Chung cư tại Hà Nội vận hành thang máy bằng… tăm để chống dịch Covid-19
Nhằm hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bề mặt không đảm bảo vệ sinh trong thang máy, một chung cư tại Hà Nội đã cho cư dân dùng tăm để ấn nút chọn tầng, tránh dịch Covid-19.
Nhằm hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nút bấm thang máy, một chung cư tại Hà Nội đã cho cư dân chọn tầng bằng… tăm xỉa răng – Ảnh Trần Cường
Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, chỉ trong 1 tuần gần đây đã ghi nhận thêm 23 ca nhiễm, khiến người dân không khỏi lo lắng, tìm cách bảo vệ bản thân và gia đình.
Để bảo vệ cư dân, chung cư Hong Kong Tower (phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) đã cho cư dân dùng tăm (loại tăm xỉa răng) để vận hành thang máy, nhằm hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các bề mặt không đảm bảo vệ sinh, như các nút chọn tầng, vận hành thang.
Cư dân chung cư Hong Kong Tower dùng tăm vận hành thang máy – Ảnh Trần Cường
Ông Đặng Thanh Hải, Giám đốc Ban quản lý chung cư Hong Kong Tower, cho biết toàn bộ 14 thang máy của các tòa nhà đều được trang bị cồn để cư dân sử dụng sát khuẩn trước khi lên căn hộ và đi ra ngoài.
Đặc biệt, nhằm hạn chế tối đa việc cư dân tiếp xúc với bề mặt trong thang máy, Ban quản lý đã gắn những miếng xốp cắm nhiều tăm ở vị trí bảng chọn tầng trong thang máy để cư dân sử dụng chọn tầng mà không cần dùng tay bấm.
Theo Ban quản lý tòa nhà, việc làm này tuy không đảm bảo yếu tố thẩm mỹ nhưng phần nào có hiệu quả trong thời kỳ dịch Covid-19 diễn biến phức tạp – Ảnh Trần Cường
Theo ông Hải, việc gắn những miếng xốp cắm đầy tăm trong thang máy tuy chưa đạt về tính thẩm mỹ nhưng phần nào có hiệu quả trong thời gian dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, và được đa số người dân ủng hộ, nghiêm túc thực hiện.
Video đang HOT
“Vào các buổi sáng, chiều, phía tòa nhà sẽ cử nhân viên đi thu lại những chiếc tăm đã qua sử dụng mang đi tiêu hủy, đồng thời, gắn thêm tăm mới cho cư dân sử dụng”, ông Hải cho hay.
Nhân viên bổ sung tăm vào mỗi buổi sáng, chiều cho cư dân sử dụng – Ảnh Trần Cường
Anh Nguyễn Văn Đức (31 tuổi, cư dân của Hong Kong Tower) cho biết, bản thân anh và các cư dân tại đây đều rất đồng tình với phía Ban quản lý tòa nhà, khi cho cư dân dùng tăm để chọn tầng.
“Việc trang bị nước sát khuẩn và tăm cho cư dân chọn tầng, tránh tiếp xúc với các nút bấm rất thiết thực, cho thấy Ban quản lý có trách nhiệm với cư dân cũng như đất nước. Tôi mong rằng mọi cư dân cũng cần có trách nhiệm thực hiện để chung tay đẩy lùi dịch Covid-19″, anh Đức nói.
Cồn sát khuẩn được gắn ở sảnh thang máy cho cư dân sát khuẩn trước khi lên nhà và đi ra ngoài – Ảnh Trần Cường
Mọi người đến chung cư Hong Kong Tower đều được kiểm tra thân nhiệt – Ảnh Trần Cường
Các nhân viên tại đây cũng được trang bị khẩu trang, găng tay để phòng chống dịch Covid-19 – Ảnh Trần Cường
Theo Thanh niên
Hành trình mua đất Hà Nội xây nhà 2,1 tỷ của cặp vợ chồng trẻ Nam Định khi vét sạch của nả tiết kiệm chỉ có 700 triệu
Dù chỉ có trong tay thời điểm ấy là 700 triệu đồng và đi vay 1,4 tỷ thế nhưng cặp vợ chồng trẻ này vẫn quyết định "liều" để có căn nhà đầu tiên của mình.
Đó chính là cặp vợ chồng trẻ Nguyễn Duy Phúc và Phạm Vân Anh, 30 tuổi ở Nam Định. Hiện, họ đang sống trong căn nhà mặt đất mới xây 40m2 tại Đình Thôn, Mỹ Đình, Hà Nội.
Lấy nhau từ khi cả hai chỉ mới 27 tuổi, vợ chồng Phúc - Anh cũng từng đi thuê nhà ở Hà Nội. Tuy nhiên, cuộc sống thuê nhà tạm bợ nên từ những ngày đó, vợ chồng này đã nung nấu ý định sẽ mua đất làm nhà.
Vợ chồng Phúc - Anh đều có thu nhập khá ổn định. Chồng làm quản lý một nhà hàng nên thu nhập được 22 triệu/tháng. Còn Anh làm biên phiên dịch tại một công ty xây dựng lương tháng 20 triệu đồng.
Tổng thu nhập của 2 vợ chồng Phúc Anh là 42 triệu đồng. Trừ thuế thu nhập cá nhân, mỗi tháng vợ chồng trẻ này có trong tay 38 triệu đồng.
Sau 3 năm ở trọ, vợ chồng Phúc Anh đã quyết định tìm mua đất xây nhà ở Đình Thôn, Mỹ Đình
" Một lần ở nhà trọ mưa dột quá nên vợ chồng đã thôi thúc ý định về mua đất làm nhà. Chính bởi thế năm ngoái, cả hai vợ chồng mình đã ráo riết tìm đất gần chỗ làm. Và cuối cùng cũng chọn được mảnh đất 40m2 ở Đình Thôn, Mỹ Đình với giá bán 1,5 tỷ. Thấy mảnh đất đẹp và giá cả hợp lý nên vợ chồng quyết tâm đặt cọc và mua bằng được", chị Anh kể lại ý định mua đất xây nhà của mình.
Thực tế, vợ chồng chị Anh không thích mua chung cư ở mà muốn mua nhà mặt đất. Anh chị cũng không thích mua nhà đã xây sẵn vì sợ xây rối, ở không yên tâm. Vì thế, dù mua đất xây nhà có tốn nhiều thời gian hơn và vất vả hơn nhưng vợ chồng chị đều đồng lòng.
Toàn bộ nội thất trong nhà được người thân và bạn bè tặng
Căn nhà mới xây khang trang của vợ chồng chị
" Vậy là sau 3 năm đi thuê nhà, vợ chồng mình năm ngoái đã mua 1 miếng đất 1 tỷ rưỡi. Sau đó, xây nhà 3 tầng với chi phí khoảng 600 triệu đồng. Trong khi đó, trong tay lúc ấy vét sạch hết tiền trong nhà và mọi khoản tiết kiệm, chỉ có 700 triệu đồng", chị Anh thú nhận.
Theo chị Anh cho biết, vợ chồng chị sẽ đi vay 1,4 tỷ của ngân hàng và cố gắng trả trong thời hạn 8 năm. Do số tiền vay ngân hàng lớn nên mỗi tháng vợ chồng trẻ này đang phải trả ngân hàng 25-28 triệu đồng. Vợ chồng chị chỉ còn lại 10 triệu để lo cho cuộc sống sinh hoạt của 2 vợ chồng và 1 con nhỏ gần 3 tuổi.
" Hiện nay mỗi tháng, vợ chồng mình chỉ còn 10 triệu để lo cho cuộc sống gia đình. Cũng may, chi tiêu tằn tiện thì vẫn đủ. Trừ lúc con ốm đau nhiều tiền thuốc thì phải vay nóng trước nhưng sau vẫn trả được khi có lương. Dù chi tiêu không mấy thoải mái nhưng do có nhà kiên cố để ở nên vợ chồng mình vẫn vững tâm hơn", chị Anh nói.
Hiện vợ chồng chị đã chuyển về căn nhà mới xây khoảng 7 tháng nay
Hiện vợ chồng chị đã chuyển về căn nhà mới xây khoảng 7 tháng nay. Cũng may ngày chuyển về nhà mới, toàn bộ nội thất trong nhà được người thân và bạn bè tặng nên tất cả cũng hòm hòm.
" Nội thất trong nhà ngày chuyển về nhà mới mỗi anh chị em trong gia đình rồi bạn bè tặng một chút. Như bố mẹ chồng tặng bộ sofa, bố mẹ đẻ tặng bộ tủ bếp, giường mới, rèm cửa, thì các anh chị em 2 bên gia đình mua tặng. Thậm chí từ những cây cảnh trồng ngoài ban công cũng được bạn bè, người thân tặng. Vợ chồng mình đỡ hẳn 1 khoản tiền mua sắm", chị Anh kể.
Theo người phụ nữ trẻ này, sau 3 năm thuê nhà, lần đầu tiên được đứng tên trên sổ đỏ, cảm giác của vợ chồng chị rất khó tả vì vừa vui sướng, vừa lo lắng: "Dù vẫn còn nợ đầm đìa ngân hàng và vẫn còng lưng trả nợ mỗi tháng nhưng vợ chồng cũng rất vui sướng, lo lắng, hồi hộp khi đứng tên trên sổ đỏ. Nhất là ngày đầu chuyển về nhà mới, cảm giác rất hạnh phúc. Vợ chồng đều đồng lòng sẽ cùng nhau cố gắng làm lụng và tiết kiệm để trả hết nợ sớm nhất".
Theo Nhịp sống Việt
Phòng chống dịch Covid- 19: Một số người Hàn Quốc không hợp tác Trong khi đa số người nước ngoài hợp tác phòng chống dịch thì một số người Hàn Quốc không phối hợp với cơ quan y tế khiến cán bộ y tế càng thêm khó khăn, vất vả. Cán bộ y tế phường Khương Đình đi kiểm tra tại một khu chung cư trên địa bàn Ảnh: Trần Hoàng Ghi nhận của PV tại...