Chứng biếng ăn và sự tự ti ở trẻ có liên quan đến nhau?
Trẻ biếng ăn, còi cọc, chậm lớn là nỗi ám ảnh với nhiều bậc phụ huynh. Nhiều người đã quát mắng, gắt gỏng với con mà không biết rằng gầy còm, ốm yếu cũng làm trẻ cảm thấy mệt mỏi, áp lực và tự ti.
Trẻ biếng ăn, còi cọc, chậm lớn là nỗi ám ảnh với nhiều bậc phụ huynh. Các bà mẹ dồn mọi tâm sức vào bữa ăn của con mình, chỉ mong sao con ăn thật nhiều và chóng tăng cân. Không chỉ thế có người còn theo dõi chiều cao và cân nặng của con từng ngày một. Nhưng các chỉ số không thay đổi qua vài tháng khiến họ thất vọng và chán nản. Nhiều người đã quát mắng, gắt gỏng với con mà không biết rằng gầy còm, ốm yếu cũng làm trẻ cảm thấy mệt mỏi, áp lực và tự ti.
Ngại khi đối mặt với bố mẹ
Anh Thịnh (Thanh Xuân, Hà Nội) băn khoăn tại sao gần đây bé nhà anh tỏ ra cáu kỉnh mỗi khi bố mẹ nói chuyện với bé. Anh càng lo lắng và hỏi han nhiều bé càng tỏ ra cự tuyệt, chỉ khóc chứ nhất quyết không chịu nói ra nguyên nhân.
Đem tâm sự này đến chia sẻ với các đồng nghiệp có con nhỏ cùng cơ quan, anh nhận được vô số gợi ý khác nhau về cách nuôi con. Anh Thịnh rối loạn giữa một trời quân sư nhưng thật sự vẫn chưa tìm thấy giải pháp cho trường hợp của riêng mình.
Anh quyết định về nhà nói chuyện nhẹ nhàng hơn nữa với con. Sợ con lại khóc và im lặng anh dùng cách khen ngợi, khuyến khích con “con gái của bố đáng yêu và rất ngoan, nói cho bố nghe vì sao con không thích nói chuyện cùng bố”. Anh hoàn toàn bất ngờ khi con anh còn khóc to hơn, nó nói là anh nói dối. Sau câu chuyện anh mới hiểu ra sự tình. Con anh nghĩ rằng nó là đứa còi cọc, xấu xí lại cứng đầu, bướng bỉnh vì mẹ đã nói như vậy. Anh kể lại với vợ rồi mới vỡ lẽ ra đó là những lời chị quát con lúc bé không chịu ăn. Chị cũng không ngờ rằng lời nói của mình khi nóng giận đã ám ảnh con đến vậy. Vì bị mẹ chê trách mỗi khi biếng ăn, bé cảm thấy tự ti và ngại khi phải đối mặt với bố mẹ.
Video đang HOT
Trẻ biếng ăn cần được quan tâm chứ không phải sự nhiếc móc
Chắc hẳn có nhiều ông bố gặp phải trường hợp như anh Thịnh nhưng không thể phán đoán được nguyên nhân. Con cái gầy gò, ốm yếu khiến bố mẹ rất lo lắng. Thúc ép con ăn nhiều bằng mọi cách không có kết quả dễ dẫn đến bố hoặc mẹ có lời nói quát mắng hoặc chê bai trẻ. Dù vô tình hay cố ý thì hành động này sẽ làm trẻ thêm tự ti, mệt mỏi. Kết quả cuối cùng trẻ đã chán ăn lại càng chán ăn hơn.
Xấu hổ khi tới lớp cùng bạn bè
Dạo gần đây bé Bông, con chị Nga (Hoàng Mai, Hà Nội), không hào hứng mỗi khi đến lớp nữa. Chị cũng không thấy con hát hò và cười đùa vui vẻ như trước đây mỗi khi mẹ đón từ lớp về. Chị thắc mắc với cô giáo thì được biết ở lớp con vẫn học và chơi ngoan, không có biểu hiện gì bất thường cả. Cuối tuần trước, lớp của Bông tổ chức cho các bé đi dã ngoại, chị cũng đi cùng để quan sát con. Lạ là khi cô giáo mời các con tham gia trò chơi kéo co hay thi cướp cờ…con đều từ chối không tham gia. Về nhà chị hỏi mãi bé mới thẽ thọt: “con không cao bằng bạn Mạnh với bạn Hùng, con chơi toàn thua, chẳng được cô giáo tuyên dương, chẳng được vỗ tay…”
Nghe con nói xong mà chị Nga vô cùng ngạc nhiên. Chị không hề nghĩ rằng bé đã để ý đến sự nhận xét của mọi người dành cho mình nhiều đến như vậy. Chị vốn vẫn luôn lo lắng, buồn phiền vì con thấp bé và gầy gò hơn so với các bạn mà không hề biết rằng con cũng cảm thấy tự ti về thể chất của mình.
Biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, còi cọc là hiện tượng khá phổ biến ở nhiểu trẻ. Khi gặp phải tình trạng này nhiều ông bố bà mẹ thường lo lắng thái quá dẫn đến chọn sai cách xử trí. Tỏ ra bực bội, cáu kỉnh và chê bai con hay thúc ép con phải ăn thật nhiều…đều không phải là những giải pháp thông minh. Thay vì thế hãy lắng nghe cảm xúc của con, hãy hỏi xem trẻ thích ăn gì, tích cực thay đổi nhiều loại thực phẩm và đa dạng trong cách chế biến món ăn để kích thích trẻ ăn ngon. Ngoài ra bố mẹ có thể chủ động bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho con như: L-lysin, Taurin, các loại vitamin A, D, B1…từ các sản phẩm uy tín được bào chế dành riêng cho việc hỗ trợ trẻ biếng ăn. Hãy lắng nghe nhu cầu của bé nhiều hơn để lựa chọn được giải pháp đúng đắn khắc phục tình trạng biếng ăn của con, giúp bé yêu khỏe mạnh, tự tin vui chơi và học tập.
(Nguồn: hoathienphu.com.vn)
Theo TTVN
Khoảng 5,3 triệu người Việt mắc bệnh thiếu máu bẩm sinh
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh) rất cao, đặc biệt, gen bệnh này tập trung nhiều nhất ở các dân tộc miền núi. Hiện nay, theo ước tính chưa đầy đủ, trên toàn quốc có khoảng 5,3 triệu người mang gen bệnh thalassemia.
Khám cho bệnh nhân thiếu máu bẩm sinh.Ảnh minh họa.
Giáo sư Nguyễn Anh Trí - Chủ tịch Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam đã cho biết như vậy tại buổi lễ míttinh hưởng ứng Ngày thalassemia thế giới, do Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương và Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam phối hợp tổ chức sáng 8/5, tại Hà Nội.
Nước ta được coi là khu vực có nguy cơ cao với khoảng hơn 5,3 triệu người mang gen bệnh này, trong đó thường xuyên có khoảng hơn 20.000 bệnh nhân nặng cần điều trị nội trú tại các bệnh viện. Mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ sinh ra bị bệnh.
Cũng theo GS Trí, gen bệnh tan máu bẩm sinh ở nước ta thường gặp nhiều nhất ở các dân tộc miền núi. Tại Hà Nội, có khoảng 3-4% người mang gen bệnh.
GS Trí ví, bệnh tan máu bẩm sinh như quả bom nguyên tử đã phát nổ, nhưng rất tiếc chúng ta không nghe được tiếng nổ đó. Và hiện, bệnh này đang len lỏi khắp các dân tộc trên đất nước Việt Nam, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, giống nòi của cả một dân tộc.
Dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh tan máu bẩm sinh đó là thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt; da vàng, sau đó đen dần và thâm; gan to lên; cơ thể bắt đầu méo mó; chân, tay khèo...
TS Lưu Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế) cho hay, ước tính chi phí điều trị cho một bệnh nhân thalassemia thể nặng đến năm 30 tuổi là khoảng 3 tỷ đồng. Những người mắc bệnh vừa tốn kém chi phí cho điều trị lại bị giảm khả năng lao động và sinh hoạt. Vì vậy, theo tiến sỹ Hồng, hơn lúc nào hết, công tác quản lý bệnh nhân và phòng bệnh đang là vấn đề cấp thiết đối với toàn xã hội, nhằm giảm tỷ lệ sinh ra những trẻ mang gen và mắc bệnh tan máu bẩm sinh.
Theo các chuyên gia về huyết học và truyền máu, nếu không thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu bệnh thalassemia thì chất lượng dân số sẽ bị ảnh hưởng. Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với những người mắc bệnh thalassemia là họ phải chữa trị cả đời với chi phí rất lớn.
Bệnh tan máu bẩm sinh là căn bệnh di truyền qua gen làm hồng cầu vỡ. Người bệnh liên tục bị thiếu máu, do đó, cả đời phải truyền máu vì hồng cầu chỉ sống được một thời gian ngắn.
Khi hồng cầu vỡ tạo ra ứ sắt và tích tụ ở toàn bộ cơ thể. Từ đó làm tổn thương đến các bộ phận khác của cơ thể bị như: thận, tuyến giáp, các tuyến nội tiết, bộ xương...khiến bệnh nhân còi cọc, xương dễ gãy, méo mó, mũi tẹt, mặt to, chân, tay bị khèo... Nếu không phát hiện sớm, bệnh nhân sẽ bị suy tim, suy gan, chậm phát triển về thể chất, không có khả năng sinh con...
Theo các chuyên gia y tế, không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tan máu bẩm sinh vì đây là một bệnh mang gen di truyền. Khi bị mắc bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh nhân sẽ phải điều trị suốt đời.
Theo Vnmedia
Hơn 5 triệu người Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh Bệnh tan máu bẩm sinh thường để lại di chứng như còi cọc, xương dễ gãy, méo mó, mũi tẹt, chân, tay khèo... Theo GS.TS Nguyễn Anh Trí, Chủ tịch Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam, trên thế giới có khoảng 7% dân số mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Căn bệnh này phổ biến, mang tính toàn cầu, nhiều nước,...