Chung cư Hà Nội đua nhau lập ‘vùng xanh’, ngăn ngừa COVID-19
Nhiều “vùng xanh” đã được lập ra tại các khu chung cư trên địa bàn Hà Nội trong thời gian giãn cách nhằm gia tăng mức độ bảo vệ cư dân trước đại dịch COVID-19.
Để bảo vệ cư dân giữa đại dịch COVID -19 diễn biến phức tạp, nhiều khu chung cư ở Hà Nội đã thiết lập “vùng xanh”, khu vực kiểm soát ra vào trước mỗi tòa nhà.
Bảo vệ “vùng xanh” này là những tổ tự quản an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 do chính khu dân cư, tổ dân phố lập nên.
Chốt kiếm soát xanh – an toàn này đã hoạt động liên tục cả ngày lẫn đêm tại chung cư Viện quốc phòng (phường Xuân La, quận Tây Hồ) để đảm bảo an toàn mùa dịch.
Tổ phòng chống dịch COVID-19 tại đây gồm 22 người thay nhau trực chốt. Mỗi ca kéo dài 3 giờ đồng hồ không quản ngày đêm, mưa nắng. Đại diện tổ công tác cho biết, chốt sẽ kiểm soát người ra vào khu chung cư bằng thẻ cư dân. Nếu không phải là cư dân của chung cư sẽ rất khó ra vào. Trường hợp bắt buộc nhất thiết phải khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang liên tục.
Tổ công tác còn bố trí một bàn riêng để phục vụ việc giao hàng. Trên bàn có sẵn các giỏ đựng hàng hoá. Shipper sẽ đặt hàng vào giỏ, xịt khuẩn rồi rời đi trước khi cư dân của khu chung cư nhận đồ. Phương thức thanh toán sẽ chuyển khoản. Trong trường hợp dùng tiền mặt thì tiền cũng phải được sát khuẩn.
Cán bộ của tổ công tác liên tục nhắc nhở người dân, shipper thực hiện đúng các quy định tại nơi giao, nhận hàng. Chị Trang, một cư dân tại khu chung cư này cho biết: “Việc đi lại, hoạt động giao hàng được kiểm soát rất chặt khiến tôi cảm thấy mình và người thân được bảo vệ, tôi rất ủng hộ mô hình này”.
Video đang HOT
Người giao hàng đang đặt hàng vào giỏ tại khu vực dành riêng cho việc giao nhận hàng.
Rửa tay sát khuẩn trước và sau khi giao nhận hàng hoá.
Tiền cũng được để vào giỏ và xịt khuẩn.
Trong khi đó tại chung cư Element (quận Tây Hồ), tất cả người ra vào đều phải kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế và thực hiện đầy đủ quy tắc 5k. Bảo vệ ở đây cho biết, nếu không phải cư dân (có thẻ cư dân) thì sẽ không thể đi qua chốt “vùng xanh” này.
Bàn khai báo y tế dành cho những người không phải cư dân, chỉ bao gồm công nhân vệ sinh, điện nước, kỹ thuật phục vụ việc vận hành tòa nhà.
Phía cổng sau của chung cư này cũng được thiết lập chốt kiểm soát, ngăn không cho bất cứ ai ra vào.
Rất nhiều chung cư tại khu dân cư Ngoại giao đoàn (quận Tây Hồ) đều thực hiện mô hình chung cư xanh (chung cư an toàn không có dịch). Bảo vệ tại đây cho biết, hiện nay cư dân chỉ được ra ngoài trong 3 trường hợp đó là đi làm, đi cấp cứu và đi chữa bệnh.
Tại chung cư 789 thuộc Bộ Tổng tham mưu – Bộ Quốc phòng (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm), việc triển khai mô hình chung cư xanh diễn ra hết sức nghiêm ngặt.
Đại uý Cao Văn Thành (trái), Phó Giám đốc Ban quản trị tòa nhà, cho biết tại chung cư 789, mức độ an toàn của mô hình chung cư xanh được nâng thêm một cấp nữa. Tức là ngoài những biện pháp an toàn của vùng xanh thì các gia đình tại đây nếu nhận đồ từ bên ngoài gửi vào sẽ phải có giấy cam kết. Nếu vì việc này mà để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tại đây, ngoài việc kiểm soát chặt chẽ người ra vào với đầy đủ các biện pháp an toàn thì hàng hóa gửi vào đây cũng phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Mọi hàng hóa đều phải tập kết trên bàn và được phun khử khuẩn trước khi giao nhận.
Shipper chuyển đồ đến khu chung cư này được bố trí vị trí đảm bảo khoảng cách và phải xịt khuẩn hàng hoá trước khi đặt vào điểm tập kết.
Và cũng không quên rửa tay sát khuẩn.
Người dân Đắk Lắk kéo nhau đi xét nghiệm COVID-19 lấy 'giấy thông hành'
Người dân Đắk Lắk kéo nhau đi xét nghiệm COVID-19 lấy giấy thông hành để đi làm tại các tỉnh, thành phố khác.
Ngày 5/7, bãi giữ xe rộng chừng 40m2 của Bệnh viện TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) dần được lấp đầy bởi dòng người kéo nhau tới làm giấy xét nghiệm COVID-19. Khu vực này cũng được bố trí bàn tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét nghiệm COVID-19.
Sau khi được đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, người dân được hướng dẫn khai báo y tế và ngồi giữ khoảng cách 2m để chờ tới lượt làm thủ tục xét nghiệm. Tuy nhiên, vì lượng người làm xét nghiệm quá đông nên việc giữ khoảng cách gặp phải nhiều khó khăn.
Người dân tập trung đông đúc chờ tới lượt làm xét nghiệm COVID-19.
Ngồi chờ lấy mẫu xét nghiệm, ông Đỗ Văn Tuấn (trú tỉnh Lâm Đồng) lo lắng. Ông cho biết sau khi UBND tỉnh yêu cầu tất cả người đi, về các tỉnh thành phố đang có dịch phải có kết quả xét nghiệm âm tính, ông lập tức đi làm xét nghiệm ngay.
"Để về nhà nhanh, tôi đành chờ đợi làm xét nghiệm, tuy nhiên thời gian chờ quá lâu mà chi phí lại cao, 700.000 đồng/người" , ông Tuấn phàn nàn.
Được biết, nhu cầu làm xét nghiệm COVID-19 bằng hình thức dịch vụ mới xuất hiện tại tỉnh này vào giữa tháng 6. Đại diện bệnh viện cho biết trước đây khoảng hơn 20 người làm xét nghiệm một ngày, số này đa phần là học sinh, sinh viên làm xét nghiệm theo yêu cầu của nhà trường.
Tuy nhiên 2 ngày gần đây, số người làm xét nghiệp tăng đột biến. Một ngày, hàng trăm người đến xét nghiệm và phần lớn là lái xe, người có nhu cầu đi đến các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và TP.HCM.
Ông Phạm Đông Thanh - Giám đốc Cty TNHH vận tải ô tô An Phước (Đắk Lắk) cho biết, để có thể cho xe được thông hành, đơn vị phải cho hàng trăm lái xe và nhân viên phụ xe đi làm xét nghiệm COVID-19. Trong điều kiện dịch bệnh, số lượng khách giảm đi đáng kể khiến việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, việc xét nghiệm COVID-19 cũng phát sinh thêm kinh phí lớn cho doanh nghiệp.
"Đội ngũ lái xe di chuyển nhiều nơi, mỗi ngày tiếp xúc với rất nhiều người nên dù tốn kém kinh phí, chúng tôi vẫn sẽ cho nhân viên được xét nghiệm đầy đủ. Tuy nhiên không tránh khỏi việc họ dễ bị lây nhiễm hoặc Do đó, tôi kiến nghị họ cần được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19" , ông Thanh bày tỏ.
Người dân khai báo y tế và làm thủ tục xét nghiệm COVID-19.
Bà Nguyễn Thị Hoa - Bác sĩ chuyên khoa I, Phó Giám đốc Bệnh viện TP. Buôn Ma Thuột, cho biết nguyên nhân chính khiến lượng người làm xét nghiệm COVID-19 tăng đột biến là do yêu cầu phải có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 của nhiều địa phương.
Bệnh viện phải huy động lực lượng làm xuyên trưa để vừa đảm bảo công việc chuyên môn khám chữa bệnh vừa thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho người dân. Kết quả xét nghiệm nhanh thường trả sau 1 giờ nhưng do lượng người quá đông nên thời gian trả kết quả lâu hơn.
"Dù kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì lực lượng chức năng vẫn khuyến cáo người dân không được chủ quan và phải chấp hành nghiêm quy định 5K phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế" , bác sĩ Hoa nhấn mạnh.
Từ ngày 27/4 đến 16h ngày 5/7, toàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 6 ca mắc COVID-19.
Kiên Giang thực hiện đồng bộ các giải pháp, kiểm soát dịch COVID-19 Kiên Giang tập trung chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp, kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, không để dịch bệnh lây lan. Các em Trường Trung học phổ thông Võ Văn Kiệt (Kiên Giang) thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch COVID-19, rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp. Ảnh tư liệu: Hồng...