Chứng cuồng con đầu lòng
Chẳng phải mẹ ghét bỏ gì tôi, chẳng qua bà quá yêu cuồng đứa cháu đầu tiên của dòng họ nên đâm ra độc quyền mà bà không hề nhận thấy.
Lần đầu tiên trong gia đình có tiếng khóc trẻ thơ. Đứa trẻ là món quà chung của dòng họ, thế nhưng, người lớn trong nhà muốn chiếm hữu đứa bé cho riêng họ với lý do đó là “cháu duy nhất của bà”, “con duy nhất của mẹ”. Liệu đấy có phải là suy nghĩ ích kỷ?
“Tôi như người đẻ thuê”
Tại trung tâm Tư vấn hôn nhân gia đình, đường Pasteur, quận 3, TP.HCM, một phụ nữ tên Hương, 32 tuổi, bức xúc nói với chuyên viên tâm lý: “Một tuần sau khi sinh trở về nhà, tôi đã bị cô lập với con mình. Mẹ chồng tôi ôm cháu về phòng bà, ăn, ngủ, vệ sinh, tất tật mọi thứ bà đều giành làm, nói là để thời gian cho tôi nghỉ ngơi. Nhưng mỗi lần tôi bước sang ôm con, bà cứ ngó nghiêng, trách bóng trách gió rằng tôi mới sinh con đầu lòng, chăm thằng bé không khéo. Tôi chẳng khác gì một người đẻ thuê, mà người thuê tôi chính là mẹ chồng!
Chồng tôi vào cuộc thì mẹ lại khóc than “anh hùa theo vợ”. Tôi bị stress vì những cảnh đó, con mình mà mình không được quyền chăm sóc. (ảnh minh họa)
Chẳng phải mẹ ghét bỏ gì tôi, chẳng qua bà quá yêu cuồng đứa cháu đầu tiên của dòng họ nên đâm ra độc quyền mà bà không hề nhận thấy. Mẹ ruột tôi vào thăm cháu ngoại, rồi bà con hai bên đến thăm, ôm thằng bé chưa được dăm phút thì mẹ chồng tôi đã vội vã “giựt” cháu lại, mang ra chỗ khác. Cháu mới bảy tháng tuổi mà được bà nội nhiều lần to nhỏ vào tai: “Cháu bà là số một, sau này có một tá cháu bà cũng chỉ yêu mỗi cháu thôi. Cái nhà này, cơ ngơi này bà dành cho cháu hết”. Tôi nhiều lần toan phân tích cho mẹ hiểu những hành vi không đúng đó, nhưng liền sau đó mẹ chiến tranh lạnh với tôi có khi cả tháng.
Chồng tôi vào cuộc thì mẹ lại khóc than “anh hùa theo vợ”. Tôi bị stress vì những cảnh đó, con mình mà mình không được quyền chăm sóc. Nhưng chẳng lẽ vì vậy mà tôi đòi ly hôn để được bên con nhiều hơn…” Vậy nên chị Hương đã tìm đến chuyên gia tâm lý, nhờ giúp chị tìm hướng ra cho gia đình. Chuyên gia tâm lý Hồ Thị Tuyết Mai, trung tâm Tư vấn tình yêu – hôn nhân – gia đình TP.HCM (thuộc hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam) đã khuyên chị: “Thường đó là tâm lý chung của những người bà khi có đứa cháu đầu tiên trong gia đình. Yêu thương cuồng nhiệt, không thể cất đâu cho hết tình cảm đó đã làm cho con người ta trở nên ích kỷ.
Video đang HOT
Để giữ hoà khí, trước tiên người con dâu phải thông cảm với mẹ chồng, rồi dần dà sẽ tìm cách lý giải, khuyên can cho bà hiểu. Có thể cần sự đóng góp từ những thành viên khác như chồng, bố chồng và các anh chị bên nhà chồng. Sau một giai đoạn, bà nội sẽ tự nhận ra tình cảm thái quá này và sẽ thay đổi. Đôi khi, người mẹ cũng phải quyết liệt với việc chăm sóc, yêu thương một đứa trẻ như thế nào cho đúng cách. Bởi, chỉ có người mẹ mới biết được đứa con cần những gì, và làm những gì tốt nhất cho con. Bà nội, bà ngoại chỉ nên đứng bên cạnh hỗ trợ khi cần thiết”.
Không sinh con thứ, ngại chia tình cảm
Nhiêu người mẹ trẻ sau khi sinh con đầu lòng, không muốn nghĩ đến chuyện sinh đứa nữa. Họ không muốn san sẻ tình yêu mà họ trót dành cho đứa đầu tiên. Suy nghĩ này gặp không ít trở ngại, nhất là trong những đại gia đình hiếm con. Lê Hằng, chuyên viên truyền thông, cho biết: “Con gái tôi được bốn tuổi. Thời điểm này tôi có thể sinh đứa tiếp theo, nhưng tôi không muốn. Con gái tôi như thiên thần từ lúc mới chào đời.
Tuy nhiên, sau một thời gian khi trẻ lớn lên, thì người mẹ sẽ nhận ra họ nên hay không nên sinh thêm đứa nữa. (ảnh minh họa)
Tôi sinh thường rất dễ dàng, đau bụng chỉ hai tiếng đồng hồ là gặp em bé ngay. Mọi sự nuôi dưỡng, chăm sóc con với tôi đều rất nhẹ nhàng, chẳng một ngày căng thẳng. Nhưng quan trọng, cứ nhìn con là tôi mê đắm mê cuồng. Xa con dăm mười phút tôi chịu không nôi. Ông xã bảo chúng tôi nên sinh đứa nữa để tôi bớt chứng cuồng con. Tôi sợ lắm, sợ trong nhà xuất hiện thêm em bé thì tình cảm của tôi dành cho con sẽ giảm đi”.
Không ít bà mẹ trẻ cùng suy nghĩ như chị Lê Hằng, không muốn sinh đứa thứ hai không phải vì kinh tế, sức khoẻ không cho phép, mà vì sợ làm tổn thương tình yêu dành cho con đầu lòng. Hiện tượng này được chuyên viên tâm lý Trần Văn Dương, giám đốc trung tâm Tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em TP.HCM, lý giải: “Đứa con đầu lòng lúc nào cũng đem lại những ấn tượng quá đặc biệt đối với cha mẹ, ông bà. Chính vì sự đặc biệt này, nhiều cha mẹ, ông bà mới nghĩ rằng đây là đứa trẻ của họ, và chỉ duy nhất đứa trẻ này mà thôi.
Tuy nhiên, sau một thời gian khi trẻ lớn lên, thì người mẹ sẽ nhận ra họ nên hay không nên sinh thêm đứa nữa. Đừng sợ tình cảm giữa những đứa con không được như nhau, vì bản năng làm cha mẹ sẽ giúp bạn cân bằng tình cảm dành cho các con. Nên nhớ rằng, có thêm đứa con nữa, tình cảm của bạn sẽ được bồi đắp gấp đôi. Đừng vì những suy nghĩ nhất thời rồi yêu thương con trẻ một cách mù quáng, có khi tác động không tốt đến tâm lý trẻ thơ”.
Theo VNE
Ngày ở cữ, mẹ chồng đối xử tồi tệ với tôi
Tôi càng khóc tôi càng hận, tôi hận mẹ anh, cực chẳng đã sinh đẻ tôi mới nhờ bà chăm sóc, chứ khỏe mạnh thì tôi đâu dám.
Tôi viết những lời này không mong sự đồng cảm từ các bạn, tôi sẵn sàng chịu ném đá vì tôi biết liên quan tới mẹ chồng là sẽ liên quan với vấn đề nhạy cảm, mà tôi cần ở các bạn lời góp ý chân thành. Trước đây tôi thương và kính trọng mẹ chồng của tôi vô cùng, khi tôi buồn chồng tôi (vì anh rất hay nhậu), tôi hay tâm sự cùng bà. Hay khi không hiểu về đạo (bên chồng đạo Thiên Chúa) tôi cũng hay hỏi bà. Vì chồng tôi có công ty riêng nên tôi nghĩ làm về phụ sổ sách cho anh. Lúc lấy nhau chúng tôi không ở nhà ba mẹ anh mà ra ở nhà thuê.
Mỗi lần ra thăm chúng tôi, bà hay than hết tiền là tôi đưa cho bà không mảy may suy nghĩ. Có lúc mua cho bà hộp sữa, mua hộp bánh biếu bà. Tôi có thai, gần tới ngày sinh, vợ chồng tôi tính vì là con so nên về bên ngoại 2 tháng nhưng khi xuất viện em bé bị vàng da nên phải theo dõi. Thế là mọi dự định đều không thành nên tôi nghĩ về sợ anh lo, ảnh hưởng tới công việc. Tôi dọn về nhà mẹ chồng ở cùng mẹ đẻ.
Có lẽ vì từ ngày lấy anh tôi không sống chung với mẹ chồng, không va chạm nên không biết được tính tình của bà như thế nào. Nên mọi lời nói tôi đều rất cẩn trọng, mọi việc diễn ra tốt đẹp mấy ngày đầu. Mẹ chồng tôi tỏ ra vui vẻ tiếp mẹ tôi ở lại, xưng hô "chị chị, em em" ngọt ngào, tôi cũng vui vui, nhưng mấy ngày sau đó thì...?
Có lẽ vì từ ngày lấy anh tôi không sống chung với mẹ chồng, không va chạm nên không biết được tính tình của bà như thế nào. (ảnh minh họa)
Sự việc bắt đầu khi sữa tôi rất nhiều nhưng trong vắt, bác sĩ khuyên tôi nên vắt sữa trong bỏ bớt cho bé uống sữa đục để bé tăng cân. Lúc đó cũng có mặt của bà ở đó, nhưng ngày nào bà cũng cho bé uống nước, mỗi lần uống rất nhiều, uống cam với mật ong nữa. Tôi nhỏ nhẹ góp ý với bà đừng cho bé uống nước, thế mà bà đùng đùng nổi giận, nói những lời không mấy êm tai. Từ đó về sau bà luôn tỏ thái độ kỳ quặc với tôi.
Bữa chiều đó bà làm cho tôi 1 món ăn là sườn heo luộc cũng không phải mà chiên cũng không phải. Nó trắng bệt, mặc dù nhìn thấy sợ nhưng tôi cũng ráng ăn vì sợ bà buồn. Nhưng sáng hôm sau lại tiếp tục món đó. Lần này không phải 1 miếng mà 2 miếng, tôi vẫn ăn cơm, nhưng không ăn với món đó mà ăn với chuối hấp. Thế là bà mặt nặng mày nhẹ xuống nói với mẹ tôi: "Phải chi nó là con ruột tôi, tôi còn biết nuôi, đằng này nó là con dâu". Mẹ tôi bỏ dở thau đồ lên nói với tôi: " Mẹ chồng con nấu mà sao con không ăn". Tôi nói: "Con vẫn ăn cơm với chuối mà, thịt ngán quá với lại nó còn trắng quá nên con không ăn". Vậy mà bà nghe được đùng đùng nổi giận, điện thoại cho chồng tôi khóc lóc, nói là tôi ăn gì cũng chê.
Chẳng những vậy bà còn điện cho chị chồng và ba chồng tôi nữa, rồi bà "giận cá chém thớt" giận luôn mẹ của tôi. Bà nói từ nay mẹ tôi tự nấu ăn cho tôi, bà không nấu nữa, rồi bà nói tự mẹ tôi đi chợ luôn chứ. Trong khi mẹ tôi vì thương tôi nên ở lại chủ yếu là lo tắm gội cho tôi, khi tôi cần gì sợ tôi ngại mẹ sẽ làm giúp, phụ giặt giũ, chứ mẹ tôi ở quê làm gì mà biết đường thành phố mà đi chợ. Nhà là nhà của mẹ chồng tôi, dù gì mẹ tôi cũng là khách làm sao mà tự nhiên như ở nhà mà xuống bếp nấu nướng, đồ ăn mẹ chồng tôi bỏ vô tủ lạnh hết mẹ tôi cũng không dám lấy ra nấu. Nói là làm mẹ chồng tôi bỏ không thèm nấu cho tôi ăn nữa, mẹ tôi sợ tôi đói, không ăn sẽ không có sữa cho con bú nên đành xuống bếp thấy có gì nấu đó.
Trong khi mẹ tôi lo giặt giũ, nấu nướng thì mẹ chồng tôi ngồi kế giường tôi, bắt đầu giảng đạo tôi. Bà hỏi tại sao tôi không đi xin tội trước khi sinh vào ngày lễ Phục Sinh? Bà nói bà thất vọng về tôi, rồi bà nói tôi được mẹ tròn con vuông là do bà cầu nguyện mới được, rồi nói vợ chồng tôi không chịu làm việc bác ái..... Tôi im lặng nghe bà giảng đạo nhưng trong lòng tôi buồn nhiều lắm, rồi bà có ác cảm với bất cứ những gì mẹ tôi làm. Bà nói với tôi: "Làm gì chị cứ giặt đồ hoài vậy?". Thật sự lúc đó mọi sự tôn kính của tôi về bà đều sụp đổ, trước đây tôi với bà hợp nhau về đạo lắm, không hiểu gì là tôi thường hỏi bà, bà giảng say sưa, vì bà rất sùng đạo. Tôi ngồi nghe chăm chú, những tháng cuối thai kỳ, phần vì chồng tôi nhậu nhẹt nên không chở tôi đi nhà thờ, phần vì mệt mỏi tôi không tự chạy xe được, thế mà bà nói thất vọng về tôi. Thế là từ giây phút đó tôi không còn dám cùng bà bàn luận về đạo nữa.
Trong khi mẹ tôi lo giặt giũ, nấu nướng thì mẹ chồng tôi ngồi kế giường tôi, bắt đầu giảng đạo tôi. (Ảnh minh họa)
Tình hình căng thẳng mấy ngày trời, tôi khóc rất rất nhiều, mẹ tôi lủi thủi làm công việc giặt giũ, nấu ăn. Mẹ tôi thấy bà để ra cái gì là nấu cái đó, mấy ngày trời ăn uống tạm bợ tôi không có sữa, bị táo bón kinh khủng, mẹ tôi thấy tôi khóc nhiều nên sợ vì tôi mới sanh còn non ngày tháng nên dù mẹ chồng tôi làm gì nói gì mẹ tôi tỏ ra bình thường, vui vẻ như không có gì hết. Mẹ an ủi tôi: "Con đừng khóc, phụ nữ mới sinh mà khóc không tốt đâu, mẹ thương con nên mới ở đây, mẹ không sao hết".
Nghe mẹ nói tôi càng thương mẹ tôi nhiều hơn, những ngày đó căng thẳng vô cùng, tôi mong chồng tôi vô thăm mẹ con tôi lắm, chỉ cần anh vô là tôi an ủi phần nào. Nhưng không, anh trốn tránh, tôi biết anh đi nhậu có đêm tới 12h mới về. Mặc dù chiều là tôi trông và nhắn tin kêu anh vô thăm mẹ con tôi, nhưng anh chẳng thèm vô, phần vì mẹ chồng phần vì anh vô trách nhiệm khiến tôi chán nản vô cùng. Tôi khóc vì sự phụ phàng không như tôi nghĩ, mỗi khi vô thăm mẹ con tôi anh đều gọi điện rủ bạn bè đi nhậu, sao cuộc nhậu ngà ngà là vô nhìn con 1 chút rồi về, chứ không thèm ngủ lại mặc dù đó là nhà ba mẹ anh.
Tôi càng khóc tôi càng hận, tôi hận mẹ anh, cực chẳng đã sinh đẻ tôi mới nhờ bà chăm sóc, chứ khỏe mạnh thì tôi đâu dám. Vậy mà bà đã không màng tới sức khỏe của tôi trong khi vừa mới sanh, tạo ra một không khí nghẹt thở, để tôi phải u buồn, uất ức. Tôi hận anh, làm chồng làm cha vô trách nhiệm, tôi trách bản thân mình đã quá tin tưởng mẹ chồng, vì sợ chồng lo lắng ảnh hưởng tới công việc nên tôi về nhà cho mẹ anh lo. Tôi gạt nước mắt tự nhủ từ nay mình không nghĩ cho ai nữa hết, tôi cũng không còn cảm hứng nhắn tin kêu anh vô thăm mẹ con tôi nữa.
Tôi thật không ngờ cuộc sống hôn nhân, mẹ chồng nàng dâu lại thế này. Tại sao những người làm mẹ chồng lại không hiểu cho tấm lòng của con dâu. Đó là người yêu thương con trai bà cơ mà. Tôi buồn quá chị em à, tôi phải làm sao?
Theo Eva
Bị coi thường vì không có của hồi môn Làm con dâu của mẹ mà như cái bóng trong nhà, cứ đi về chào hỏi xong lại lên phòng, rồi lại xuống cơm nước. Nghĩ lại ngày nào về ra mắt nhà chồng tương lai, bố mẹ chồng còn đon đả đón tiếp, vồn vã hỏi han câu chuyện vì biết mình có học, có công việc ổn định. Cả họ hàng...