Chứng cứ Nhà nước Hồi giáo dùng khí độc
- Nhà nước Hồi giáo sử dụng chất độc chlorine chủ yếu để gây sợ hãi.
Chính quyền vùng tự trị người Kurd ở miền Bắc Iraq thông báo đã có bằng chứng cho thấy phiến quân Nhà nước Hồi giáo (tự xưng) sử dụng chất khí chlorine như vũ khí hóa học.
Ngày 23-1, Nhà nước Hồi giáo đã cho nổ một chiếc xe tải gài bom trên con đường chạy từ Mosul đến biên giới Syria ở miền Bắc Iraq. Trên con đường này các tay súng người Kurd đã bố trí các chốt chặn.
Xe bị trúng đạn trước khi tông vào chốt chặn nên không ai thiệt mạng. Tuy nhiên, hàng chục tay súng người Kurd đã bị nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi.
Ngày 14-3 (giờ địa phương), Hội đồng An ninh khu vực người Kurd ở miền Bắc Iraq đã phát thông cáo cho biết sau vụ đánh bom tự sát nêu trên, chính quyền người Kurd đã lấy mẫu đất và quần áo rồi chuyển cho một nước trong liên minh chống Nhà nước Hồi giáo để xét nghiệm.
Quân đội Iraq nã pháo cấp tập vào các tay súng Nhà nước Hồi giáo còn cố thủ trong TP Tikrit hôm 14-3. Ảnh: REUTERS
Một phòng xét nghiệm được Liên minh châu Âu công nhận đã phụ trách phân tích. Kết quả phân tích cho thấy các mẫu có hàm lượng chlorine ở mức sử dụng như vũ khí hóa học.
Thông cáo nhận định sự kiện Nhà nước Hồi giáo sử dụng khí chlorine đã chứng tỏ Nhà nước Hồi giáo bị dồn đến bước đường cùng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thông tin này chưa được thẩm định độc lập. Người phát ngôn Tổ chức Cấm vũ khí hóa học Peter Sawczak tuyên bố: “Chúng tôi chưa nhận được yêu cầu nào từ phía Iraq để điều tra về sử dụng vũ khí hóa học ở Iraq”.
Nhà Trắng tuyên bố chưa thể khẳng định có trường hợp sử dụng chất độc hóa học chlorine ở Iraq nhưng thông tin này rất đáng lưu ý và cần phải kiểm tra chặt chẽ.
Đây không phải lần đầu Iraq nêu vấn đề Nhà nước Hồi giáo sử dụng khí chlorine.
Tháng 10-2014, chính phủ Iraq thông báo Nhà nước Hồi giáo đã sử dụng các ống khí chlorine trong giao tranh ở Balad và Dhuluiya hồi tháng 9-2014. Tại Kobani ở Syria (giáp Thổ Nhĩ Kỳ), nhiều nhân chứng cho biết Nhà nước Hồi giáo cũng đã sử dụng khí chlorine.
Gần đây nhất, hôm 12-3, kênh truyền hình BBC (Anh) đã phát băng video do các sĩ quan Iraq cung cấp cho thấy Nhà nước Hồi giáo sử dụng khí chlorine trong chiến sự ở Tikrit (Iraq).
Trong băng, một toán phá mìn Iraq đã cho nổ một quả bom tự tạo và một đám mây màu vàng bốc lên. BBC nhận xét đây không phải sự kiện mới mà điểm mới ở đây là lần đầu tiên có bằng chứng quả đúng Nhà nước Hồi giáo sử dụng khí chlorine.
BBC dẫn lời chuyên gia Hamish Bretton-Gordon nhận định Nhà nước Hồi giáo sử dụng khí chlorine trước tiên nhằm mục đích đánh vào tâm lý làm cho người dân và các binh sĩ Iraq sợ hãi.
khí gây ngạt chlorine đã từng được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và đã bị cấm sử dụng trong xung đột vũ trang theo Công ước về vũ khí hóa học năm 1997.
Vũ khí có chứa chlorine khi nổ thường phát ra khói màu da cam. Lắp các ống chứa chlorine vào thiết bị gây nổ đặt bên vệ đường là điều rất dễ dàng. Dù vậy, khí chlorine không mạnh và không gây sát thương ngay đối với người hít phải. Tuy nhiên, nếu người hít nhiều thì phổi sẽ bị đốt cháy.
Theo lời các bác sĩ và nhân chứng, những người hít phải chất chlorine trong các vụ tấn công gần đây ở Iraq đã bộc lộ các triệu chứng như nôn mửa, khó thở.
Đầu tháng 3, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua nghị quyết lên án sử dụng khí chlorine như vũ khí hóa học trong xung đột ở Syria nhưng nghị quyết không xác định ai là thủ phạm.
Hãng tin Sputnik (Nga) dẫn lời đại tá về hưu Thổ Nhĩ Kỳ Jelaleddin Yavuz, Phó Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, ghi nhận bản thân chất chlorine không gây nguy hiểm lớn. Ông giải thích muốn phát tán khí chlorine trong giao tranh thì cần phải có phương tiện nhưng Nhà nước Hồi giáo hiện thời chỉ có xe tăng và pháo binh chứ không có máy bay để rải chất độc.
72 tiếng nữa quân đội Iraq sẽ đánh bật các tay súng Nhà nước Hồi giáo và giải phóng TP Tikrit (cách Baghdad 170 km) theo thông báo ngày 14-3 của lực lượng dân quân dòng Shiite ủng hộ quân đội Iraq.
HOÀNG DUY
Theo_PLO
Khám phá các thành phố cổ bị IS phá hủy (3)
Khám phá các thành phố cổ bị IS phá hủy: Dur Sharrukin được vua Sargon của Assyria cho xây làm kinh đô mới bằng nguồn của cải chiếm được.
Nằm ở miền Bắc Iraq, Dur Sharrukin là một trong những thành phố cổ quan trọng nhất của nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại.
Thành phố này được vua Sargon của vương quốc Assyria cho xây dựng làm kinh đô mới vào năm 706 bằng nguồn của cải chiếm được từ nhiều quốc gia lân cận sau những cuộc xâm lược thành công.
Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết cung điện của vua Sargon II cùng rất nhiều nền móng và tường, cho thấy tòa thành trước kia đã được chia ra làm 30 khoảng sân lớn nhỏ, được ngăn cách bằng các bức tường.
Dựa trên các dữ liệu thu thập được, hình ảnh cung điện Dur Sharrukin đã được phục dựng một phần, với cánh cổng nguy nga được trang trí bằng các hình nổi ghép gạch men màu lộng lẫy.
Các chuyên gia cũng tìm thấy ở Dur Sharrukin hàng trăm bức tượng và tranh tường chạm bằng đá rất tinh xảo.
Các tác phầm này thể hiện hình ảnh các vị thần, cảnh thờ cúng hoặc miêu tả về quân đội của nhà vua hay các thành tựu dân sự.
Nổi tiếng nhất trong số đó là những bức tượng Bò có cánh mặt người Lamassi canh gác trước cổng đi vào cung điện của vua.
Nhiều hiện vật quý giá tìm thấy ở Dur Sharrukin đã được quy tụ trong nhà trưng bày được xây dựng trong khu vực khảo cổ.
Tuy nhiên, vào ngày 8/3 vừa qua quân đội của tổ chức nhà nước Hồi giáo IS đã tiến hành phá hủy trên quy mô lớn các di sản văn hóa ở Dur Sharrukin. Đây là một tổn thất to lớn cho kho tàng văn minh của nhân loại.
Theo_Kiến Thức
Lực lượng người Kurd tố cáo IS sử dụng vũ khí hóa học Chính quyền khu bán tự trị người Kurd ở Iraq đang sở hữu những bằng chứng cho thấy tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc tấn công. Một trong những bằng chứng cho thấy IS sử dụng khí clo trong các cuộc tấn công ở miền Bắc Iraq (Ảnh: Breakingnewspak) Trong...