Chung cư phải xây bãi đỗ trực thăng: Có thực sự cần thiết?
Đề xuất đối với công trình chung cư cao trên 100m phải xây dựng các tầng lánh nạn, bãi đỗ trực thăng để phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy đang được Bộ Xây dựng và Công an Phòng cháy chữa cháy (PCCC) quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, tính khả thi của quy định này đến đâu?
Phục vụ cứu nạn, cứu hộ
Mới đây, tại TPHCM, đã diễn ra Hội nghị về công tác đảm bảo an toàn PCCC đối với các công trình nhà ở chung cư trên địa bàn TPHCM. Nhiều đại biểu cho rằng thời gian gần đây một số chủ đầu tư cho cư dân vào ở khi chưa hoàn thiện hệ thống PCCC là hết sức nguy hiểm, cần phải xứ lý nghiêm.
Theo Đại tá Trần Thanh Châu – Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TPHCM, giải pháp trước mắt điều chỉnh lại một số quy chuẩn, tiêu chuẩn về yêu cầu PCCC đối với một số công trình nhà ở chung cư. Bắt buộc các chung cư cao tầng phải kết nối với Trung tâm báo cháy của Cảnh sát PCCC TPHCM.
Đại tá Châu cho biết, lâu nay đối với tòa nhà cao hơn 23 tầng phải xây dựng lối thoát hiểm và thanh máy dành riêng cho việc cứu nạn và chữa cháy. Tuy nhiên, sắp tới Cảnh sát PCCC sẽ tiếp tục đề xuất đối với công trình chung cư cao trên 100m phải xây dựng các tầng lánh nạn, bãi đỗ trực thăng để phục vụ công tác PCCC.
Video đang HOT
Hiện tại, Bộ Xây dựng và Công an PCCC Hà Nội cũng đang nghiên cứu tiêu chuẩn xây dựng bãi đáp trực thăng cho chung cư cao trên 100m.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), cho biết, do chưa có tiêu chuẩn về bãi đáp trực thăng cho chung cư nên chủ đầu tư phải áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài. Tuy nhiên, việc xây bãi đáp chỉ dùng để cứu nạn, cứu hộ còn việc chữa cháy rất khó khăn.
Đề xuất trang bị máy bay trực thăng chữa cháy
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, cho rằng, Thành phố đã trang bị cho lực lượng PCCC nhiều phương tiện hiện đại để chữa cháy nhà cao tầng, như xe thang chữa cháy về lý thuyết có thể vươn đến tầng 18, nhưng trong thực tế nếu xảy ra cháy thì có thể tầm với sẽ thấp hơn do khó tiếp cận mục tiêu. Vì vậy, ông Châu kiến nghị, để thực hiện tốt công tác PCCC cho các toà nhà cao tầng, nên trang bị máy bay trực thăng chữa cháy cho Sở Cảnh sát PCCC thành phố.
Đặc biệt, Hiệp hội cũng kiến nghị có biện pháp xử lý nghiêm minh, kể cả xử lý bằng pháp luật các trường hợp chủ đầu tư vi phạm nghiêm trọng pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; tự ý đưa dân vào ở tại các tòa nhà chung cư chưa được nghiệm thu, chưa có công trình phòng cháy và chữa cháy, chưa đủ điều kiện đưa vào sử dụng. Đồng thời, kêu gọi các chủ đầu tư thực hiện liêm – chính, với tinh thần thượng tôn pháp luật, chấp hành nghiêm túc các quy định về đầu tư xây dựng trong thực hiện dự án nhà ở, nhà chung cư để xây dựng uy tín, thương hiệu, mang lại cho khách hàng sản phẩm nhà ở có chất lượng, coi chất lượng là danh dự của doanh nghiệp, nhiều tiện ích, thân thiện môi trường, an toàn, đặc biệt là an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Theo L.K
Lao động
TP HCM muốn chung cư cao trên 100 m có bãi đỗ trực thăng
Bãi đỗ trực thăng nhằm phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn đối với toà nhà này.
Tại hội thảo bảo đảm phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại chung cư ngày 14/9, đại tá Trần Thanh Châu - Phó giám đốc Cảnh sát PCCC TP HCM - kiến nghị thành phố cần bổ sung quy định "chung cư, công trình cao trên 100 m phải có bãi đỗ trực thăng" để phục vụ chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. Các chung cư cũng phải xây tầng lánh nạn phòng bất trắc.
Theo đại tá Châu, giai đoạn 2012-2015 thành phố xảy ra 34 vụ cháy chung cư, nhà cao tầng. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng các thiết bị điện không đảm bảo an toàn dẫn đến chạm, chập điện... Ông dẫn chứng những vụ cháy chung cư nguy hiểm như Phạm Phú Thứ (quận Tân Bình), Hoàng Quân (Bình Chánh), Cao Ốc Xanh (quận 9), Viên Ngọc Phương Nam (quận 8)...
Cháy chung cư Hoàng Quân tại Bình Chánh hồi tháng 7. Ảnh: Hải Hiếu
Ông Châu cũng nêu hiện trạng một số chung cư, nhà cao tầng chưa được kiểm tra, nghiệm thu về PCCC nhưng chủ đầu tư để người dân vào sinh sống. Có trường hợp đã xảy ra cháy. "Chủ đầu tư biết rõ quy định các công trình trước khi hoạt động phải được cơ quan chuyên ngành nghiệm thu PCCC nhưng họ cố tình lờ đi", Phó giám đốc Cảnh sát PCCC đánh giá.
Về vấn đề này, Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn cho biết đã hỗ trợ di dời người dân ra khỏi chung cư để kiểm định theo quy định. Mọi chi phí phát sinh gây bất lợi cho người dân chủ đầu tư phải gánh chịu.
Theo ông Tuấn, TP HCM có 1.037 chung cư đang được sử dụng, trong đó có hơn một nửa là các chung cư xây trước năm 2000, không đảm bảo về kỹ thuật cũng như PCCC nên có nguy cơ cháy nổ cao. Từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ tháo dỡ, xây mới ít nhất 50% trong số 474 chung cư cũ xây trước năm 1975.
Trong quy hoạch đến năm 2025, TP HCM không đề cập đến việc mua trực thăng chữa cháy dù cảnh sát PCCC muốn có, do xảy ra nhiều vụ hoả hoạn phức tạp tại các công trình cao tầng.
Theo thông tư của Bộ Công an, các đô thị đặc biệt như TP HCM và Hà Nội khi đã chuẩn bị các điều kiện cần và đủ như trang bị hạ tầng, bộ phận bảo trì, bảo dưỡng, sân bay và phi công... sẽ được trang bị máy bay trực thăng. Tại TP HCM, nếu muốn có trực thăng cứu hộ và chữa cháy nhà cao tầng phải nghiên cứu kỹ và xây dựng phương án tiền khả thi. Trong đó phải tính toán việc trang bị là cần thiết như thế nào để khai thác triệt để, có hiệu quả.
Duy Trần
Theo VNE
Nội thất du thuyền hơn 300 triệu đô của tỷ phú Nga Du thuyền của tỷ phú Nga Andery Melnichenko trị giá hơn 300 triệu USD, được lắp kính chống bom, có bãi đỗ trực thăng và nội thất xa xỉ. Siêu du thuyền Motor Yatch A trị giá 302 triệu USD của tỷ phú Nga Andery Melnichenko, đang đậu trên sông Thames ở London, Anh. Ông Melnichenko sinh năm 1972, sở hữu khối tài...