDC vẫn chưa phân loại Lambda là biến chủng "đáng quan tâm" hay "đáng lo ngại".
Tuy vậy, việc hàng loạt bang ở Mỹ đã ghi nhận ca nhiễm biến chủng Lambda, trong đó có Texas, South Carolina, Georgia và Maryland, khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng biến chủng này có khả năng lây nhiễm như thế nào và liệu nó có gây ra mối đe dọa tiềm ẩn như biến chủng Delta hay không.
"Từ những gì chúng ta đã thấy ở Nam Mỹ bây giờ, biến chủng Lambda dường như dễ lây lan hơn so với các chủng ban đầu của virus corona", Rachel Graham, phó giáo sư khoa dịch tễ học tại Đại học Bắc Carolina, cho biết.
Mặc dù chưa trở thành biến chủng chủ đạo ở Mỹ, nhưng Lambda vẫn là chủng virus nổi trội tương tự Delta trước đây.
"Nếu biến chủng này có thể phá vỡ khả năng miễn dịch ở những bệnh nhân từng nhiễm bệnh trước đó theo cách tương tự Delta, chúng ta có thể chứng kiến một làn sóng dịch bệnh khác trong thời gian 6 tháng mà số ca nhiễm chủ yếu là Lambda hoặc liên quan đến Lambda", Graham nói.
Theo các nhà khoa học, cách tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan Lambda là tiêm chủng vắc xin.
Nhật Bản cảnh báo Covid-19 "lây lan chưa từng có" Giới chức y tế Nhật Bản cảnh báo, Covid-19 đang lây lan với tốc độc "chưa từng có" khi số ca nhiễm mới ở Tokyo lên kỷ lục. Dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh ở Tokyo và một số địa phương của Nhật Bản (Ảnh: Reuters). Phát biểu trước quốc hội hôm nay 4/8, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Norihisa Tamura cho...